TRANG CHỦ / Du lịch Huế / [2022] Kinh nghiệm vãn cảnh tại chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế

[2022] Kinh nghiệm vãn cảnh tại chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế

Tác giả: Giang Phạm
2.011 Lượt xem Theo dõi Dulich3mien trên
huyền không sơn thượng
Nguồn: noodlet287

Chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế là một ngôi chùa thuộc hệ phái Nam Tông với lối kiến trúc nằm gọn trong thung lũng, xung quanh là núi cao và rừng thông bạt ngàn. Ngôi chùa nằm ẩn trong núi sâu, tránh xa khói bụi của thành phố nên vô cùng yên tĩnh. 

Chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế dù nằm trong địa thế khó đi nhưng không phải vì thế mà ngăn cản nhiều du khách tới đây tham quan. Hãy cùng bài viết tìm hiểu về địa điểm này nhé. 

Giới thiệu chùa Huyền Không Sơn Thượng 

Lịch sử hình thành và xây dựng chùa 

Năm 1976, Ngài Viên Minh – Tổng thư ký chùa Ký Viên đề cử thượng tọa Giới Đức làm chức vụ trụ trì chùa Huyền Không. Tuy nhiên tới năm 1978, chùa được xây dựng tại thôn Nhan Biều, xã Hương Hồ sau khi dời từ Hải Vân – Lăng Cô, lúc này trụ trì Giới Đức đã đề xuất khởi công xây dựng chùa Huyền Không Sơn Thượng. Ngài đã tận dụng địa thế thiên nhiên nên đã hướng thiết kế chùa mang phong cách hòa hợp với không gian nơi đây. 

chùa huyền không sơn thượng
Toàn cảnh ngôi chùa – Nguồn: @patrickk.kasper

Chùa Huyền Không Sơn Thượng vào năm 1988 tiếp tục được trùng tu và mở rộng lên đến 50ha để trồng rừng. Khoảng 1 năm sau đó, nơi này tiếp tục sửa chữa và cải tạo. Đến năm 1992, sau hơn 10 năm làm trụ trì, thượng tọa Giới Đức trao chức vụ trụ trì cho đại đức Pháp Tông và lùi vào núi Hòn Vượn ở ẩn tu hành. Sư Pháp Tông sau khi nhận được chức trụ trì vẫn giữ gìn kiến trúc như ban đầu. Trải qua hơn 30 năm, lúc đầu chỉ là vùng núi hoang sơ cùng đất trống đồi trọc, hiện tại ngôi chùa là địa điểm dành cho các Phật tử và du khách mong muốn tìm một địa điểm yên bình. 

Địa chỉ chùa Huyền Không Sơn Thượng ở đâu? 

Ngôi chùa nằm ở thôn Chầm, phường Hương Hồ, thị xã Hương Hà, tỉnh Thừa Thiên Huế, bao quanh là rừng thông Vạn Tùng Sơn và các dãy núi hùng vĩ nên có không gian trong lành nhẹ nhàng. 

Di chuyển đến Chùa Huyền Không Sơn Thượng như thế nào? 

Ngôi chùa cách Kinh Thành Huế hơn 11km về phía Tây. Du khách có thể tham khảo cung đường dưới đây để tiện di chuyển hơn: 

Từ Kinh Thành Huế, du khách đi đường Lê Duẩn => đường Kim Long => đường Nguyễn Phúc Nguyên => đường Văn Thánh => đường Chầm => lúc này du khách chạy xe khoảng 250m, nhìn sang bên phải có tấm biển chỉ đường tới chùa. Lúc này, du khách cần đi thêm 3km sẽ thấy được chùa. 

Kiến trúc chùa Huyền Không Sơn Thượng

Khuôn viên của chùa có gì khác biệt?

Bởi vì ngôi chùa nằm bao quanh thiên nhiên nên nhìn tổng quan như một bức tranh thủy mặc vây. Tới đây du khách có thể cảm nhận được không khí trong lành, những tiếng côn trùng kêu râm ran, tiếng chim hót rộn ràng nhẹ nhàng.

huyền không sơn thượng huế
Ngôi chùa nhìn từ trên cao – Nguồn: gao_perfume

Khuôn viên của chùa Huyền Không Sơn Thượng có rất nhiều tiểu cảnh, trong đó phải kể đến như:
Vườn cỏ đá: Có diện tích lên tới 500m2 và nhiều đá xám, cỏ xanh. Là khu vực nhà sư sử dụng vào mục đích luyện tập võ nghệ, đàm đạo và ngâm thơ.
Ngũ Hồ: Là 5 hồ nước lớn ở bên trong chùa bao gồm: hồ Thủy Nguyệt Đàm, Sơn Ảnh Hồ, Vọng Oa Đàm và hai con hồ còn lại nằm rải rác trong khuôn viên. 

  • Hồ lớn đầu tiên là Thủy Nguyệt Đàm (Hàm Nguyệt Trì) là cái hồ lớn đầu tiên du khách sẽ thấy ngay khi mới đi vào khuôn viên của chùa Huyền Không Sơn Thượng được nuôi rất nhiều cá và trồng hoa súng ở trên. Cứ đến giữa tháng 9 hoặc cuối năm, hoa súng nở rộ, màu tím thơ mộng cùng màu hồng khiến con hồ mang một vẻ đẹp thơ mộng hơn. 
  • Hồ thứ hai có tên là Sơn Ảnh Hồ, sở dĩ có cái tên như vậy vì hồ luôn soi được bóng núi phía đằng xa, ngoài ra trên hồ còn có chiếc cầu đơn sơ. 
  • Hồ thứ ba là hồ Vọng Oa Đàm, cách một đồi thông, gần hồ có những chiếc bàn cho du khách tham quan dừng lại nghỉ chân. 
chùa huyền không sơn thượng ở huế
Nguồn: @iamtony9x

Thư Pháp Đình: Là một cụm ngôi nhà thủy tạ có năm mái được sử dụng với mục đích trưng bày thư pháp cùng các câu thơ thay đổi theo mùa. Đây là khu vực mà các Tăng Ni, Phật Tử thường xuyên tìm tới để thưởng ngoạn cảnh đẹp và làm thơ. Bởi vì nằm đối diện đồi thông, để tới được khu vực này thì du khách cần đi qua cây cầu bằng tre Giải Kiều Trần. 

Chánh điện chùa Huyền Không Sơn Thượng 

Để vào được khu vực chánh điện, du khách cần phải đi qua cổng Phương Thảo Địa thì mới tới được đây. Chánh điện chùa còn được gọi là chùa ngoài, chỉ với căn nhà nhỏ giản dị với mái ngói màu gụ. Đi vào bên trong, nhìn tổng quan có thể thấy rõ nét lối kiến trúc Việt Cổ trên hàng cột gỗ, tường, vách và bệ thờ. 

giới thiệu chùa huyền không sơn thượng
Khu chính điện – Nguồn: @noodlet287

Nhìn tổng quan chánh điện chùa Huyền Không Sơn Thượng, màu sắc chủ đạo giữ được nét mộc mạc, nguyên thủy, không hề sơn hay phết màu. Nhờ sự đơn sơ như vậy nên lối kiến trúc chánh điện mang đậm nét dáng dấp Huế. Sau khi đi qua cổng, chính giữa chánh điện sẽ thờ Phật Thích Ca, hai bên là Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên và các vị Thánh Tăng. Sau lưng tượng là bức thư pháp lớn và hai bình hoa. 

Nghinh Lương Đình chùa Huyền Không Sơn Thượng 

Nghinh Lương Đình được sử dụng cho du khách từ nơi xa tới dừng chân nghỉ ngơi, thưởng thức trà và đàm đạo. Nhìn sơ qua thì khu vực này khá khang trang nhưng nguyên liệu chỉ là ngói móc và gỗ tạp mà thôi. Nghinh Lương Đình có không gian ba mặt trống, xung quanh trồng nhiều chậu hoa sứ, hoa lan, hoa đại hàng có tuổi đời lên đến trăm năm. Ngoài ra, bên trong cũng trưng bày nhiều thư pháp Việt – Hán với bức tranh hội hoa, tranh tượng, ảnh về thiên nhiên vô cùng đặc sắc. 

huyền không sơn thượng 6
Nguồn: phatgiao.org

Tĩnh Trai Đường chùa Huyền Không Sơn Thượng

Tĩnh Trai Đường là khu vực phía đằng sau chùa, là khu vực được dùng với mục đích nấu nướng. Tĩnh Trai Đường có diện tích khoảng 120m2, xây dựng theo phong cách những ngôi nhà liền kề nhau. Mỗi khi có những dịp lớn như Phật Đản, Vu Lan,… thì ngôi chùa vẫn đáp ứng được hàng trăm Phật tử khắp nơi đến tham dự lễ. 

Nhà khách chùa Huyền Không Sơn Thượng 

Nhà khách được sử dụng với mục đích làm nơi dừng chân dành cho du khách. Ngoài ra, các tăng ni, Phật tử cũng nghỉ ngơi, gặp gỡ đàm đạo tại đây. Tại đây được thiết kế trong không gian mở, công trình chủ yếu bằng ngói, gỗ tạo, có bàn và thảm sạch sẽ dành cho những người sạch sẽ. 

huyền không sơn thượng 7
Khu nhà khách – Nguồn: @gao_perfume

Thanh Tâm Viên chùa Huyền Không Sơn Thượng 

Thanh Tâm Viên là khu vực cây cầu đi tới sân trước tòa Phật điện. Trên cây cầu bắc qua chiếc ao sen nhỏ, bên dưới ao có những bông hoa súng tím ngát, một mặt hồ yên bình không gợn sóng. Sau khi đi qua cầu sẽ tới sân trước tòa Phật điện, du khách sẽ thấy những giỏ hoa phong lan đầy đủ sắc màu rực rỡ, quý hiếm tỏa sáng tại chùa Huyền Không Sơn Thượng. Ngoài ra, chiếc cây sứ, thiên tuế,.. hay đến cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi xòe ra những tán lá rậm rạp che nắng mưa cho khoảng sân và lối đi màu nâu đỏ. Đặc biệt, du khách có thể nghỉ chân tại bàn ghế gần đó, hưởng thụ sự yên ả nơi của Phật. 

huyền không sơn thượng 8
Thanh Tâm Viên – Nguồn: @khoapham312

Lưu ý khi đi chùa Huyền Không Sơn Thượng

  • Chùa là nơi linh thiêng nên du khách cần chọn trang phục lịch sự, kín đáo.
  • Không được có bất kỳ hành động nào phá hoại, gây hại cho công trình, cảnh quan và không gian chùa. 
  • Không được làm ồn hay gây tiếng động nào lớn gây ảnh hưởng tới việc tu hành của nhà sư. 
  • Lúc hành lễ hay ngay tại khu vực hành lễ nên tắt máy điện thoại, không nghe hay ảnh hưởng. 
  • Chùa chùa Huyền Không Sơn Thượng sẽ có một số khu vực không được hoặc hạn chế người vào thăm, du khách nên đọc kỹ nội quy chùa
  • Nếu du khách mong muốn đóng góp công đức cho chùa thì hãy bỏ trực tiếp vào hòm, không được đưa trực tiếp các sư Thầy và Tăng Ni dưới mọi hình thức. 
  • Chùa bao quanh bởi rừng, cây cối nên khá khó tìm. Du khách cần lên lịch trình, tham khảo cung đường đi trước để tránh những trường hợp không đáng có. 

Bên cạnh chùa Thiên Mụ, lăng Khải Định, phu Văn Lâu, lăng Tự Đức, hồ Khe Ngang,… thì chùa chính là điểm dừng chân lý tưởng cho hành trình khám phá mảnh đất Thừa Thiên Huế của du khách. Đặc biệt, chùa Huyền Không Sơn Thượng đẹp nhất là khi buổi chiều muộn, những ánh nắng cuối ngày nhẹ nhàng mất dần báo hiệu một ngày sắp kết thúc. Chúc du khách có chuyến đi vui vẻ.

Có thể bạn sẽ thích

Địa điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam

footer dulich3mien

Dulich3mien là địa chỉ cung cấp thông tin về các điểm đến du lịch phổ biến, văn hóa, ẩm thực và lễ hội tại 63 tỉnh thành trên khắp Việt Nam. Chúng mình mong muốn chia sẻ cho những kinh nghiệm, cẩm nang cùng các thông tin hữu ích giúp cho hành trình khám phá dải đất hình chữ S của du khách trở nên thú vị hơn.

LIKE & SHARE

© Copyright 2022, All Rights Reserved | Dulich3mien