Chùa Bà Bình Dương không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh quen thuộc của người dân phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một mà đây còn là điểm du lịch nổi tiếng với du khách thập phương. Ngôi chùa sở hữu đường nét thiết kế bay bổng cùng tông màu đỏ rực rỡ nên càng thêm phần nổi bật. Ngoài đường sơn nền đỏ tại các chi tiết kiến trúc thì hệ thống lòng đèn đỏ cùng khiến ngôi chùa càng nổi bật và thể hiện được hơi hướng thiết kế đậm chất Trung Hoa vốn có.
Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương là nơi thờ nữ thần Thiên Hậu Khánh Mẫu được người Việt gốc hoa xây dựng và gìn giữ từ năm 1923 đến nay. Có lẽ bởi vậy ngoài hệ thống đèn lòng đỏ, các chi tiết trang trí hình rồng đắp nổi màu vàng tươi sáng bạn còn có thể dễ dàng bắt gặp hệ thống câu đối đỏ, chữ hán,… Hãy cùng Du Lịch 3 Miền chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngôi chùa đẹp này trong nội dung dưới đây.
Giới thiệu về chùa Bà Bình Dương
Theo lời kể của người dân địa phương thì chùa ngôi chùa này trước đây là một ngôi chùa nhỏ được dựng cạnh rạch Chủ Hiếu. Năm 1923 sau khi chùa bị tàn phá nghiêm trọng thì bốn Bang người Hoa tại đây (người Hoa đến từ Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông và Hẹ) mới cùng nhau xây dựng lại chùa Bà ở Bình Dương như ngày nay.
Có rất nhiều truyền thuyết kể về Thiên Hậu Khánh Mẫu nhưng phổ biến và được lưu truyền rộng rãi hơn cả là câu chuyện về người con gái tên Lâm Mị Châu sống tại Phúc Kiến dưới thời vua Tống Kiến Long. Truyền thuyết kể rằng Lâm Mị Châu vốn là con gái của một ngư phủ sống tại Phúc Kiến, từ khi mới sinh ra trên người đã tỏa ra mùi hương thơm ngát và ánh hào quang rực rỡ.
Một lần cha và hai anh trai ra khơi đánh cá chẳng may gặp ngày biển động khi đó Lâm Mị Châu đang ngồi dệt lụa nhưng dường như linh cảm được chuyện chẳng lành đã dơ hai tay ra như đang cứu ai đó, khi đó mẹ của Lâm Mị Châu hết sức kinh hãi dùng mọi cách để lay bà tỉnh. Đến khi tỉnh lại bà nói “Chỉ cứu được hai anh trai, cha đã mất”.
Người dân trong vùng nghe chuyện thì đem lòng tín ngưỡng nên mỗi lần ra biển đều đến xin bà phù hộ, lâu dần tạo thành một tín ngưỡng. Năm 27 tuổi sau khi bà mất thì lập miếu thờ và được vua Tống sắc phong là Thiên Hậu Thánh Mẫu.
Chùa Bà Bình Dương ở đâu?
Địa chỉ chùa Bà Bình Dương
Chùa hiện được đặt tại số 04, đường Nguyễn Du, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Chùa còn có nhiều tên gọi khác như: Miếu Bà Thiên Hậu, Thiên Hậu Cung,… Đây cũng là điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh quen thuộc của người Việt gốc Hoa sinh sống tại tỉnh Bình Dương và nhiều tỉnh lân cận khác.
Mặt khác nhờ lối thiết kế độc đáo mà chùa Bà Thủ Dầu Một cũng là điểm thăm quan được nhiều du khách đánh giá cao và là một trong những Di tích văn hóa quan trọng của tỉnh Bình Dương nhờ nét đẹp tựa chùa chiền của xứ Tây Tạng xa xôi.
Hướng dẫn đường đi chùa Bà Bình Dương
Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương nằm cách trung tâm thành phố Sài Gòn khoảng 25km nên việc di chuyển đến đây cũng tương đối dễ dàng. Bạn có thể tham khảo 1 trong 2 cung đường dưới đây:
- Cung đường số 1: Từ trung tâm Sài Gòn → đường Trường Chinh – xa lộ Hà Nội → đường Lê Văn Khương → đường Hà Duy Phiên (TL9) → đường Cách Mạng Tháng 8 (Thủ Dầu Một) → đường Nguyễn Du → chùa Bà Bình Dương.
- Cung đường số 2: trung tâm thành phố Hồ Chí Minh → đường Trường Chinh → xa lộ Hà Nội → đường Tô Ngọc Vân → đường Hà Huy Giáp → đường Cách Mạng Tháng 8 (Thủ Dầu Một) → đường Nguyễn Du (Yamaha Hoàng Long) → chùa Bà Thủ Dầu Một.
Nếu di chuyển bằng phương tiện công cộng thì du khách sẽ cần khoảng 3h30 – 3h40p di chuyển bằng xe buýt (2 lần chuyển xe). Bạn có thể tham khảo 1 trong 4 lộ trình di chuyển bằng xe buýt dưới đây
- Lộ trình 1: Trung tâm thành phố → xe số 91 → xe số 36 → xe số 78 → xe số 58 → đi bộ khoảng 3km đến chùa (điểm xuống số 1875 tỉnh lộ 8, Củ Chi.
- Lộ trình 2: Trung tâm Sài Gòn → xe số 91 → xe số 33 hoặc 60-45 → xe số 58 → đi bộ thêm 3km để tới chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương.
- Lộ trình 3: Trung tâm thành phố → xe số 93 → xe số 104 → xe số 122 → xe số 126 → đi bộ khoảng 2km để đến chùa.
- Lộ trình 4: Trung tâm Sài Gòn → xe số 91 → xe số 61-3 → xe số 58 → đi bộ thêm khoảng 3km để tới chùa.
Khám phá kiến trúc chùa Bà Bình Dương
Chùa Bà không chỉ nổi tiếng linh thiêng mà còn hấp dẫn du khách thập phương bởi kiến trúc độc đáo với ba dãy nhà chính gồm: Chánh Điện, hành lang Đông và hành lang Tây. Toàn bộ các chi tiết trang trí đều bật lên được vẻ đẹp mang đậm bản sắc của người Hoa gốc Việt với lồng đèn đỏ treo khắp không gian.
Ngay từ cổng vào du khách đã bị choáng ngợp bởi không gian uy nghi, rộng lớn của chùa Bà Thiên Thủ Dầu Một với cổng tam quan rộng lớn được sơn màu đỏ rực rỡ, biển tên màu vàng (chữ quốc ngữ và hán ngữ) được sơn màu vàng lại càng thêm phần nổi bật. Phần mái màu xanh với nhiều chi tiết đuôi rồng, lưỡng long chầu nguyệt được đắp nổi vô cùng sinh động và bắt mắt.
Chánh điện chùa Bà Bình Dương
Chánh điện là nơi thờ Thánh Mẫu với thiết kế 8 mái hai tầng màu xanh được trang trí chi tiết lưỡng long chầu nguyệt nổi bật, trước điện có biển đỏ chữ vàng được đề bằng chữ Hán. Trước điện là lư hương và bậc tam cấp, hai bên được chạm nổi tiết rồng uốn lượn vô cùng sống động.
Cùng với đó là nhiều chữ hán chạy dọc khắp hàng làng với “Hữu Thông”, “Sự chí Công lý”, “Dĩ lễ, Thủ chánh”, “Quảng nội”,… tất cả đều được thiết kế theo phong cách sơn son thếp vàng.
Tông màu chủ đạo của chùa
Ngay từ cổng vào cho đến điện thờ chính du khách có thể dễ dàng nhận thấy màu sắc chủ đạo của chùa Bà Thiên Hậu Thủ Dầu Một gồm đỏ tươi, xanh lá nhạt và tông ghi đá. Cùng với đó là hàng loạt lồng đèn đỏ hoặc ngũ sắc rực rỡ mang tới khung cảnh rực rỡ, trang nghiêm và vô cùng linh thiêng.
Tượng Bà Thiên Hậu tại chùa
Tượng được đặt tại chính điện, Bà Thiên Hậu mang áo vàng, phía sau là bình phong được chạm khắc rồng bay phượng múa, xen lẫn là chi tiết hoa cúc trên nền gỗ đỏ đầy sống động. Ngoài tượng gỗ có kích thước nhỏ được thờ phụng từ năm 1923 phía sau có một tượng lớn. Bước chân vào chánh điện du khách có thể dễ dàng cảm nhận được không khí linh thiêng, trang nghiêm của chùa.
Kinh nghiệm khám phá khu du lịch Đại Nam cập nhật 2023
Tham dự lễ hội Chùa Bà Bình Dương
Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương cũng là một trong những lễ hội văn hóa lớn của tỉnh được tổ chức thường niên vào ngày rằm tháng giêng với nhiều nghi thức trang nghiêm đặc sắc. Đó cũng là lý do thu hút hàng nghìn du khách ghé thăm chùa hay hành hương mỗi năm.
Những hoạt động thú vị mà bạn có thể tham dự khi đến chùa Bà Thủ Dầu Một: Lễ rước tượng, múa lân, rước kiệu Bà và tiên đồng ngọc nữ do người thật hóa trang. Đặc biệt, lễ hội chùa Bà Bình Dương không có nghi thức đọc sớ hoặc tế thần như phong tục của người Việt cũng không quá khắt khe về quy định tế lễ mà tập trung vào lòng thành là chính.
Ngày 14/01 Âm lịch hàng năm chính là ngày “Thỉnh Lộc Bà” đến đây bạn sẽ được quan sát những cây nhang lớn, lồng đèn phất giấy tượng trưng cho một năm mới hanh thông, tươi sáng và nhiều may mắn cho gia đình. Ngày 15/01 Âm lịch sẽ diễn ra lễ rước kiệu Bà tại chùa Bà Bình Dương với sự tham gia của nhiều du khách khắp nơi đổ về hành hương, cúng lễ, cầu phúc, cầu lộc cho năm mới.
Dẫn đầu đoàn rước là biển đỏ đề “Thiên Hậu Xuất Du”, tiếp sau là Kim Mao Sư, sau đó là kiệu bà với 8 người khiêng. Trong đó, 4 người đi đầu là đại diện của 4 bang người Hoa. Đặc biệt, vào những năm hội lớn đoàn rước có thể có thêm bát tiên đi cùng (2 tiên bà, 6 tiên ông) cùng đoàn múa rồng giúp không khí càng thêm sôi động.
Cuối tuần giải tỏa sức nóng tại khu du lịch Thủy Châu
Lưu ý khi tham quan chùa Bà Bình Dương
Theo kinh nghiệm thăm quan ngôi chùa này của Du Lịch 3 Miền thi du khách cần lưu ý một số điểm sau:
- Đây là địa điểm du lịch văn hóa tâm linh nên du khách cần ăn mặc kín đáo, trang nhã khi đến thăm quan và hành hương tại chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương.
- Nên chọn dép lê thay vì giày bởi khi vào điện bạn sẽ phải bỏ giày dép ngoài cửa.
- Vào ngày hội “Thỉnh Vía Bà” chùa sẽ rất đông người qua lại, do đó để đảm bảo an toàn cũng như giá cả phải chẳng thì du khách nên tìm bãi đỗ xe tại khu vực Ngã 6, cũng như nên chuẩn bị đồ cúng trước tránh tình trạng bị “chém giá”.
Mong rằng những kinh nghiệm du lịch chùa Bà Bình Dương mà chúng mình vừa cung cấp sẽ giúp du khách và gia đình có một chuyến đi đáng nhớ. Ngoài ra, bạn cũng có thể dành thời gian khám phá một số địa điểm vui chơi gần đó như: Chợ đêm Bạch Đằng, hoa viên Bạch Đằng, công viên Bờ Kè Bạch Đằng, phố đi bộ Bạch Đằng. Đừng quên theo dõi Du Lịch 3 Miền để cập nhanh chóng nhiều thông tin du lịch hấp dẫn khác.
Nhiều người thường đến chùa Bà để cầu tài lộc, danh vọng.
Đây là nơi thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, một vị nữ thần quan trọng trong tín ngưỡng của người Trung Hoa.