TRANG CHỦ / Du lịch Hà Nội / 1 ngày khám phá Thủ đô tại bốt hàng Đậu và các địa điểm xung quanh

1 ngày khám phá Thủ đô tại bốt hàng Đậu và các địa điểm xung quanh

Tác giả: Nguyễn Quý
1.711 Lượt xem Theo dõi Dulich3mien trên
bốt hàng đậu
Ảnh: @yenkhuong11

Bốt hàng Đậu có tuổi đời hơn 130 năm, đây là một trong những công trình kiến trúc thời Pháp thuộc lâu đời nhất ở Hà Nội hiện nay, được xây dựng trước cả cầu Long Biên. Công trình hùng vĩ không kém gì đấu trường La Mã này nằm trên con phố cùng tên, từng một thời là nguồn cấp nước ngọt sinh hoạt cho người dân thủ đô. Nét kiến trúc độc đáo của nơi này chính là điểm nhấn thu hút nhiều người đến check-in, đặc biệt là vào dịp những cây lộc vừng xung quanh bắt đầu thay lá đỏ rực cả một góc trời.

Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, thủ đô Hà Nội là nơi tập trung rất nhiều công trình được xây từ thời Pháp thuộc, mang đậm phong cách kiến trúc phương Tây hoa mỹ. Ngoài những cái tên quen thuộc như cầu Long Biên, nhà hát lớn, bưu điện Hà Nội, … còn có một công trình lâu đời được xây cách đây gần 130 năm – tháp nước hàng Đậu. Không được quảng cáo du lịch nhiều như địa điểm khác, nơi đây vẫn có nét ấn tượng riêng thu hút nhiều người đến tham quan, chụp ảnh.

Đôi nét về bốt hàng Đậu

Bốt hàng Đậu nằm ở đâu?

Thuộc phạm vi quận Hoàn Kiếm, tháp nước hàng Đậu nằm ở trên con đường cùng tên, giữa điểm giao nhau với các phố Hàng Cót, Phan Đình Phùng, Hàng Than,… Vì vị trí thuận lợi nên bạn có thể đến đây một cách dễ dàng bằng nhiều phương tiện khác nhau, thuận tiện cho việc kết hợp địa chỉ này vào lịch trình khám phá thủ đô.

tháp nước hàng đậu
Ảnh: Redsvn

Bạn có thể ghé thăm Đền Quán Thánh và khu di tích lịch sử Ba Đình, quảng trường, Lăng Bác, nhà sàn, Bảo tàng Hồ Chí Minh và Chùa Một Cột. Bốt hàng Đậu còn nằm không xa một số điểm du lịch khác tại trung tâm Hà Nội như: Đền Bạch Mã, Ô Quan Chưởng hay khu phố cổ, hồ Hoàn Kiếm, Đền Ngọc Sơn, v.v.

Lịch sử bốt hàng Đậu

Trước là tháp chứa nước ngọt, cái tên Bốt hàng Đậu là do vào thời Pháp thuốc, nơi đây có đặt bốt trông coi lớn.

Ở Hà Nội vào khoảng năm 1984, dịch bệnh hoành hành đã đe dọa cuộc sống của cư dân, nghiêm trọng đến mức ngay cả Tổng trú sứ Paul Bert cũng mắc bệnh mà qua đời. Tình hình yêu cầu sự ra đời của ủy ban nước sạch, loại bỏ việc sử dụng các nguồn nước từ tự nhiên như ao, hồ, giếng hay sông, nước mưa… của người Việt. Các nhà máy nước được khẩn trương xây dựng, và tháp nước hàng Đậu ra đời với nhiệm vụ cung cấp nước ngọt. Bởi kiến trúc lớn và từng được binh lính Pháp canh giữ, nhiều người dân tưởng đây là lô cốt nên mới đặt cho nó cái tên Bốt hàng Đậu.

bốt hàng đậu xưa
Bốt khi xưa – Ảnh: Báo Vnexpress

Trong khi đó, quân thực dân lại gọi đây là Đài Đầu vì tháp nằm ở đoạn đầu thành phố, thuận tiện để rót thẳng nước vào khu vực đóng quân trong thành Thăng Long. Tháp nước bốt hàng Đậu còn phân phối nước đều đặn về các khu phố giữa Thủ đô, được điều khiển và khống chế bởi các van hãm lớn. Khu vực trong thành hay ở đâu có nhiều người Pháp ở thì van chẳng khi nào đóng, còn đường nước về khu người Việt thì luôn bị hạn chế. 

Khám phá bốt hàng Đậu

Kiến trúc độc đáo của tháp nước hàng Đậu

Bốt có hình trụ tròn với đường kính khoảng 19m, tường cao hơn 20m và nếu tính cả nóc là 25m, mái hình chóp nón lợp tôn trên đỉnh là cột thu lôi. Toà nhà được chia làm 3 tầng với tổng cộng 54 ô cửa nhỏ tạo hình như lỗ châu mai, tuy nhiên 17 cái ở tầng 1 đã bị bít lại để tránh tình trạng có người vứt rác vào trong. Có tổng dung tích là 2500m3, bốt hàng Đậu cao lớn và kiên cố như một chiếc pháo đài, có thể so sánh với lô cốt hay đấu trường La Mã cổ đại.

bốt nước hàng đậu
Kiến trúc bốt với 3 tầng – Ảnh: Báo Người lao động

Công trình này nằm giữa phố xá nên để đảm bảo mỹ quan, tránh cảm giác nặng nề của đá hộc, người thiết kế đã thêm thắt nhiều chi tiết trang trí mềm mại. Vừa nhìn bạn có thể ngay lập thấy được các vòm cửa trổ hình vòng cung, các đường diềm phân tầng nối thành một dải bao quanh, cột đỡ đắp nổi,… Tầng 1 bốt hàng Đậu còn có một cổng ra vào, phần diềm được tạo hình nổi các khấc nối, mái vòm cong thay thế cho đường phân tầng. Tháp nước hàng Đậu đến giờ vẫn cơ bản giữ được nguyên trạng về kết cấu, kiến trúc, hệ thống đường ống dẫn và đài nước khổng lồ phía bên trong.

kiến trúc bốt hàng đậu
Kiến trúc vẫn giữ nguyên như ngày xưa – Ảnh: Sưu tầm

Bốt hàng Đậu – Địa điểm Check in yêu thích

Như phần lớn các kiến trúc từ thời Pháp thuộc của Hà Nội, Bốt sở hữu nét đẹp cổ điển và uy nghi ấn tượng, là background hoàn hảo cho một bức ảnh đẹp. Vậy nên dù là vào bất cứ mùa nào trong năm, cũng không khó để bắt gặp cảnh những nhóm người tụm năm tụm ba, đang tạo dáng và chụp ảnh tại bốt hàng Đậu. Đặc biệt, đám đông sẽ càng trở nên nhộn nhịp vào dịp cuối tháng 3, mùa thay lá của hàng cây hoa lộc vừng ở trước tháp nước. Những sắc vàng đỏ rực rỡ khiến cho không gian dường như sống lại, tạo nên nét nhấn nhá ấn tượng trên nền trắng xám của Bốt hàng Đậu.

chụp ảnh tại bốt hàng đậu
Đây là một địa điểm check in được yêu thích – Ảnh: @viphuonglinhdan

Khung cảnh lãng mạn như cảnh phim Hàn Quốc này là nguồn cảm hứng cho nhiều nhiếp ảnh gia, người yêu thích chụp ảnh và những bạn trẻ thích sống ảo. Nếu muốn có ảnh đẹp thì bạn nên chọn ngày đi sớm, vì giai đoạn thay lá chỉ kéo dài khoảng 2 tuần, sau đó các mầm non xanh tươi sẽ mọc lên thay thế. Tháp nước hàng Đậu khi về đêm cũng có nét đẹp riêng, trầm lắng hơn ban ngày do không còn ánh nắng vàng. Những chiếc đèn đường, các biển hiệu cùng dòng xe đi trên phố hắt lên những bức tường đá của công trình những mảng màu tối, tạo nên cảm giác huyền bí khó tả.

bốt hàng đậu ở đâu
Bốt đẹp nhất khi mùa Thu về – Ảnh: @sayychii

>> Khám phá các địa điểm check in cổ kính khác tại Thủ đô:

Trải nghiệm Food tour quanh bốt hàng Đậu

Cách Bốt chỉ khoảng 5 phút đi bộ, chợ Đồng Xuân cũng là một điểm du lịch ẩm thực mà bạn không thể bỏ qua. Hẻm ăn uống ở đây chỉ dài chưa tới 200m những tràn ngập hàng chục hàng quán, bán đủ loại món ăn với hương vị dân dã đầy hấp dẫn. Bạn có thể thử những món nước như hủ tiếu, bún ốc, phở, hoặc các loại đồ ăn đường phố độc đáo như cháo sườn, bánh tôm, bánh rán mặn, bánh bột lọc hay chè, … Giá các món cũng đều khá rẻ, bạn hoàn toàn có thể ăn no căng bụng để thư giãn sau khoảng thời gian du lịch, khám phá bốt hàng Đậu đầy thú vị nhưng mệt mỏi, đặc biệt giá cả đồ ăn ở đây khá rẻ, chỉ tốn chưa đến 100.000 đồng, bạn đã có thể được thưởng thức đủ loại đặc sản đa dạng.

Gần tháp nước hàng Đậu còn có hàng loạt các quán ăn vô cùng hấp dẫn, nổi tiếng với các món lẩu, nướng và đặc biệt là bún cá. Nếu có dịp đến Hà Nội và ghé thăm bốt hàng Đậu bạn nhất định không nên bỏ qua cơ hội thưởng thức món ăn này ở 42 phố hàng Đậu. Chỉ với 35.000 đồng, bạn sẽ có ngay cho mình một bát bún cá đầy ngập tới tận miệng, vô cùng đẹp mắt với những miếng cá rán to nhỏ vàng ruộm. Thịt ngọt hòa quyện cùng với nước dùng đậm đà, sợi bún bùi dai và hành xanh tươi mát, tạo nên một hương vị khiến bạn đã ăn là khó có thể ngừng được.


Bốt hàng Đậu là một trong những công trình thời Pháp thuộc cổ nhất tại Hà Nội, đến nay vẫn còn giữ nguyên được kiến trúc, kết cấu hệ thống cấp nước bên trong. Trải qua năm tháng và nhiều lần suýt bị phá dỡ, công trình này hiện đã trở thành một điểm đến check-in được nhiều người yêu thích, đặc biệt là dịp đầu năm mùa cây lộc vừng thay lá. Tuy không còn giữ nhiệm vụ chứa và cấp nước như xưa, tháp hàng Đậu vẫn là một chứng nhân lịch sử lâu đời, đã cùng thủ đô trải qua nhiều sự kiện quan trọng.

Có thể bạn sẽ thích

Địa điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam

footer dulich3mien

Dulich3mien là địa chỉ cung cấp thông tin về các điểm đến du lịch phổ biến, văn hóa, ẩm thực và lễ hội tại 63 tỉnh thành trên khắp Việt Nam. Chúng mình mong muốn chia sẻ cho những kinh nghiệm, cẩm nang cùng các thông tin hữu ích giúp cho hành trình khám phá dải đất hình chữ S của du khách trở nên thú vị hơn.

LIKE & SHARE

© Copyright 2022, All Rights Reserved | Dulich3mien