Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã nằm giữa hồ Truồi trên đỉnh Bạch Mã tựa sơn hướng thủy đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh. Không chỉ là địa điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh hay vãn cảnh tịnh tâm mà thiền viên có là địa điểm lý tưởng để thưởng thức nhiều món ăn chay hấp dẫn.
Ngay từ những bước chân đầu tiên tới Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã ở Huế du khách sẽ cảm nhận được mùi hương trầm phảng phất trong gió, cùng với không gian yên bình đã khiến bao du khách say đắm. Xa xa là tiếng chuông chùa ngân vàng tất cả tạo nên một khung cảnh thanh tĩnh giúp du khách rũ bỏ mọi mệt mỏi trong cuộc sống.
Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã ở đâu?
Thiền viện nằm giữa lòng hồ Truồi, ngự trên núi Linh Sơn thuộc xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là ngôi thiền viện đầu tiên tại miền Trung, thuộc Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Tôn sư Thượng Thanh Hạ Từ – người đầu tiên sáng lập.
Đường đi đến thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã như thế nào?
Thiền viện cách Kinh Thành Huế khoảng hơn 40km, để đi con đường ngắn nhất tới chùa thì du khách tham khảo chi tiết các bước dưới đây:
- Đi 30km trên đường Quốc Lộ 1 về phía Nam.
- Đến địa phận Truồi, đến cầu Truồi thì rẽ phải đi thêm 10km.
- Sau đó, men theo dòng sông là đến đập Truồi
- Vượt hết dốc bên lưng đồi là thấy ngay Thiền Viện cách chân đập 500m, lúc này du khách cần đi đò mới sang được chùa.
Cách đi Thiền Viện Trúc Lâm Huế bằng đò
- Giá vé đi đò là 20.000 VNĐ/người, thêm chi phí bảo điểm là 2.000VNĐ/người. Nếu thuê trọn thuyền sẽ là 240.000 VNĐ. Khi lên thuyền, hãy sử dụng áo phao đầy đủ và đúng cách để hành trình được suôn sẻ nhé.
- Giá vé vào cửa Thiền Viện Trúc Lâm Huế: miễn phí
Khám phá kiến trúc Thiền Viện Trúc Lâm Huế
Chùa có độ cao lên tới 1450m, vì vậy để tới cổng Tam Quan của chùa thì phải đi qua 172 bậc tam cấp bằng đá. Trong quá trình đó, du khách được chiêm ngưỡng cảnh quan và các công trình lân cận, càng lên cao càng cảm nhận được sự yên tĩnh, nhẹ nhàng tại không gian nơi đây.
Cổng Tam Quan
Cổng Tam Quan tại Thiền Viện Trúc Lâm ở Huế gồm 3 cổng lần lượt là 1 cổng chính và 2 cổng phụ. Cổng chính dành cho bậc quận vương, cổng phụ bên phải dành cho quan văn, cổng phụ bên trái dành cho quan võ. Trước đây, theo tín ngưỡng người dân muốn trở thành quan văn hay võ thì chọn 2 cổng hai bên và đi vào đó, còn nếu đi cổng chính thì bị coi là phạm thượng. Sau khi đi qua cổng Tam Quan, ngay sân trước cửa điện Đại Hùng có tháp chuông và tháp trống. Tiếng chuông hòa cùng tiếng trống giữa núi rừng yên tĩnh khiến âm thanh hòa vào không gian đại ngàn.
Các khu vực bên trong
Thiền Viện Trúc Lâm Huế chia thành 3 khu vực chính: Ngoại viện, Tăng viện và Ni Viện. Trong đó Ngoại viện được coi là điện thờ chính, thờ Đức Phật ngồi dưới gốc cây bồ đề, phía sau là khu vực thờ Tổ sư Đạt Ma. Tăng viện là khu vực của Phật tử và nam tu sĩ. Ni viện là khu vực của nữ tu sĩ và Phật tử nữ giới.
- Điện thờ chính được gọi là điện Đại Hùng có lối kiến trúc làm hoàn toàn bằng gỗ, cửa gỗ bên trên chấn song con tiện, cửa bức bàn cao nửa mét ngăn giữa hành lang và trong nhà. Đây là một nét độc đáo, tinh tế của người Việt xưa, với ý nghĩa khi khách đến thì từ tốn không xông thẳng vào nhà mà nhẹ nhàng cẩn thận bước vào.
- Đặc biệt nếu du khách tới Thiền Viện Trúc Lâm ở Huế thì không thể bỏ qua bức tượng thờ Phật Thích ca tọa thiền trên ngọn đồi. Bức tượng Phật cao 24m, nặng 1.500 và được làm hoàn toàn bằng đá. Xung quanh bức tượng là những bức tranh tái hiện lại cuộc đời của Phật từ lúc sinh ra đến khi Niết bàn (trạng thái hoàn toàn thanh tịnh, không dục vọng, sáng suốt). Mỗi bức tranh đều thể hiện được sự gian nan trong hành trình cứu chúng sinh khỏi bể khổ.
- Ngoài ra, du khách cũng có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh hồ Truồi ở trên cao. Vào những thời điểm sáng sớm hay ngày sương mù dày đặc, hồ truồi như một bức tranh huyền bí.
“Có thể bạn quan tâm! Các ngôi chùa nổi tiếng khác của Huế: Chùa Thiên Mụ, chùa Từ Hiếu, chùa Từ Đàm,…”
Hoạt động tại chùa Thiền Viện Trúc Lâm Huế
Khi đến Thiền viện, ngoài thăm thú quang cảnh nơi đây, du khách cũng có thể tham gia các hoạt động của chùa như pháp đàm, ngọ trai, kinh hành, vấn đáp,.. vừa khám phá vừa tiếp thu được giá trị tâm linh tại chùa.
Hoạt động sinh hoạt khóa tu tại Thiền Viện Trúc Lâm ở Huế diễn ra theo khung giờ dưới đây:
- 3:00 sáng thức dậy ngồi thiền 2 tiếng
- 6:00 tập trung ăn sáng, tham gia lao động tại chùa
- 12:00 nghỉ ngơi ăn trưa (nghỉ trưa 1 tiếng)
- Buổi chiều học Phật Lý và tụng kinh
- Tối thiền 1,5 giờ đến 22 giờ đi ngủ.
“Đọc thêm về địa điểm du lịch nổi tiếng ở gần Chùa: Vườn quốc gia Bạch Mã“
Ngoài ra, du khách cũng có thể tìm hiểu cội nguồn của đạo Phật qua những tư liệu như hình ảnh, hình vẽ, thông tin được khắc chạm, in lồng trên tường tại các thiền đường. Không gian thanh tịnh và xanh mát của Thiền Viện Trúc Lâm Huế khiến nhiều du khách tới một lần mà lưu luyến mãi không quên, ngoài ra du khách cũng có thể cảm nhận không gian như vậy tại chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế.