TRANG CHỦ / Du lịch Phú Thọ / Trẩy lễ hội Đền Hùng Phú Thọ dịp đầu năm cùng Dulich3mien [2023]

Trẩy lễ hội Đền Hùng Phú Thọ dịp đầu năm cùng Dulich3mien [2023]

Tác giả: Nguyễn Quý
1.444 Lượt xem Theo dõi Dulich3mien trên
lễ hội đền hùng
Ảnh: Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch

Đền Hùng Phú Thọ không đơn thuần chỉ là một điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng mà còn là một địa danh gắn liền với nhiều nét đẹp truyền thống của dân tộc. Được xây dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, đền vừa là nơi thờ tự tưởng nhớ công ơn dựng nước của các Vua Hùng vừa thể hiện tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” của người Việt. Nơi đây thu hút người dân địa phương cùng du khách gần xa nhất vào dịp lễ hội Đền Hùng hay còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương vào mùng 10 tháng 3 Âm lịch. Cùng tìm hiểu về ngôi đền này qua bài viết dưới đây!

Nếu du khách đang muốn du lịch Đền Hùng và trải nghiệm không khí một trong những lễ hội lớn nhất trong năm của người Việt thì đừng bỏ lỡ những chia sẻ và kinh nghiệm quý báu dưới đây của Du Lịch 3 Miền.

Khám phá lễ hội Đền Hùng Phú Thọ

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là một trong những ngày lễ lớn quan trọng trong văn hóa và tín ngưỡng của người Việt. Điều này được thể hiện rõ ràng qua câu ca dao: 

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba”.

Lễ hội Đền Hùng ở Phú Thọ sẽ gồm 2 phần chính: Phần lễ, phần hội. Phần Lễ gồm các nghi thức dâng hương – hoa – lễ vật của các đoàn đại biểu Đảng, Chính Phủ, tỉnh thành phố tại đền Thượng. Phần hội gồm các trò chơi dân gian, hoạt động văn hóa truyền thống hấp dẫn: bắn nỏ, đấu vặt, thi gói – nấu bánh chưng, thi kéo lửa thổi cơm, kịch nói, hát chèo,… vô cùng đặc sắc.

Giới thiệu về nguồn gốc lễ hội Đền Hùng

đền hùng phú thọ nhìn từ trên cao
Đền khi chụp từ trên cao – Ảnh: Sưu tầm

Lễ hội bắt nguồn từ lễ hội truyền thống của các làng Cổ Tích, làng Trẹo và làng Vi tại tỉnh Phú Thọ nhằm tưởng nhớ công ơn dựng nước của 18 vị vua Hùng. Sau này được nhiều người đón nhận và quan tâm, lễ Đền Hùng Phú Thọ đã trở thành Quốc lễ của Việt Nam. Đây là dịp để lớp lớp người Việt ghi nhớ công đức của các thế hệ ông cha đi trước, để càng thấm nhuần hơn truyền thống uống nước nhớ nguồn cao đẹp của dân tộc ta.

Lễ hội Đền Hùng diễn ra vào lúc nào?

Lễ Giổ Tổ thường được tổ chức vào ngày mùng 1 – 10/03 Âm lịch, trong đó ngày 10/03 là ngày Chính hội với nhiều hoạt động quan trọng, thu hút du khách gần xa đổ về đây để cầu nguyện, khám phá.

Lễ hội Đền Hùng diễn ra như thế nào?

Không chỉ là dịp bày tỏ lòng biết ơn vua Hùng đã có công dựng nước mà lễ Giỗ Tổ cũng chính là dịp mỗi người càng thêm hiểu và thấm nhuần hơn truyền thống đạo đức tốt đẹp của người Việt: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn.

Như đã nói ở trên lễ hội này sẽ gồm 2 phần với nhiều nghi thức trang nghiêm và hoạt động vui chơi hấp dẫn. Cụ thể:

Phần lễ của lễ hội Đền Hùng gồm những hoạt động gì?

lễ hội đền hùng phú thọ 2022
Nghi lễ rước kiệu – Ảnh: Vietnamplus

Từ mùng 01 – 05/3 Âm lịch

  • Lễ dâng hương của các huyện, thành, thị gần Đền thờ vua Hùng.

Mùng 06/3 Âm lịch

  • Lễ Giỗ đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ.

Mùng 07/3 Âm lịch

  • Lễ rước kiệu về Đền Hùng Phú Thọ do các xã, phường, thị trấn vùng ven di tích.

Mùng 10/3 Âm lịch (ngày 29/4/2023):

  • Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng ngày 10/3 Âm lịch và Lễ dâng hoa tại Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ Đại đoàn quân tiên phong”.
  • Lễ dâng hương tại các di tích thờ Hùng Vương và các danh nhân, danh tướng thời Hùng Vương trên địa bàn tỉnh.

Phần Hội lễ hội đền Hùng có những hoạt động gì?

lễ hội đền hùng diễn ra như thế nào
Ảnh: Báo điện tử Chính phủ

Bao gồm các hoạt động hội truyền thống, được tổ chức ở quy mô phù hợp, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh COVID-19, gồm:

Từ mùng 01/3 Âm lịch

  • Trưng bày chuyên đề “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương – Hội tụ và lan tỏa” tại Bảo tàng Hùng Vương, khu di tích Đền Hùng
  • Trưng bày tư liệu tại Bảo tàng Hùng Vương, thành phố Việt Trì
  • Trưng bày sách, báo, tư liệu tại Thư viện tỉnh; chiếu phim phục vụ nhân dân

Mùng 03/3 Âm lịch: 

  • Lễ đón Bằng công nhận Lễ hội cướp bông ném chài Đền Vân Luông, phường Vân Phú là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Mùng 06/3 Âm lịch lễ hội Đền Hùng có những trò chơi gì?

  • Đánh trống đồng, đâm đuống tại khu vực nhà Công Quán – Khu Di tích lịch sử Đền Hùng
  • Trình diễn Hát Xoan làng cổ
  • Trình diễn múa rối nước

Mùng 07/3 Âm lịch:

  • Biểu diễn nghệ thuật phục vụ các tour du lịch

Mùng 08/3 Âm lịch:

  • Hội thi gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy tỉnh Phú Thọ
lễ hội đền hùng có những trò chơi gì
Hội thi gói bánh trưng – Ảnh: Toquocvn

Mùng 09/3 Âm lịch lễ hội đền thờ vua Hùng:

  • Lễ hội truyền thống đình Hùng Lô và Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia và Bằng công nhận Khu du lịch cấp tỉnh
  • Giải Bơi chải trên Hồ công viên Văn Lang
  • Tổ chức bắn pháo hoa tầm cao 15 phút tại hồ Công viên Văn Lang lúc 21h

Nhìn chung lễ hội Giỗ Tổ hàng năm đều sẽ có những hoạt động này. Tuy nhiên, có thể thay đổi một chút về mặt thời gian, quy cách tham gia giữa các năm.

Chuẩn bị gì khi lễ hội Đền Hùng Phú Thọ?

Tham dự lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương du khách cần chuẩn bị lễ vật đúng theo tín ngưỡng phồn thực gồm “Nường – Nỏ – Cối – Chày – Chưng – Dày”. Đây là những lễ vật mang ý nghĩa của sự sinh sôi nảy nở, không ngừng lớn mạnh, trong đó bánh chưng tượng trưng cho cha Rồng và bánh dày đại diện cho mẹ Tiên. Cha Rồng mẹ Tiên và truyền thuyết trăm trứng chính là khởi nguồn cho dân tộc Lạc Việt sau này. 

Ngoài những lễ vật trên du khách cũng có thể chuẩn bị thêm một vài món khác cho mâm lễ dâng vua Hùng: xôi, oản, gà trống thiến luộc, thịt bò, thiệt dê, thịt heo đen, rượu trắng, hoa quả tươi,… 

phần lễ của lễ hội đền hùng
Người dân chuẩn bị đồ lễ khi ghé thăm đền – Ảnh: Báo Vnexpress

Với những du khách ở xa không có điều kiện ghé thăm Đền Hùng Phú Thọ để dâng mâm lễ thì có thể chuẩn bị mâm cúng chay hoặc cúng mặn tại nhà tùy theo khả năng của bản thân. Các món cơ bản cần phải có: Bánh chưng, bánh dày và cơm tẻ. Bởi vua Hùng cũng là người đầu tiên chỉ dân cấy lúa. Đặc biệt, thay vì chuẩn bị 6 bát cơm thì mâm cúng Giỗ Tổ Hùng Vương sẽ đặt 4 bát cơm ở 4 góc mâm tượng trưng cho trời đất, nơi mà con người dù ở cõi âm hay cõi dương thì đều tồn tại trong đó.

Các điểm tham quan tại Đền Hùng Phú Thọ

Một số địa điểm nổi bật mà du khách nên ghé tham quan trong chuyến đi của mình gồm:

Cổng chính Đền Hùng

cổng đền hùng phú thọ
Tương truyền cây cổng được xây dựng từ năm Khải Định thứ 2 – Ảnh: Hoàng Văn Khang

Cổng đền được xây dựng từ năm 1917 (năm Khải Định thứ 2) theo kiểu vòm uốn với 2 tầng 8 mái và sở hữu chiều cao 8,5m. Tầng dưới có 1 của vòm lớn, hai bên tả hữu là hai bức phù điêu đắp nổi võ sĩ, người canh giữa đến. Mái giữa được trang trí bằng chi tiết lưỡng long chầu nguyệt, 2 bên là hai vọng ghê quay đầu về phía cổng giữa. Chính giữa có đề 4 chữ Hán Nôm “Cao Sơn Cảnh Hạnh” tạm dịch là Đức lớn như núi cao.

Khu vực Đền Hạ Đền Hùng

Tương truyền rằng khu đất dựng đền Hạ tại núi Nghĩa Lĩnh chính là nơi Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con – chính là nguồn gốc của đồng bào ta. Trong đó có giếng Mắt Rồng tại Đền Hùng Phú Thọ được coi là dấu tích nơi Mẹ ấp trứng vẫn còn được giữ nguyên vẹn phía sau điện thờ. 

đền hạ đền hùng phú thọ
Khu vực đền Hạ – Ảnh: Sac Bui Nguyen

Đền Hạ được xây dựng trong khoảng thế kỷ 17 – 18 theo kiến trúc chữ nhị “二” gồm hai phần là tiền bái, hậu cung. Mỗi phần là một căn nhà ba gian có kèo cầu suốt, bay gối đầu kèo nên mái đền sau thường dài hơn mái đến trước. Phía trước sân đền có đắp 1 cặp ngựa voi đứng canh hai bên, mái lớp kiểu mũi lớn và phần đỉnh được trang trí bằng chi tiết đắp nổi lưỡng long chầu nguyệt.

Khu vực chùa Thiên Quang Đền Hùng Phú Thọ

chùa thiên quang đền hùng
Tham quan chùa Thiên Quang cạnh đền Hạ – Ảnh: Sac Bui Nguyen

Cách đền Hạ không xa là chùa Thiên Quang được xây dựng theo kiến trúc “Nội công ngoại quốc” gồm: tiền đường – 5 gian, thiêu hương – 2 gian, tam bảo – 3 gian và phía xâu là nhà tổ. Trước chùa có đặt cây Thiên Tuế từng là nơi bác Hồ nói chuyện với các chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong trước khi về tiếp quản Hà Nội. Trong chùa có một quả chuông được đúc từ thời Hậu Lê với phần chữ khác nổi “Đại Việt quốc, Sơn Tây dạo Lâm Thao phủ, Sơn Vi huyện, Hy Cương xã, Cổ Tích thôn cư phụng”.

Khu vực Đền Trung Đền Hùng (Hùng Vương Tổ Miếu)

đền trung đền hùng
Khu vực đền Trung – Ảnh: Sưu tầm

Đền Trung còn có tên gọi khác là Hùng Vương Tổ Miếu, tương truyền rằng khu đất xây đền từng là nơi vua cùng các lạc tướng, lạc hầu du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và bàn việc nước. Địa điểm thuộc quần thể Đền Hùng Phú Thọ này cũng là nơi vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu – người làm ra bánh chưng, bánh dày. Đến Trung được xây theo kiểu chữ nhất “一”, căn nhà 3 gian rộng 3m7 dài 7m2 không cột kèo với mái hiện cao 1m8, đỉnh mái được trang trí bằng chi tiết hình rồng đầy sống động. Phía trước có 3 cửa, hai bên có hai cột tháo được trang trí tinh xảo, khắc câu đối bằng chữ Nôm, trước sân đền là lư hương lớn bằng đồng.

Khu vực Đền Thượng Đền Hùng Phú Thọ

Đền được đặt trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh (núi Hùng). Tương truyền rằng khi xưa khu đất này là nơi vua Hùng thực hiện tín ngưỡng thờ trời đất, thờ thần lúa mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhà nhà no đủ. Đền cũng là nơi vua hùng Vương thứ 6 làm lễ cúng cầu người tài giúp nước đánh tan giặc Ân, sau khi thánh Gióng đặc tan giặc Ân cũng từ đỉnh núi Nghĩa Lĩnh mà bay về trời. 

đền thượng đền hùng phú thọ
Tham quan đền Thượng – Ảnh: Viet Thanh Duong

Địa điểm tại Đền Hùng này có cổng vào được thiết kế theo lối kiến trúc tam quan với 1 cổng chính, 2 cổng phụ. Hai bên cổng chính có bức phù điêu đắp nổi hai vị tướng dũng mạnh là người canh giữ đền. Chính giữa cổng có 4 chữ hán “Kính Thiên Lĩnh Điện” tạm dịch là Điện cầu trời. Trong khuôn viên đền thượng còn có nhiều di vật, di tích lịch sử quý giá như: đại tự đề “Việt Nam Triệu Tổ”, cột Đá Thề do vua Thục Phán để lại rộng 0,3m và cao 1m3.

Khu vực lăng Hùng Vương

lăng hùng vương tại khu di tích đền hùng
Tương truyền đây là lăng của vua Hùng đời thứ VI – Ảnh: Postum travel

Lăng Hùng Vương nằm ở khu vực phía Đông của đền Thượng được thiết kế theo dáng “đầu đội sơn, chân đạp thủy” mặt quay về hướng Đông Nam. Theo tương truyền thì đây là nơi yên nghỉ của vua Hùng thứ 6, trước đó chỉ là mộ đất nhỏ sau này đến năm 1870 được tôn tạo lại, năm 1922 được vua Khải Định trùng tu lại thêm một lần nữa. Phần mái của lăng vua Hùng tại Đền Hùng Phú Thọ được đắp kiểu ngói ống và cổ diêm, xung quanh có kỳ lân và tướng đá bao quanh, ba mặt lăng đều có đề “Hùng Vương Lăng”. Mộ phần bên trong được xây kiểu chữ nhật dài 1m3, rộng 1m8, cao 1m và có mái mui luyện.

Khu vực đền giếng Ngọc Tỉnh

Đây là nơi thờ công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa, hai người có công dạy dân trồng lúa nước và trị thủy nên được dân chúng lập đền thờ phụng muôn đời. Tương truyền rằng Giếng Ngọc tại Đền thờ vua Hùng Phú Thọ là nơi hai người thường dừng lại soi gương, vấn tóc mỗi dịp heo cha đi kinh lý qua vùng này. Giếng cổ được dựng mái vòng, lợp ngói vảy, đỉnh mái được trang trí theo kiểu mũi hài đặc trưng.

đền giếng đền hùng
Khu vực giếng Ngọc Tỉnh – Ảnh: Viet Thanh Duong

Cổng đền Giếng Đền Hùng được xây dựng từ thế kỷ 18 theo thiết kế cổng vòm với 2 tầng 8, hai bên cổng đắp nổi hai chú nghê chầu, giữa cổng có đề “ Trung Sơn Tiểu Thất” hai bên có câu đối bằng chữ Hán và hai võ sinh đắp nổi hai bên đầy uy nghiêm.

Khu vực đền Tổ mẫu Âu Cơ

Đền Tổ Mẫu Âu Cơ được xây từ năm 2001 và chính thức hoàn thành vào tháng 12/2004 trên đỉnh núi Ốc Sơn (tên gọi khác núi Vặn). Đền Mẫu Cơ Đền Hùng Phú Thọ này được xây dựng theo kiến trúc truyền thống với cột, xà, hoành bằng gỗ lim, mãi mũi hài lợp ngói vảy rồng với tổng diện tích 137m2 gồm đền chính, nhà Tả – Hữu Vũ, nhà Bia, Tứ Trụ, cổng Tam Quan,…

đền tổ mẫu âu cơ tại đền hùng phú thọ
Đền mẫu Âu Cơ đền Hùng – Ảnh: Wikipedia

Trong đền đặt tượng Mẹ Âu Cơ và hai vị Lạc tướng, hầu Tướng. Để lên được đền Tổ mẫu Âu Cơ trong khu di tích Đền Hùng Phú Thọ du khách phải băng qua 553 bậc thang đá Hải Lựu.

Khu vực bảo tàng Hùng Vương

Bảo tàng tại khu di tích lịch sử Đền Hùng Phú Thọ được xây dựng năm 1996 và được khánh thành đúng ngày khai hội Đền Hùng năm 2003 với hơn 4000 hiện vật, trong đó có gần 700 hiện vật gốc, 162 bức hoành phi, 4 bức tranh gốm, 5 bức tranh sơn mài, 5 hộp hình, 9 bức gò đồng,…

bảo tàng hùng vương tại đền hùng
Bảo tàng Hùng Vương – Ảnh: Việt Quang Trần

Bảo tàng được trưng bày theo 03 chủ đề chính:

  • Trưng bày những hiện vật liên quan đến giai đoạn văn hóa vua Hùng Vương với nhiều hiện vật được khai quật trên mảnh đất Phú Thọ.
  • Tái hiện lại chi tiết quá trình xây dựng và hình thành khu di tích Đền Hùng Phú Thọ cũng như ý thức xây dựng và đóng góp từ người dân cả nước.
  • Tình cảm của người dân cả nước với các vua Hùng.

Địa chỉ Đền Hùng ở đâu?

Quần thể đền được xây dựng trên núi Nghĩa Lĩnh hay còn có tên gọi khác là núi Hùng thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Theo lịch sử thì nơi đây trước kia nằm giữa hai dòng sông tạo thành 2 hào nước tự nhiên khổng lồ giúp vua Hùng thuận thế đánh giặc, xây dựng bờ cõi. Hơn nữa, xung quanh núi non trùng đẹp, ao hồ nhiều, đất đai phì nhiêu thuận tiện cho quá trình sản xuất nông nghiệp, cũng tiện rút lui nếu có tranh chấp với các bộ lạc.

đền hùng ở đâu
Ảnh: Thanh Local Guide

Việc di chuyển từ Hà Nội đến Đền Hùng Phú Thọ tương đối đơn giản. Có khá nhiều phương tiện mà bạn có thể lựa chọn để tới đây, ví dụ như:

  • Phương tiện cá nhân: Tham khảo lộ trình chi tiết tại đây!
  • Tàu hỏa: Du khách có thể lựa chọn 2 tuyến tàu có điểm dừng tại ga Việt Trì như SP3 hoặc YB3. Từ ga, bạn tiếp tục bắt taxi, xe ôm hoặc đi tuyến xe bus số 19 để đi đến Đền Hùng.
  • Xe khách: Hiện tại Bến xe Mỹ Đình đang có rất nhiều tuyến xe khai thác lộ trình Hà Nội – Việt Trì. Bạn có thể lựa chọn các xe khác có điểm dừng gần đền với mức giá vé tham khảo từ 120.000đ – 150.000đ.

Tại khu di tích Đền Hùng sẽ cung cấp dịch vụ xe điện đưa đón du khách di chuyển từ cổng đến các điểm thăm quan khác nhau với giá thành tương đối hợp lý.

Kinh nghiệm tham quan Đền Hùng 

Ngoài dịp Giỗ Tổ Hùng Vương thì đến quần thể đền vào những thời điểm khác trong năm cũng là một trải nghiệm mà du khách nên thử. Do đó, đừng bỏ lỡ những kinh nghiệm du lịch Đền Hùng được chia sẻ từ người dân bản địa sau:

Thời gian lý tưởng để thăm quan đền

phong cảnh đền hùng
Ảnh: Cường Tử Tế

Thời gian lý tưởng nhất để du lịch Đền thờ vua Hùng Phú Thọ là khoảng thời gian từ Mùng 01 – Mùng 10 Tháng 3 Âm lịch (thời gian diễn ra các hoạt động mừng lễ Giỗ Tổ). Hoặc khoảng tháng 4 – tháng 9 hàng năm bởi lúc này thời tiết Phú Thọ khá đẹp, không mưa nên rất phù hợp với hoạt động thăm quan vui chơi ngoài trời của du khách.

Gợi ý lịch trình du lịch Đền Hùng Phú Thọ

Du khách thăm quan, viếng lễ đền có thể tham khảo 03 lộ trình dưới đây của Du Lịch 3 Miền:

  • Lộ trình thứ nhất: Bắt đầu thắp hương đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân → đền thờ Tổ Mẫu Âu cơ → Đền thờ các Vua Hùng “đi từ cổng lên đền → đền Hạ → chùa Thiên Quang → đền Trung → đền Thượng → xuống giếng Cổ → xuống đền Giếng” → các điểm tham quan khác → kết thúc hành trình.
  • Lộ trình thứ hai: Bắt đầu thắp hương đền thờ đền thờ Tổ Mẫu Âu cơ → Đền thờ các Vua Hùng “đi từ cổng lên đền → đền Hạ → chùa Thiên Quang → đền Trung → đền Thượng → xuống giếng Cổ → xuống đền Giếng” → các điểm tham quan khác → đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân → kết thúc hành trình.
  • Lộ trình tham quan Đền Hùng Phú Thọ thứ ba: Đi từ cổng trung tâm lễ hội → Đền thờ các Vua Hùng “đi từ cổng lên đền → đền Hạ → chùa Thiên Quang → đền Trung → đền Thượng → xuống giếng Cổ → xuống đền Giếng” → đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ → các điểm tham quan khác → đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân → kết thúc hành trình.

Đặc sản Đền Hùng nên thử khi ghé thăm du lịch?

Ghé thăm Đền cũng là một dịp tuyệt vời để du khách thưởng thức những món ngon, ẩm thực Phú Thọ nổi tiếng. Những món ăn mà bạn nên thử phải kể đến như:

Ăn thử bánh tai Phú Thọ

đặc sản ở đền hùng phú thọ
Đặc sản bánh tai Phú Thọ – Ảnh: Sưu tầm

Sở dĩ gọi là bánh tai bởi bánh khi hoàn thành có hình dáng gần giống cai tai, vỏ bánh được làm từ gạo tẻ, nhân bánh là thịt heo. Nguyên liệu đơn giản, cách chế biến cũng chẳng cầu kỳ nên bánh tai chính là thứ quà ăn sáng quen thuộc của người dân Phú Thọ. Quán bánh tai ngon nhất là quầy hàng nhỏ ven đường, chẳng bàn ghế chẳng biển hiệu nhưng bánh lúc nào cũng nóng hổi, deo thơm, ngọt béo như dần tan trong miệng đầy hấp dẫn.

Thưởng thức thịt chua Thanh Sơn khi ghé đền Hùng

Món ngon gắn liền với câu ca dao “lạ lùng rêu đá, đậm đà thịt chua”. Món thịt chua nhìn qua giống nem chạo của người miền Bắc, lại giống tré của miền trung nhưng khi ăn lại toát lên hương vị chua, mềm, cay nồng đặc trưng. Khi ăn du khách có thể cảm nhận rõ vị thính đã lên men, đặc biệt ngon hơn ăn cùng lá sung, lá mơ, lá ổi, lá đinh lăng và rất thích hợp làm món nhậu.

Ăn thử Cọ Ỏm khi du lịch Đền Hùng Phú Thọ

đặc sản đền hùng
Đặc sản Cọ Ỏm Phú Thọ – Ảnh: Báo Dân Việt

Món ngon của vùng đất Phú Thọ chỉ xuất hiện vào tháng 9 này đòi hỏi sự khéo léo và kiên trì của người nấu. Bởi lửa lớn sẽ khiến món cọ chàng chát hơn và khó ăn, ngược lại việc “ỏm” với lửa nhỏ trong nhiều giờ lại giúp cọ bớt bát, tới khi thịt quả mềm  thì lấy ra ăn ngọt bùi chẳng gì sánh bằng. Chính bởi cách chế biến cầu kỳ là vậy nên cọ thường được làm đồ hầm cùng cá ăn vừa ngọt thanh lại không có mùi tanh.

Nếm thử bánh chưng làng Dòng

Nhắc tới đặc sản Đền Hùng Phú Thọ, chắc chắn không thể thiếu bánh chưng làng Dòng – đất Tổ của nghề làm bánh chưng truyền thống. Bánh chưng ở đây được gói bằng gạo nếp cái hoa vàng nên khi ăn rất mềm, dẻo cùng với màu xanh nhạt hấp dẫn và phần nhân bánh siêu đậm đà. Ngoài ra, ở đây cũng có nhiều món bánh, đồ ăn vặt ngon khác chờ du khách thưởng thức: mứt sen, bánh gai, bánh đúc, bánh giày,….

Thưởng thức bánh Sắn

Vỏ bánh được làm từ bột sắn lên khi chín có màu cánh gián nhạt kết hợp cùng phần nhân bánh gồm thịt mỡ, hành tươi, đỗ xanh bùi bùi beo béo cực hấp dẫn. Bánh thường được gói bằng lá chuối nên khi ăn du khách có thể cảm nhận thấy mùi thơm nhẹ, một chút màu xanh lá chuối đặc trưng. Đặc biệt, đây cũng là món ăn vặt dân dã quen thuộc với người dân khu Đền Hùng Phú Thọ.

Ăn thử trái bưởi Đoan Hùng

Bưởi Đoan Hùng nổi tiếng từ bắc vào nam bởi trái bưởi tuy nhỏ (nặng chưa đến 1kg) nhưng tép nhỏ, mọng nước, vị ngọt thanh mát lạnh đặc trưng. Hơn nữa, bưởi có thể bảo quản ở điều kiện thời tiết tự nhiên trong khoảng vài tháng, càng héo vỏ thì khi bổ bưởi càng xuống nước ăn càng ngọt và mọng chứ không bị khô. Bưởi Đoan Hùng là giống bưởi hơn 300 năm tuổi được trồng nhiều ở hai xã Quế Lâm và Bằng Lâm của huyện Đoan Hùng.

Nhâm nhi ly chè Phú Thọ

Món đặc sản được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới bởi hương thơm nồng nàn, vị chát nhẹ nhưng hậu vị ngọt thanh cực cuốn. Có được vị chè này là nhờ đặc trưng thổ nhưỡng riêng của mảnh đất Đền Hùng. Chè có màu vàng đen nhạt khi pha sẽ nở bung thành màu nâu xanh, nước chè màu xanh nhạt cuốn hút.

Du lịch Đền Hùng Phú Thọ nên ở đâu?

Với những du khách từ phương xa ghé thăm Đền Hùng thì có thể tham khảo một số khách sạn gần đây như:

Anna Airport Hotel

Khách sạn cách Đền Hùng khoảng 6km sở hữu thiết kế tinh tế với tông màu trắng và màu gỗ tự nhiên làm chủ đạo. Ngoài dịch vụ lưu trú khách sạn cũng có nhiều dịch vụ khác cho du khách lựa chọn: đưa đón sân bay, đồ ăn, bồn tắm nước suối nóng. Từ đây du khách cũng dễ dàng di chuyển đến địa điểm du lịch Hà Nội nổi tiếng như: Hồ Tây, chùa Trấn Quốc,..

  • Địa chỉ: Số 33, đường QL 2, thôn Thái Phù, xã Mai Lĩnh, huyện Sóc Sơn, Tp Hà Nội
  • Giá phòng: 800.000đ/phòng/đêm

Khách sạn Trường An Hotel

nhà nghỉ gần đền hùng
Ảnh: Trường An Hotel

Khách sạn cách Đền Hùng Phú Thọ khoảng 10km với thiết kế tối giản, chỉ đơn giản là phòng nghỉ và một vài món đồ nội thất đơn giản. Ngoài ra, khách sạn cũng cung cấp dịch vụ đón tiễn sân bay miễn phí, cho thuê xe hơi hoặc xe đạp rất tiện lợi. Đây cũng là điểm dừng chân được nhiều du khách nước ngoài lựa chọn cho chuyến đi của mình.

  • Địa chỉ: khu Băng 2, đường Hòa Phong kéo dài, Tp Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
  • Giá phòng: 288.000đ/phòng/đêm

Mini Hotel Phú Thọ 

Khách sạn cách núi Nghĩa Lĩnh khoảng 10,2km nên việc di chuyển cũng tương đối thuận tiện. Nội thất với tông màu trắng chủ đạo, kết hợp thêm màu xanh pastel mang tới cho du khách cảm giác thư thái nhẹ nhàng. Ở đây cũng có nhiều dịch vụ tiện ích phục vụ chuyến đi của bạn: đưa đón sân bay, giật là, bữa sáng,…

  • Địa chỉ: G16, KĐT Trầm Sào, xã Gia Cẩm, Tp Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
  • Giá phòng: 353.000đ/phòng/đêm

Mường Thanh Luxury Phu Tho Hotel

Khách sạn tiêu chuẩn 5* cách Đền Hùng Phú Thọ khoảng 11,3km mang tới cho du khách nhiều tiện ích hấp dẫn: bể bơi ngoài trời, quầy bar, spa, xông hơi, phòng gym,… Đảm bảo du khách sẽ có một trải nghiệm tuyệt vời nhất trong chuyến đi của mình.

  • Địa chỉ: Lô CC17, quảng trường Hùng Vương, phường Gia Cẩm, Tp Việt Trì, Phú Thọ
  • Giá phòng: 1.160.000đ/phòng/đêm

Hy vọng những chia sẻ của Du Lịch 3 Miền thì du khách đã có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích khi du lịch Đền Hùng Phú Thọ. Nếu thấy nội dung bài viết này hữu ích đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin khám phá du lịch Việt Nam hấp dẫn khác.

Lễ hội Đền Hùng diễn ra như thế nào?

Lễ hội tại đền thường bắt đầu từ ngày 06 – 10/03 Âm lịch với phần Lễ và phần Hội diễn ra song song. Trong đó chính hội là ngày 10/03 Âm lịch hàng năm.

Lễ hội Đền Hùng được diễn ra ở đâu?

Lễ hội được tổ chức tại núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, Tp Việt Trì, Tp Phú Thọ.

Trong lễ hội Đền Hùng có những trò chơi gì?

Trong khuôn khổ lễ hội Đền Hùng có rất nhiều trò chơi hấp dẫn cho du khách thử sức: thi gói bánh chưng, thi nấu bánh chưng, thi thổi lửa nấu cơm, đấu vật, thi bắn nỏ,… Cùng với đó nhiều buổi biểu diễn nghệ thuật dân gian: hát quan họ, kịch nói, hát chèo,…

Đền Hùng được xây dựng năm nào?

Đền được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng khoảng năm 986 – 979, đến thời Hậu Lê thì được hoàn thiện một lần nữa và có được dáng vẻ như hiện tại.

Đền Hùng bao nhiêu bậc?

Đền có tổng cộng 295 bậc đá được xây dựng từ năm 1917 – 1922. Trong đó: Từ Cao Sơn Cảnh Hành đến đền Hạ + chùa Thiên Quang là 225 bậc, từ đền Hạ đến đền Trung có 168 bậc đá, từ đền Trung đến đền Thượng du khách phải bước qua 102 bậc đá 

Khu di tích đền Hùng Phú Thọ có bao nhiêu đền chính?

Khu di tích có tổng cộng 4 đền chính (đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ) và 1 ngôi chùa (chùa Thiên Quang), 1 lăng Mộ (Lăng vua Hùng Vương thứ 6).

Nên du lịch Đền Hùng mấy ngày?

Theo kinh nghiệm của Du Lịch 3 Miền thì những du khách ở các tỉnh thành lân cận có thể dành 1 ngày để du lịch Đền Hùng Phú Thọ, còn những bạn ở xa hay khu vực phía nam nên cân nhắc dành khoảng 2N1Đ để thăm quan và du lịch núi Nghĩa Lĩnh.

Địa điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam

footer dulich3mien

Dulich3mien là địa chỉ cung cấp thông tin về các điểm đến du lịch phổ biến, văn hóa, ẩm thực và lễ hội tại 63 tỉnh thành trên khắp Việt Nam. Chúng mình mong muốn chia sẻ cho những kinh nghiệm, cẩm nang cùng các thông tin hữu ích giúp cho hành trình khám phá dải đất hình chữ S của du khách trở nên thú vị hơn.

LIKE & SHARE

© Copyright 2022, All Rights Reserved | Dulich3mien