TRANG CHỦ / Du lịch Tây Ninh / Cẩm nang tham quan Tòa Thánh Tây Ninh chi tiết 2023 từ A – Z

Cẩm nang tham quan Tòa Thánh Tây Ninh chi tiết 2023 từ A – Z

Tác giả: Nguyễn Quý
1.424 Lượt xem Theo dõi Dulich3mien trên
tòa thánh tây ninh
Ảnh: Báo Vnexpress

Tòa Thánh Tây Ninh là địa điểm du lịch văn hóa tín ngưỡng nổi tiếng khi mang đậm phong cách kiến trúc đặc trưng của đạo Cao Đài. Trải qua nhiều thăng trầm trong gần một thế kỷ, địa điểm tâm linh này hiện đang là chốn hành hương của khoảng 5 triệu tín đồ, cùng du khách trong và ngoài nước ghé thăm.

Tòa Thánh Tây Ninh được coi là Tổ Đình, nơi đạo Cao Đài hình thành vào thế kỷ XX và phát triển cho tới thời điểm hiện tại. Công trình mang những giá trị văn hóa tôn giáo, đồng thời là một kỳ quan, một kiệt tác kiến trúc hoàn toàn khác biệt.

Kiến trúc độc đáo của Tòa Thánh Cao đài Tây Ninh

Đến Tòa Thánh, du khách có lẽ sẽ bất ngờ bởi kiến trúc hòa quyện bởi nhiều nền văn hóa, nhiều đạo giáo khác nhau. Đây cũng chính là điểm đặc biệt của Đạo Cao Đài khi không chỉ thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, mà còn Giáo chủ Tam Giáo, Tam Trấn, Ngũ Chi Đại Đạo, các vị Phật, Thánh, Thần,…

Tổng quan kiến trúc Tòa Thánh Tây Ninh

Đền Thánh được xây dựng trên một vùng đất rộng lớn, có tổng diện tích lên tới 1km2, được bao bọc bởi khoảng 4000m hàng rào gạch, có trang trí hoa văn. Nội ô công trình có khoảng gần 100 Tòa Thánh, đền thờ, cơ quan đạo giác khác nhau. Với diện tích như vậy, Toà Thánh được xem là một trong những Thánh địa tôn giáo lớn nhất trên thế giới.

chùa tòa thánh tây ninh
Ảnh: Gody

Với chiều dài 97.5m, rộng 22m, người ta thấy toàn cảnh Tòa Thánh Tây Ninh được xây dựng theo hình Long Mã bái sư – con vật linh thiêng mang Hà đồ trên mình, gợi ý cho vua Phục Hy vẽ Bát Quái Tiên Thiên huyền thoại. Đầu Long Mã hướng về phía tây, hai tòa bên cạnh vươn lên như hai sừng nhọn. Tòa giữa có nhà lầu và tầng trệt, giống như Long Mã đang há miệng.

Đền Thánh mang thiết kế kết hợp giữa châu Âu, Á. Như hai tháp chuông theo kiểu châu Âu, mái vòm cong kiểu Ấn Độ, Trung Đông. Nhưng đậm nét nhất vẫn là nét kiến trúc Phương Đông như mái kép kiểu “trùng thiềm điệp ốc”, các chi tiết như Tứ Linh (Long, Ly, Quy, Phụng) và hoa sen.

Kiến trúc bên ngoài Tòa Thánh Tây Ninh 

Công trình gồm 12 cổng Tam quan, được thiết kế theo 3 dạng kiến trúc khác nhau. Trong đó, cổng lớn nhất là Chánh Môn, chỉ mở trong dịp đón tiếp các nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo các Tôn giáo.

chánh môn tòa thánh tây ninh
Cổng Chánh môn – Ảnh: Traveloka

Phía trên cổng có lưỡng long tranh châu cùng hoa sen. Phía dưới là dòng chữ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, nói lên tôn chỉ của đạo Cao Đài. Tam Kỳ Phổ Độ ý muốn chỉ quan điểm dung hợp tinh hoa các tôn giáo trong cùng một đạo Cao Đài. Hai bên cột trụ cổng Chánh Môn Tòa Thánh Tây Ninh có câu liễn bằng chữ Hán.

Mặt trước của Đền Thánh mang kiến trúc pha chút Châu Âu với hai tòa tháp hai bên. Bên trái là lầu chuông Bạch Ngọc Chung Đài, bên phải là lầu trống Lôi Âm Cổ Đài, đều có 6 tầng và các mái ngắn phân chia. Tầng hai của lầu chuông là tượng Đức Quyền Giáo Tông – một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên của đạo Cao Đài. Tầng hai của lầu trống là bà Lâm Hương Thanh – Nữ Đầu Sư đầu tiên của đạo giáo.

tòa thánh cao đài tây ninh
Toàn cảnh kiến trúc nhìn từ trên cao – Ảnh: Báo Vietnamnet

Phía trước cửa chính chùa Cao Đài Tây Ninh có 4 cột trụ, đắp họa tiết Long – Hoa đỏ (rồng đỏ và hoa sen) rất tinh xảo và nổi bật giữa màu vàng tươi của cả tòa nhà. Bên phải là tượng ông Thiện, tượng trưng cho chánh tâm, điều thiện. Bên trái là tượng ông Ác, ý chỉ những vọng tâm, điều ác.

Kiến trúc bên trong Tòa Thánh Tây Ninh 

Để bước vào Đền Thánh, du khách phải bước qua 5 bậc thềm, tượng trưng cho Ngũ Chi Đại Đạo – 5 bước tiến hóa của con người lần lượt là Người, Thần, Thánh, Tiên, Phật. 

Khu vực Tịnh Tâm điện

Qua 5 bậc thêm, người hành hương bước vào Tịnh tâm điện – nơi các tín đồ ngồi tịnh tâm và giữ lòng thanh tịnh trước khi lễ. Phía trước là bức tranh ba vị Tam Thánh – đồng thời người hướng đạo cho nhân loại, bao gồm: danh sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm, văn sĩ Victor Hugo và chí sĩ Tôn Dật Tiên. Đây là những danh nhân thế giới được các tin đồ tôn xưng đứng đầu Bạch Vân động, một cõi thiêng đại diện cho tri thức trong đạo Cao Đài.

Hiệp Thiên Đài Tòa Thánh Tây Ninh

Từ Tịnh Tâm điện, có hai cửa đi vào bên trong Tòa Thánh. Bên trong có ba gian, ở giữa là chánh điện, bên phải là Nam phái, bên trái là Nữ phái. 

chánh điện tòa thánh tây ninh
Khu vực Hiệp Thiên Đài – Ảnh: 申仲皓

Hiệp Thiên Đài là cầu nối giúp con người học hỏi từ các đấng thiêng, liên kết giữa thế gian (Cửu Trùng Đài) và các vị Thần, Thánh, Tiên, Phật (Bát Quái Đài).

Chánh điện chùa Cao Đài Tây Ninh là bàn thờ Tam Thánh: Hộ pháp Phạm Công Tắc ở giữa, Thượng phẩm Cao Quỳnh Cư bên phải, Thượng sanh Cao Hoài Sang bên trái, đứng trên 3 tòa sen. Bên dưới đôn tượng, là 4 con rắn quấn quanh, biểu trưng cho 4 tính xấu cần chế ngự: Nộ, Ai, Ố, Dục. Khí sau vách tường có tạc chữ Khí – nguồn cội sinh ra vạn vật.

Button xem thêm 12

Du lịch hồ Dầu Tiếng – Địa điểm cắm trại mới nổi của Tây Ninh

Khu vực Cửu Trùng Đài

Chùa Tòa Thánh Tây Ninh gây ấn tượng với du khách với hệ thống 28 cột rồng, được chạm khắc công phu và tinh xảo, gồm 3 màu xanh, đỏ, trắng tượng trưng cho Tam kỳ Phổ Độ. Hàng cột trong Cửu Trùng Đài đại diện cho Nhị Thập Bát Tú chầu thượng đế, được chia thành 9 bậc tương ứng với 9 bậc giáo phẩm trong đạo giáo.

Trên vòm trần được sơn xanh biếc, với những đám mây trắng bồng bềnh cùng trăm vì tinh tí. Giữa giữa vòm trần chạm 6 hình con rồng, tượng trưng cho quẻ Càn – Đạo Trời, ý chỉ đạo hòa tuần hoàn, không ngừng nghỉ.

bên trong tòa thánh tây ninh
Ảnh: Báo Vnexpress

Phía trên gian cuối của Cửu Trùng Đài Tòa Thánh Tây Ninh là một đài cao, gọi là Nghinh Phong Đà. Phía dưới hình vuông, bên trên là nửa quả địa cầu. Trên quả địa cầu có tượng Long Mã Hà Đồ chạy về phía Tây, quay đầu về hướng Đông, mang ý nghĩa: Đạo khởi thủy từ phương Đông, truyền qua phía Tây, rồi cũng trở về phía Đông.

Hai bên vách chùa Cao Đài Tây Ninh được tạc hình hoa sen, gương sen ngó sen, chính giữa là tam giác Thiên Nhãn, phản chiếu các tia rẻ quạt. Hình ảnh mang nhiều ý nghĩa biểu tượng: Thiên nhãn biểu tượng cho Thái Cực, hình tam giác mang ý nghĩa Tam giáo đồng nguyên, cây sen tượng trưng cho sự sống của con người.

Bát Quái Đài Tòa Thánh Tây Ninh

Bát quái là 8 quẻ tượng trưng cho vạn vật và mọi hiện tượng trong vũ trụ. Bát Quái đài là nơi thờ Thượng đế – Đấng tạo hóa lập ra càn khôn vũ trụ. Bát Quái Đài gồm 1 bậc thang, tượng trưng cho 12 tầng trời. Bậc thang tiếp giáp với Cửu Trùng Đài được gọi là Cung Đạo, trên nóc là vòm trời hình cầu dục với mây trắng bay, xen kẽ những tia hào quang dài, ngắn là bội số của 12. 

Mặt trước, phía trên của Cung Đạo Tòa Thánh Tây Ninh là bức hoành tạc tượng những vị giáo chủ được tôn thờ trong đạo Cao Đài. Hàng trên là Giáo chủ Tam giáo: Lão Tử (Đạo Giáo), Thích Ca (Phật Giáo), Khổng Tử (Nho Giáo). Hàng giữa đại diện cho Tam Trấn là Quan Âm (bi), Lý Bạch (trí), Quan Thánh (dũng). Hàng dưới là Jésus Christ (Đạo Công giáo) và Khương Thượng (Nhân đạo). Sự sắp xếp thứ tự không có ý nghĩa phân biệt cao thấp, chỉ là lần lượt theo đại điện Ngũ Chi Đại Đạo.

Khu vực Quả Càn Khôn

hình ảnh tòa thánh tây ninh
Khu vực Quả Càn Khôn – Ảnh: Báo Vnexpress

Phía sau Bát Quái đài tại Tòa Thánh Tây Ninh là nơi đặt quả Càn Khôn, tượng trưng cho vũ trụ của Ngọc Hoàng đại đế. Quả càn khôn có đường kính 3.3m, có màu xanh da trời, nằm trên sao Bắc Đẩu, phía xung quanh là 3072 vì sao, biểu trưng cho Tam Thiên thế giới và Thất Thập Nhị Địa. 

Phía trên quả Càn Khôn là hình ảnh Thiên Nhãn – tượng trưng cho cái tâm của con người. Con mắt luôn mở mang hàm ý Trời thấu hiểu mọi điều con người nghĩ. Con mắt được vẽ là mắt trái, vì bên trái thuộc dương. Trời âm, đất dương, con mắt trái mang tới biểu tượng của cái nhìn sáng suốt bao trùm cả Càn Khôn. Ở tâm quả Càn Khôn chùa Cao Đài Tây Ninh được đặt một ngọn đèn gọi đèn Thái Cực cháy sáng xuyên ngày đêm. Qua hình ảnh Quả Càn Khôn, du khách có thể thấy rõ Triết lý về Vũ Trụ Quan của đạo giáo Cao Đài.

Khám phá các lễ hội Tòa Thánh Tây Ninh 

Không giống những địa điểm tham quan ngoài trời phải cân nhắc thời tiết nắng, mưa, du khách có thể tới Đền Thánh vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Để khám phá trọn vẹn văn hóa tín ngưỡng tâm linh đạo Cao Đài, bạn có thể lựa chọn đến vào hai lễ hội quan trọng trong năm. Theo quan niệm đạo giáo, Đức Chí Tôn là đấng tạo hóa, người tạo ra vạn vật. Do vậy, người đạo tôn kính gọi Ngọc Hoàng Thượng đế là Đại Từ Phụ. Cùng với đó, còn có Đại Từ Mẫu là Đức Diêu Trì Kim Mẫu. 

Lễ Vía Đức Chí Tôn 

lễ hội tòa thánh tây ninh
Lễ Vía Đức Chí Tôn – Ảnh: Sưu tầm

Ngày lễ vía Đức Chí Tôn tại chùa Tòa Thánh Tây Ninh được diễn ra vào ngày mùa 9 tháng Giêng với ý nghĩa soos1 là số khởi đầu, số 9 là số thuần dương, mang hàm ý chỉ sự khởi thủy của càn khôn vạn vật cùng quyền năng của Đức Chí Tôn. Sau lễ nghi múa Long Mã, Tứ Linh, người đạo và khách tham quan sẽ được chiêm ngưỡng nhiều gian hàng triển lãm với các chủ đề khác nhau. Nhưng điểm chung là tinh thần dân tộc được lồng ghép, ví dụ như triển lãm về Thánh Gióng, Âu Cơ – Lạc Long Quân, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Lợi, trầu cau,…

Hội Yến Diêu Trì Cung Tòa Thánh Tây Ninh

lễ hội ở tòa thánh tây ninh
Hội Yến Diêu Trì – Ảnh: Tây Ninh Agency

Là đại lễ lớn nhất diễn ra tại Tòa Thánh, hội Yến thu hút tín đồ Cao Đài bốn phương cà đông đảo du khách ghé thăm. Hội Yến Diêu Trì Cung theo một tích cổ là tiếc đón tiếp đức Phật Mẫu của vua Hán Vũ Đế tại nhà ông Cao Quỳnh Cư. 

Hội Yến gồm hai phần chính là phần lễ và phần hội, trong đó, phần lễ thường được chú trọng hơn. Phần lễ diễn ra theo truyền thống của đạo Cao Đài vào ngày 15 tháng 8 âm lịch bắt đầu với nghi thức rước cộ bông Đức Phật Mẫu và cửu vị Tiên Nương. Sau đó là múa rồng nhang Tòa Thánh Tây Ninh với ngọc kỳ lân, quy, phụng cùng đội nhạc hoành tráng. Tiếp theo là nhiều nghi lễ quan trọng như cung nghênh Đức Phật Mẫu với 5 bài bắc, dâng hoa, rượu, trà, lễ cầu an,…

Địa chỉ Tòa Thánh Tây Ninh ở đâu? 

  • Đền Thánh nằm tại Đại lộ Phạm Hộ Pháp, phường Long Hòa, Thị xã Hòa Thành, Tây Ninh.
toàn cảnh tòa thánh tây ninh
Ảnh: Báo Vnexpress

Đường đến Tòa Thánh khá thuận tiện và không có quá nhiều trở ngại. Do vậy, du khách có thể lựa chọn di chuyển bằng nhiều phương tiện như:

  • Xe khách: Xuất phát từ bến xe An Sương thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể bắt xe khách tới Tây Ninh với mức giá khoảng 100.000đ-150.000đ. Từ bến xe Tây Ninh, bạn có thể đi taxi thêm 5km nữa để tới Toà Thánh Tây Ninh.
  • Xe buýt: Các tuyến xe buýt từ TP Hồ Chí Minh tới ngã ba Gò Dầu bạn có thể tham khảo như: 701, 703, 704. Sau đó bắt xe di chuyển tiếp tới Đền Thánh.
  • Phương tiện cá nhân: Khoảng cách từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh tới Tòa Thánh vào khoảng 85km với nhiều tuyến đường khác nhau. Du khách có thể tìm kiếm con đường thuận lợi nhất trên Google Maps.

Lưu ý khi tham quan Tòa Thánh Tây Ninh

Đền Thánh là một điểm đến tín ngưỡng tâm linh, do vậy, có một số điểm bạn cần lưu ý để thuận tiện cho chuyến đi của mình:

  • Giờ lễ chính tại Toà Thánh là 12 giờ trưa
  • Từ Tịnh Tâm Điện, nam giới đi cửa bên phải, nữ giới đi cửa bên trái.
  • Bạn cần để giày, dép ở bên ngoài cửa. Bạn cũng nên giữ gìn vệ sinh chung, đi nhẹ nói khẽ, tránh gây ảnh hưởng đến quá trình hành hương của người khác. Ngoài ra, bạn cần lựa chọn trang phục kín đáo, tránh phản cảm để không gây ảnh hưởng tới chốn tôn nghiêm.

Toà Thánh Tây Ninh không chỉ là điểm sinh hoạt tôn giáo của giáo dân khắp chốn, mà còn sở hữu kiến trúc độc đáo và lịch sử lâu đời. Công trình là một trong những địa điểm tham quan, hành hương thu hút bậc nhất mà bạn không thể bỏ lỡ trong hành trình khám phá vùng đất Tây Ninh linh thiêng.

Toà Thánh Tây Ninh là đạo gì?

Đạo Cao Đài

Toà Thánh Tây Ninh thờ ai?

Đấng Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng đế, các vị Giáo chủ Tam Giáo, Tam Trấn và Ngũ Chi Đại Đạo, cùng các Đấng Thần, Thánh, Tiên, Phật.

Toà Thánh Tây Ninh có bao nhiêu cửa?

12 cổng Tam Quan

Toà Thánh Tây Ninh xây dựng năm nào?

Xây dựng năm 1933, hoàn thành năm 1955

Diện tích Tòa Thánh Tây Ninh?

Tổng thể diện tích của kiến trúc lên đến 12km2

Có thể bạn sẽ thích

Địa điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam

footer dulich3mien

Dulich3mien là địa chỉ cung cấp thông tin về các điểm đến du lịch phổ biến, văn hóa, ẩm thực và lễ hội tại 63 tỉnh thành trên khắp Việt Nam. Chúng mình mong muốn chia sẻ cho những kinh nghiệm, cẩm nang cùng các thông tin hữu ích giúp cho hành trình khám phá dải đất hình chữ S của du khách trở nên thú vị hơn.

LIKE & SHARE

© Copyright 2022, All Rights Reserved | Dulich3mien