Nhắc đến hội Lim Bắc Ninh mọi người thường nhớ tới những câu hát trữ tình, những chiếc thuyền rồng nhẹ lướt trên mặt nước hay những chiếc khăn mỏ quạ, những chiếc áo tứ thân,… Nhưng ít ai biết rằng lễ hội này có nguồn gốc từ đâu, bởi có rất nhiều giả thuyết xoay quanh nguồn gốc của hội Lim như: Hội bắt nguồn từ hội chùa, hội hát; Hội đình – hội hàng tổng Nội Duệ hay hội chính do viên quận công Đỗ Nguyên Thụy phát triển.
Trong thời gian diễn ra hội sẽ có nhiều chương trình hát quan họ sẽ được tổ chức từ 12 – 14 tháng giêng Âm lịch hàng năm tại địa phận 3 xã: Liên Bão, thị trấn Lim và Nội Duệ. Ngoài hát quan họ, hội còn có nhiều chương trình hấp dẫn khác như: Hát trống quân, hát ca trù, hát chèo, hát tuồng, các trò chơi dân gian… Với những giá trị về cả văn hóa và lịch sử, hội Lim đã được Unesco công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo tồn và gìn giữ.
Hội Lim được tổ chức ở đâu?
Đây vốn là một nét đẹp văn hóa của vùng đất Kinh Bắc đã có lịch sử lâu đời và được phát triển lên đến quy mô hàng tổng (tổng Nội Duệ xưa), hiện nay bao quát địa phận 6 xã phường: Nội Duệ, Nội Duệ Khanh, Lũng Giang, Nội Duệ Nam, Xuân Ổ, Tiên Du và Duệ Đông (thị trấn Lim) và thành phố Bắc Ninh.
Theo sử sách chép lại thì viên quận công Đỗ Nguyên Thụy là người có công phát triển và gìn giữ hội Lim khi tự nguyện hiến ruộng vườn (40 mẫu ruộng), của cải để tu sửa đình làng và không gian mở hội. Ông cũng là người quy định lễ nhập tịch cầu phúc đầu năm theo truyền thống “Xuân Thu Nhị Kỳ”.
Hội Lim Bắc Ninh được duy trì từ thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20. Mặc dù trong thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ, lễ hội này từng bị gián đoạn trong nhiều thập kỷ nhưng ngay sau khi đất nước đổi mới hội đã được mở lại và vẫn giữ nguyên và phát triển để đạt được những giá trị văn hóa quý báu như nay.
Lễ hội Lim Bắc Ninh tổ chức vào ngày nào?
Hội được tổ chức trong khoảng thời gian từ ngày 12 – 14 tháng giêng hàng năm, trong đó ngày 13/01 âm lịch là chính hội với nhiều hoạt động và nghi lễ quan trọng. Hội Lim 2023 được tổ chức tại đồi Lim khu vực chùa Lim (nơi thờ ông Hiếu Trung Hầu).
- Ngày 12/01 Âm lịch: Lễ hội tưng bừng với các làn điệu Quan Họ và trò chơi dân gian thú vị: Thi tổ tôm điểm, đu tiên, đấu vật, đập niêu, cờ người,…
- Ngày 13/01 Âm lịch: Hội Lim Bắc Ninh tiếp tục với phần lễ rước, người tham gia mặc đủ trang phục rực rỡ sắc màu, vác kiệu rước, mang cờ ngũ sắc,… Các nghi thức quan trọng khác cũng được diễn ra như: Lễ tế Thành Hoàng làng, danh Thần Liệt nữ của quê hương tại đền Cổ Lũng, lăng quận công Đỗ Nguyên Thụy, lăng Hồng Vân và dâng hương cúng Phật, cúng bà mụ Ả ở chùa Hồng.
- Ngày 14/01 Âm lịch: Ngày kết thúc của lễ Hội Lim với nhiều hoạt động, trò chơi hấp dẫn: Kéo co, dệt cửi, nấu cơm, hát quan họ, quan chèo, hát tuồng,…
Quy trình tổ chức hội Lim Bắc Ninh 2023
Chỉ trong 03 ngày diễn ra hội, các hoạt động quan trọng sẽ được tổ chức, được chia làm hai phần là: Phần Lễ và phần Hội
Phần Lễ của Hội Lim (13/01 âm lịch)
Hội được mở đầu bằng lễ rước. Một đoàn rước gồm nhiều người được khoác lên mình bộ lễ phục rực rỡ sắc màu, mang đậm nét đẹp trang phục Việt Nam thời kỳ phong kiến. Cùng với đó là lọng, trống, cờ ngũ sắc,…
Sau đó Hội Lim tiếp tục với lễ tế Thành Hoàng làng, tế các Danh thần Liệt lữ,… diễn ra lần lượt tại đền Cổ Lung, lăng Hồng Vân, lăng của quận công Đỗ Nguyễn Thụy, chùa Hồng. Các hoạt động tại phần lễ của Hội Lim không chỉ góp phần duy trì nét văn hóa độc đáo của người dân nơi đây mà còn rõ quan niệm “uống nước nhớ nguồn” của người Việt từ ngàn đời này. Tại phần lễ, sẽ có các hoạt động ca hát, thể hiện thế mạnh của người dân Bắc Ninh, điển hình như tục hát quan họ thờ hậu tại lăng Hồng Vân hay tại tổng Nội Duệ.
Phần Hội (diễn ra từ ngày 12 – 14/01 Âm lịch)
Nhắc đến Hội Lim Bắc Ninh thì chắc chắn không thể bỏ quá các tiết mục hát Quan Họ, ngoài các hoạt động hát quan hộ lồng ghép trong các nghi lễ tại các khu vực sân chùa Hồng Vân, các trại Quan Họ, cửa đình, cửa chùa Lũng Giang, Duệ Đông và Lũng Sơn, đình Lộ Bao, đình Cả, đình Duệ Khánh,…
Thi hát quan họ sông Tiêu cũng là một trong những nét đẹp đặc sắc nhất của hội Lim. Suốt mấy ngày hội, các liền anh liền chị sẽ đứng trên chiếc thuyền rồng được sơn son thếp vàng diện trang phục mớ ba mớ bảy, khăn mỏ quạ, nón quai thao, áo lương, khăn nhiễu Tam Giang và ô lục soạn hát giao duyên với nhau.
Những câu hát da diết khiến du khách nhớ mãi không quên:
“Mấy khi khách đến chơi nhà,
Lấy than, quạt nước, tiễn trà người xơi.
Trà này ngon lắm người ơi,
Người xơi một chén cho tôi bằng lòng.”
Một tiết mục cũng rất nổi bật tại hội Lim Bắc Ninh chính là đêm hội thi hát Quan họ của các làng Quan họ có tiếng trong khu vực được diễn ra vào đêm tối ngày 12 Âm lịch. Những canh hát sẽ diễn ra suốt đêm, không sử dụng đạo cụ mà hát mộc, vừa mang đậm tính truyền thống vừa tạo sự nhẹ nhàng, gần gũi.
Hội Lim có những trò chơi gì?
Ngoài ca hát Quan họ Hội Lim, trong thời gian diễn ra hội, các trò chơi dân gian cũng được tổ chức, vừa tạo thêm sự sôi động cho lễ hội vừa tạo sân chơi cho mọi người trong làng thi đua, cạnh tranh. Các trò chơi đặc sắc tại lễ hội này có thể kể đến như: Đấu vật, xích đu, cờ người, đấu võ, nấu cơm, dệt cửi,…
Chùa Phật Tích | Cổ tự hơn 1000 năm tuổi của xứ Kinh Bắc
Kinh nghiệm đi lễ hội Lim Bắc Ninh 2023
Đừng bỏ lỡ một số kinh nghiệm tham dự lễ hội dưới đây của Du Lịch 3 Miền dưới đây.
Khám phá các đặc sản Bắc Ninh tại Hội Lim
Trẩy hội, bạn đừng quên dành thời gian thưởng thức những món ăn đặc sắc của mảnh đất Tiên Du như:
Bánh khúc làng Diềm
Bánh khúc làng Diềm Yên Phong nổi tiếng với màu xanh sẫm đặc trưng và hai loại nhân là: Nhân đỗ và nhân hàng. Bánh khúc bùi bùi vị đỗ, béo béo vị thịt và tiêu cay nồng. Bánh khúc ở đây có thể nặn hình tròn như bánh rán hoặc làm kiểu tai voi giúp phần vỏ bánh mỏng mà không hề lộ nhân. Khi ăn vỏ bánh mềm dẻo, nóng hổi mang tới hương vị đặc trưng khó quên.
Bánh tro Đình Tổ tại Hội Lim Bắc Ninh
Bánh Tro Đình Tổ sở hữu hương vị thơm mát, ngọt thanh cùng màu vàng cánh gián cực hấp dẫn. Tuy nhiên, đây là món bánh chỉ có vào dịp tết Đoan Ngọ và được ăn cùng đường hoặc mật mía khiến phần vỏ bánh càng thêm phần dậy hương, đậm vị.
Thưởng thức phở gan cháy khi ghé Hội Lim
Không phải bò mà là phần gan được áp chảo khiến vỏ ngoài hơi xém, khi ăn thực khách có thể cảm nhận được vị giòn, thơm đặc trưng. Ngoài gan cháy tô phở sẽ có thêm tiết, lòng, mề ăn kèm rất đặc trưng. Đặc biệt, phở gan cháy sẽ ngon hơn khi ăn cùng với quẩy giòn.
Lưu trú ở đâu khi tham gia lễ hội Lim
Do thời gian lễ hội sẽ diễn ra trong nhiều ngày nên với những du khách từ xa đến Hội Lim có thể tham khảo một số điểm lưu trú gần đó như:
Center Hotel Bắc Ninh (11km)
Khách sạn tiêu chuẩn 3 sao lại nằm ngay trong trung tâm thành phố. Khách sạn có nhà hàng phục vụ thực đơn Á – Âu đáp ứng nhu cầu của du khách. Cùng với đó là hàng loạt trang thiết bị và tiện ích hiện đại đảm bảo du khách sẽ có một kỳ nghỉ ưng ý.
- Địa chỉ: Số 28, đường Kinh Dương Vương, phường Vũ Ninh, Tp Bắc Ninh
- Giá: 720.000đ/phòng/đêm
- Số điện thoại: 0966 357 999
Khách sạn Dream Vinh Hoa
Khách sạn nằm trong trung tâm thành phố, cách các địa điểm diễn ra Hội Lim Bắc Ninh khoảng 6km được trang bị đầy đủ tiện ích và mức giá vô cùng tốt. Thiết kế không gian đơn giản với tông màu sáng mang tới trải nghiệm thoải mái.
- Địa chỉ: đường Võ Cường 11, khu giãn dân Hòa Đình, Tp Bắc Ninh
- Giá: 320.000đ/phòng/đêm
- Số điện thoại: 0222 6285 555
Hy vọng những kinh nghiệm mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp du khách có một chuyến trẩy Hội Lim Bắc Ninh đầy thú vị trong dịp đầu xuân năm mới. Đừng quên theo dõi dulich3mien.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin du lịch hữu ích khác.