TRANG CHỦ / Du lịch Hội An / Nhà cổ Hội An | “Ký ức xưa” về một thời huy hoàng nơi phố Hội

Nhà cổ Hội An | “Ký ức xưa” về một thời huy hoàng nơi phố Hội

Tác giả: Nguyễn Quý
1.485 Lượt xem Theo dõi Dulich3mien trên
nhà cổ hội an
Ảnh: tourdanangcity.vn

Tính đến thời điểm hiện tại ở đây có tổng cộng 1.000 ngôi nhà cổ Hội An, trong đó có 844 ngôi nhà được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới. Không chỉ bởi dáng vẻ cổ kính, rêu phong mà kiến trúc nhà cổ Hội An còn là sự giao thoa mềm mại giữa văn hóa Việt Nam, văn hóa Nhật Bản và văn hóa Trung Hoa. Bởi thế, mỗi căn nhà, mỗi không gian đều mang tới cho du khách những trải nghiệm thú vị và những câu chuyện ly kỳ phía sau.

Phố cổ Hội An từng là thương cảng phồn hoa giai đoạn thế kỷ 16 – 17 nơi những thương nhân người Hoa, người Nhật và phương Tây dừng chân, trao đổi hàng hóa tấp nập. Những ngôi nhà cổ đầy rêu phong được xây dựng từ thời gian đó (200 tuổi) dường như bị thời gian bỏ quên sau bao năm tháng vẫn chẳng chút nào thay đổi. Không chỉ có những ngôi nhà mà không gian sinh hoạt bên trong, nếp sống của người dân phố cổ cũng chẳng có gì thay đổi vẫn dung dị như thuở nào.

Kiến trúc nhà cổ Hội An có gì độc đáo?

Nhà cổ ở Hội An thường là dạng nhà ống có 1 hoặc 2 tầng (chiều ngang hẹp, chiều dài sâu), trong đó có không ít ngôi nhà thông với hai con phố. Do khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên phải gánh chịu ảnh hưởng từ những trận bão lũ nên vật liệu chính sử dụng trong xây dựng đều có độ bền, khả năng chịu tác động, chịu lực tốt. Đó cũng là một trong những yếu tố giúp phố cổ Hội An sau hàng trăm năm vẫn giữ được những ngôi nhà cổ kính, dáng vẻ vốn có.

Ngói lợp mái của nhà cổ Hội An là “ngói âm dương” được nung từ đất có dạng hình vuông mỏng và hơi cong, các viên mái được cố định và kết nối với nhau bằng vữa. Đỉnh mái được xây cao hẳn lên dạng hình tam giác hoắc có khu vực đầu hồi nhô hẳn ra là một trong những nét đặc trưng của nhà cổ Hội An. Đặc biệt, nhà ở đây thường có khung gỗ và 2 bên tường ngăn cách. 

kiến trúc nhà cổ hội an
Ảnh: Sưu tầm

Không gian sinh hoạt bên trong nhà cổ Hội An thường được chia thành 03 khu vực chính: Buôn bán, sinh hoạt và thờ cúng. Đây cũng là nét đặc trưng gắn liền với không khí buôn bán tấp nập của thương cảng Hội An một thời xưa cũ.

  • Du khách có thể mua vé tham quan nhà cổ Hội An: 80.000đ/người/lượt (du khách sẽ được chọn thăm quan 3 trong số 21 ngôi nhà cổ)
  • Du khách cũng có thể thuê hướng dẫn viên du lịch với giá: 300.000đ/hướng dẫn viên/tour.

Top 5 nhà cổ Hội An đẹp mà bạn nhất định phải ghé thăm

Nhà cổ Tấn Ký

Tấn Ký một trong những kiến trúc đặc trưng của nhà cổ Hội An với gần 200 năm tuổi đời. Đây cũng là ngôi nhà cổ Hội An được nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm mỗi khi có dịp tới du lịch phố cổ Hội An, ngôi nhà là địa điểm sinh sống của 7 đời gia đình họ Lê từ những năm cuối thế kỷ 18. 

nhà cổ tấn ký hội an
Nhà cổ Tấn Ký – Ảnh: Sưu tầm

Vật liệu chính để xây dựng nhà cổ Tấn Ký là gỗ và nhiều chi tiết trang trí, đặc biệt xà nhà có 2 thành ngang chồng lên nhau đại diện cho “thiên và nhân”, 5 thanh dọc chạy song song là biểu tượng của “ngũ hành”. Giữa nhà là khoảng sân trời và giếng nước khiến không gian vừa gọn gàng nhưng vẫn thoáng đãng và đủ ánh sáng. Phía sau nhà là khu bày bán đồ lưu niệm cho du khách thỏa sức lựa chọn.

  • Địa chỉ: Số 101, đường Nguyễn Thái Học

Nhà cổ Phùng Hưng

Nhà cổ Hội An Phùng Hưng được xây dựng cách đây khoảng 100 năm và là nơi bày bán nhiều mặt hàng khác nhau: sản phẩm tơ lụa, muối, hải sản,… Cái tên Phùng Hưng của nhà cổ Hội An này là nơi gửi gắm mong muốn công việc làm ăn hồng phát, hưng thịnh của chủ nhân. Kiến trúc ngôi nhà là sự giao thoa tinh tế giữa kiến trúc Việt Nam, Trung Hoa và Nhật Bản.

nhà cổ phùng hưng hội an
Nhà cổ Phùng Hưng – Ảnh: Vnexpress

Vật liệu chính sử dụng trong xây dựng nhà cổ Phùng Hưng là gỗ, cùng với đó là hệ thống cửa gỗ được chạm khắc hoa văn cá chép vô cùng tinh xảo mang đậm văn hóa Việt. Cửa chớp và khu vực ban công lại mang nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, phần mái nhà chỉ ra bốn hướng khác nhau là nét kiến trúc đặc trưng của người Nhật. Đặc biệt, đây cũng là ngôi nhà cổ Hội An cao và rộng nhất phố cổ với hệ thống khung đỡ mái được dựng bởi 80 cột gỗ lim, chân cột có đá chèn. Gác thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Thần Biển tại nhà là nơi gia chủ làm nghi lễ cúng bái trước khi ra khơi mong chuyến đi bình an, thuyền cá đầy khoang.

  • Địa chỉ: Số 4, đường Nguyễn Thị Minh Khai

Nhà cổ Quân Thắng

Ngôi nhà cổ Hội An với hơn 150 tuổi đời mang đậm kiến trúc của vùng Hoa Hạ – Trung Hoa. Toàn bộ ngôi nhà cũng được dựng bằng gỗ, bàn ghế và hệ thống cột kèo đều được chạm khắc tinh xảo bởi nghệ nhân lành nghề của làng Kim Bồng, phần mái che được xây đua ra dạng vỏ cua khá độc đáo. Khoảng sân nhỏ trong nhà cổ Quân Thắng có hòn non bộ, những con vật được tạc bằng đá. Đặc biệt, nhà có 2 mặt cửa trên đường Trần Phú. và đường Nguyễn Thái Học.

nhà cổ quân thắng hội an
Nhà cổ Quân Thắng – Ảnh: Phuot3mien

Trong nhà cổ Hội An Quân Thắng trưng bày nhiều món đồ gốm Trung Hoa cổ, phòng thờ có nhiều tượng gỗ quý chạm khắc: giao long, bát bửu, dải lụa,… tinh xảo, sống động. Bước chân vào ngôi nhà du khách có thể dễ dàng cảm nhận cuộc sống sung túc của chủ nhân vào những thời kỳ huy hoàng.

  • Địa chỉ: Số 77, đường Trần Phú, Hội An.

>> Khám phá phố cổ Hội An về đêm

Nhà cổ Đức An

Nhà cổ Hội An Đức An đến nay đã hơn 180 tuổi vẫn giữ nguyên được nét đẹp, kiến trúc đặc trưng thuở đầu, đến thăm ngôi nhà du khách có thể dễ dàng cảm nhận được văn hóa Việt qua từng vật dụng, từng góc nhà từ đài nghiên, bút mực, đèn dầu hay tranh tứ bình,… tất cả đều được lưu giữ cẩn thận và nguyên vẹn. Đặc biệt, nhà cổ Đức An cũng là nơi đồng chí Cao Hồng Lãnh sinh ra và lớn lên, đồng thời là nơi đồng chí Nam Thêm chủ trì thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên năm 1927.

nhà cổ đức an hội an
Nhà cổ Đức An – Ảnh: Phuot3mien

Nhà cổ Đức An vẫn giữ nguyên được hệ thống cửa, vác làm bằng gỗ cùng các câu đối đỏ, đèn lồng đặc trưng. Với chiều dài khoảng 39m (rộng 7m) ngôi nhà cổ Hội An này được chia thành 2 gian chính và nối với nhau bằng khoảng sân trời vừa giúp cung cấp ánh sáng, vừa giúp không gian thêm thoang đãng. Đồng thời cũng gắn liền với quan niệm “hứng lộc của trời” của người dân Hội An xưa. Cột kèo được chạm khắc nhiều chi tiết tinh xảo, đẹp mắt. Trong nhà còn có nhiều vận dụng quen thuộc với người dân Việt xưa như: bộ bàn ghế gỗ, trạn bát, tủ thuốc,…

  • Địa chỉ: Số 129, đường Trần Phú, Hội An.

Nhà cổ Hội An Diệp Đồng Nguyên

Ngôi nhà cổ này đã hơn 160 năm tuổi, thu hút du khách bởi màu sắc rực rỡ và nét kiến trúc riêng hiếm nơi đâu có được. Nơi đây được ví như một “bảo tàng” sinh độc với nhiều món đồ gốm sứ cổ có niên đại từ khoảng cuối thế kỷ 19. Ngôi nhà gồm 2 tầng là sự giao thoa hài hòa giữa những nét đặc trưng của kiến trúc Việt, Trung và Nhật. Xưa kia nhà cổ Diệp Đồng Nguyên là nơi bán thuốc tây nổi tiếng của phố cổ Hội An, sau có kinh doanh thêm dầu, lụa và sách. Do đó, tại ngôi nhà cổ Hội An này còn lưu giữ nhiều cuốn sách cũ hàng nghìn năm tuổi, trên tường có nhiều bức tranh cổ được vẽ từ thời nhà Minh, nhà Thanh như: Phước tinh cao chiếu, Bồ đào, Tam Đa hay Thập nhị kim thoa,…

bên trong nhà cổ Hội An Diệp Đồng Nguyên
Bên trong nhà cổ Hội An Diệp Đồng Nguyên – Ảnh: Phuot3mien

Hiện tại, người sống ở nhà cổ Diệp Đồng Nguyên là chắt ngoại đời thứ 5 của cụ Diệp Ngộ Xuân. Có nhiều món đồ cổ trong bộ sưu tập của gia tộc ông từng xuất hiện trên tạp chí thế giới và là món đồ độc nhất. Đặc biệt, nhà cổ Hội An này chỉ mua vào chứ không bán ra, dù không ít du khách ghé thăm và ngỏ ý mua lại cổ vật nhưng ông đều không bán.

  • Địa chỉ: Số 80, đường Nguyễn Thái Học, Hội An.

>> Xem thêm:

Lưu ý khi du lịch Nhà cổ Hội An

Để chuyến thăm quan phố cổ Hội An và khám phá kiến trúc nhà cổ ở Hội An của du thêm phần thuận lợi, giàu trải nghiệm thì du khách cần lưu ý một số điều sau:

  • Trang phục: Nên lựa chọn những trang phục có màu sắc nhã nhặn, kín đáo và lịch sử bởi du khách có thể sẽ ghé thăm gian thờ của ngôi nhà. Trong đó, thì áo dài là một lựa chọn an toàn và hứa hẹn sẽ cho ra đời nhiều bức ảnh đẹp.
  • Thăm quan: Du khách không tự ý chạm tay vào bất cứ đồ vật hay món đồ trưng bày nào trong không gian nhà cổ Hội An. Bởi có thể làm thay đổi hình dáng, đổ vỡ hoặc mất đi giá trị vốn có của đồ vật, nhất là những món đồ cổ.
  • Cư xử: Mặc dù lượng khách ghé thăm nhà cổ Hội An khá đông nhưng du khách nên cư xử lịch sự, giữ không khí chung không gây ồn ào hoặc ảnh hưởng đến người khác. Chú ý bảo quản đồ vật cá nhân, giữ gìn vệ sinh chung.
  • An toàn: Khi du lịch phố cổ Hội An nếu có bất cứ vấn đề hay tình huống bất lợi nào xảy ra, du khách có thể liên hệ ngay với lực lượng an ninh túc trực gần các khu vực nhà cổ để nhận được sự giúp đỡ kịp thời.


Nhà cổ Hội An với chính sự mộc mạc và tâm huyết gìn giữ của người dân nơi đây đã khiến du khách thêm yêu không gian yên bình này. Có lẽ bởi vậy mà với nhiều du khách thì Phố cổ Hội An đẹp tựa thành phố mộc và nổi danh với tên gọi “di tích sống của Việt Nam”.

Có thể bạn sẽ thích

Địa điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam

footer dulich3mien

Dulich3mien là địa chỉ cung cấp thông tin về các điểm đến du lịch phổ biến, văn hóa, ẩm thực và lễ hội tại 63 tỉnh thành trên khắp Việt Nam. Chúng mình mong muốn chia sẻ cho những kinh nghiệm, cẩm nang cùng các thông tin hữu ích giúp cho hành trình khám phá dải đất hình chữ S của du khách trở nên thú vị hơn.

LIKE & SHARE

© Copyright 2022, All Rights Reserved | Dulich3mien