TRANG CHỦ / Du lịch Huế / Cầu ngói Thanh Toàn – Vẻ đẹp kiến trúc “thượng gia hạ kiều” hơn 250 tuổi

Cầu ngói Thanh Toàn – Vẻ đẹp kiến trúc “thượng gia hạ kiều” hơn 250 tuổi

Tác giả: Giang Phạm
2.044 Lượt xem Theo dõi Dulich3mien trên
cầu ngói thanh toàn
Nguồn: @ahotuavietnam

Cầu ngói Thanh Toàn được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 14/7/1990. Đồng thời đây cũng là công trình mang nhiều giá trị nghệ thuật, là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Nhật (thượng gia hạ kiều) và chi tiết trang trí đắp nổi rồng uốn lượn đậm chất Việt Nam thời chúa Nguyễn Hoàng. Cây cầu gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của dân làng Thành Toàn.

Mặc dù đã trải qua không ít lần tu sửa, trùng tu nhưng cầu ngói Thanh Toàn vẫn giữ nguyên được kiến trúc cũ và nét đẹp cổ kính vốn có, nhuốm màu thời gian. Chính kiến trúc độc đáo và nét đẹp xưa cũ ấy đã thu hút du khách thập phương đến đây và trải nghiệm. Câu bắc ngang một con kênh nhỏ xanh ngắt, mặt nước lặng như tờ mang tới khung cảnh rất đỗi bình yên, đậm chất làng quê Việt Nam.

Lịch sử cầu ngói Thanh Toàn 

Vào thế kỷ 16, chúa Nguyễn Hoàng cùng một số người di dân từ Thanh Hóa vào trấn thủ tại Thuận Hóa . Trong đó, có 12 vị tộc trưởng quyết định lựa chọn mảnh đất Thành Toàn là nơi dừng chân, an cư lạc nghiệp. Đồng thời cũng là 12 họ cùng khai canh ra ngôi làng nhỏ yên bình này. Thời bấy giờ thấy người dân trong làng đi lại khó khăn bà Trần Thị Đạo vợ của một viên quan lớn trong triều đã cúng tiền xây dựng cầu, giúp việc đi lại được thuận tiện hơn. Bà cũng là người cháu đời thứ 6 của 1 trong 12 vị tộc trưởng ấy. Sau này là nơi xây dựng  cầu ngói Thanh Toàn . 

cầu ngói thanh toàn huế
Nguồn: @burakbshr

Thuở đó, người dân trong làng đi làm đồng áng mỗi khi qua sông đều phải chèo thuyền mất rất nhiều thời gian, vất vả. Vì vậy, với tấm lòng nhân hậu, bà đã tự bỏ tiền của mình để xây dựng cây cầu này giúp dân làng tiết kiệm thời gian, công sức đi lại. Sau này đây trở thành “con đường huyết mạch” quan trọng của làng, là nơi dừng chân nghỉ mát mỗi trưa nắng hè. Đồng thời cũng là niềm tự hào với người dân trong vùng.

Không chỉ góp tiền xây  cầu ngói Thanh Toàn  mà bà còn thường xuyên giúp đỡ những người dân gặp khó khăn trong làng – trong xứ, tiếng lành đồn xa. Cảm động trước tấm lòng nhân đạo, bao la của bà Trần Thị Đạo năm 1776 vua Lê Hiển Tông đã sắc khen cho bà và miễn nhiều loại suy dịch cho dân làng để mọi người ghi nhớ công đức của bà. Đến năm 1925, vua Khải Định cho người dân lập bàn thờ trên cầu để thờ cúng bà và phong cho bà là Dực Bảo Trung Hưng Linh phò.

cầu ngói thanh toàn ở huế
Nguồn: @takenbyhimawariri

Địa chỉ cầu ngói Thanh Toàn ở đâu?

Cây cầu bắc qua một con mương tại làng Thanh Thủy Chánh, thuộc xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế 8km về phía Đông. 

Di chuyển tới cây cầu như thế nào? 

Mặc dù địa điểm này không quá xa trung tâm nhưng lại không có địa chỉ số cụ thể, du khách phần nào gặp khó khăn khi tìm đường. Vì vậy du khách có thể tham khảo số grab/taxi dưới đây: 

Taxi Mai Linh Huế0234.3.89.89.89 – 0234.3.82.47.47
Taxi Thành Công0234.3.57.57.57- 0234.6.57.57.57
Taxi Vàng0234.3.79.79.79


Ngoài ra, du khách cũng có thể thuê xe máy tại Huế để chủ động hơn khi tới cầu ngói Thanh Toàn và các địa điểm lân cận: 

Hạnh ThảoHue Motorbike Rental
Địa chỉ 29c kiệt, 103 Nhật Lệ 29C Chu Văn An
SĐT 098 500 51 13093 537 37 35

Khám phá cầu ngói Thanh Toàn 

Kiến trúc cầu ngói 

Cây cầu được xây dựng theo lối “thượng gia hạ kiều” (trên là nhà, dưới là cầu) với tổng chiều dài 18,75m (43 thước mộc), rộng 5,82m (rộng 14 thước mộc) và được chia thành 7 gian khác nhau. Toàn bộ phần mái của  cầu ngói Thanh Toàn  được lợp bằng ngói lưu ly – một loại ngói phổ biến thời bấy giờ với màu sắc tươi tắn, hoa văn độc đáo; kết hợp với chi tiết đắp nổi hình rồng uốn lượn mềm mại được khảm trai mang tới màu sắc rực rỡ. Cây cầu có một hệ thống 3 hàng trụ làm bằng gỗ, mỗi hàng là 6 cột, các cột này là cột chống đỡ và đều được làm đá rất chắc chắn. Ngoài ra các hàng cột đều gắn với nhau bằng một khối mộng để chống sụt lún. 

ảnh cầu ngói thanh toàn
Nguồn: @thanhbinh_luong

Hai đầu cầu ngói Thanh Toàn có hai mống được đặt với các đầu mối nối liền hệ thống trụ đỡ và các thanh bê thông. Phần trụ đỡ cây cầu được làm bởi các thân gỗ lớn, nằm ngang, từ đó có thể dựng phần cột để làm nhà ở phía rất chắc chắn. Hai bên thành của cầu với 4 hàng cột, ở giữa được sử dụng để làm lối đi, ngoài ra, câu được gắn thêm phần lan can để đảm bảo bằng gỗ để đảm bảo an toàn hơn.

Hai đầu cầu ngói Thanh Toàn được trang trí nhiều hoa văn hoa mai, hoa cục độc đáo bằng sành với màu sắc tươi sáng. Hai bên mái có chi tiết đắp rồng uốn lượn, chính giữa đắp nổi tượng trưng cho đầu rồng. Toàn bộ phần khung cầu, mặt cầu và lan can đều được làm bằng gỗ tự nhiên nên dưới tác động của thời gian, chiến tranh và thiên tai nên cầu hư hại nhiều. Để giữ nguyên được dáng vẻ ban đầu cầu đã trải qua 5 lần trùng tu:

  • Lần 1 vào năm 1847
  • Lần 2 vào năm 1906
  • Lần 3 vào năm 1956
  • Lần 4 vào năm 1971
  • Lần tu sửa cầu ngói Thanh Toàn gần đây nhất là cuối năm 2016 với tổng kinh phí 13,1 tỷ đồng.

Từ ngoài nhìn vào thì du khách có thể thấy cây cầu rất giống hình dáng một ngôi nhà, được chia làm 7 gian tương đương 7 phòng nhỏ của một ngôi nhà. Bên trong có một bàn thờ nhỏ thờ  bà Trần Thị Đạo – người đã có công xây dựng cây cầu này. Hai bên mỗi bên 3 gian đều làm thành các bục cao như những bộ bàn ghế, được sử dụng để ngồi.

du lịch cầu ngói thanh toàn
Nguồn: @huonggiang_company

Ở giữa, bàn thờ cầu ngói Thanh Toàn được bịt kít, còn lại đều được làm thông thoáng. Hệ thống cột xà làm bằng xà kép, xà phía dưới qua mộng cột, xà phía trên đặt ở đầu cột. Những cột xà này không được chạm khắc hoa văn như thông thường mà chỉ là là hình vuông và tròn. Phần mái của cây cầu chạm khắc hình ảnh Long – Lân – Quy – Phụng theo chủ đề tứ linh truyền thống. Hiện tại, phần mái là đôi phượng chầu trời nằm ở giữa và hai đầu là hình rồng cách điệu, trước đây trên phần mái được trang trí bằng con Giao Long. 

hình ảnh cầu ngói thanh toàn
Nguồn: @ahotuavietnam

Trải nghiệm lễ hội tại cầu ngói Thanh Toàn 

Những lễ hội lớn trong năm được dân làng Thanh Thủy Chánh tổ chức tại cầu, du khách có thể tham quan và trải nghiệm gồm:

Ngày giỗ bà Trần Thị Đạo: Vào 15/8 âm lịch hàng năm, người dân sẽ tổ chức ngày giỗ cho người có công lao gây dựng cây cầu ngói Thanh Toàn. Lúc đó, người dân sẽ rước bà từ đình ra cầu làm lễ, sau đó lại rước lại về đình. Khi các nghi lễ long trọng hoàn tất thì sẽ tới các hoạt động vui chơi dân gian như kéo co, đua thuyền trên sông, hò giã gạo,… 

lễ hội cầu ngói thanh toàn
Ngày lễ giỗ bà Trần Thị Đạo – Nguồn: @ahotuavietnam

Hội chợ quê cầu ngói Thanh Toàn: Hoạt động thường niên được tổ chức hai năm một lần. Nơi du khách có thể hòa mình vào không khí lễ hội, trải nghiệm không gian chợ quê với nhiều món ăn, đặc sản Huế bình dị mà đặc sắc. Đồng thời tham gia vào những hoạt động vui chơi hấp dẫn như: đua thuyền, kéo co,… 

chợ quê cầu ngói thanh toàn
Hội chợ quê – Nguồn: @ahotuavietnam

Lễ hội Bài Chòi cầu ngói Thanh Toàn: vào mùng 3 Tết Nguyên đán hàng năm, tập tục đánh bài chòi là hoạt động văn hóa đầy giá trị nhưng lại không mang tính đỏ đen, cờ bạc. Trò chơi lan tỏa những câu hát ý nghĩa về quê hương, đất nước đến tới mỗi người đến dự. Ngoài ra còn gặp gỡ, giao lưu và trao phần thưởng may mắn ngày đầu xuân. Bài chòi đã gắn liền với nghệ thuật diễn xướng với các nghệ nhân dân gian. Bài chòi đều mang lại nét đặc trưng riêng, đều mang dấu ấn văn hóa truyền thống bản địa,…

Một số địa điểm du lịch gần cầu ngói Thanh Toàn du khách có thể kết hợp cho chuyến đi thêm phần thú vị như: Nhà thờ Phủ Cam, cung An Định Huế, cầu Tràng Tiền Huế, Đại Nội Huế,… Nếu du khách đang muốn tìm hiểu thêm về kiến trúc thượng gia hạ kiều độc đáo này có thể ghé nơi đây và cảm nhận không gian yên bình, thơ mộng đậm chất Huế hay hòa mình vào những hoạt động sôi nổi mùa lễ hội.

Có thể bạn sẽ thích

Địa điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam

footer dulich3mien

Dulich3mien là địa chỉ cung cấp thông tin về các điểm đến du lịch phổ biến, văn hóa, ẩm thực và lễ hội tại 63 tỉnh thành trên khắp Việt Nam. Chúng mình mong muốn chia sẻ cho những kinh nghiệm, cẩm nang cùng các thông tin hữu ích giúp cho hành trình khám phá dải đất hình chữ S của du khách trở nên thú vị hơn.

LIKE & SHARE

© Copyright 2022, All Rights Reserved | Dulich3mien