Chùa Thiên Mụ Huế đã tồn tại hơn 400 năm, trải qua nhiều sự kiện thăng trầm nên vì thế chùa được xem là một biểu tượng gắn liền với thành phố Huế. Với một vẻ đẹp trang nghiêm, thanh thoát, là một dấu ấn kỳ diệu trong lòng du khách đến tham quan. Ngôi chùa được ghi tên vào danh mục như: Di sản thế giới của UNESCO năm 1993, Di tích lịch sử – Văn hóa quốc gia năm 1996.
Chùa Linh Mụ Huế là biểu tượng gắn liền với đất Cố đô bao đời nay, cũng là một trong những địa danh được nhắc đến nhiều nhất trong hành trình khám phá thành phố này. Hãy cùng tác giả khám phá qua bài viết này nhé!
Chùa Thiên Mụ ở đâu?
Ngôi chùa cổ này nằm trên đồi Hà Khê thuộc làng An Ninh Thượng, phường Kim Long, cách thành phố Huế khoảng 5km về phía Tây. Hơn nữa chùa tọa lạc bên bờ sông Hương thơ mộng, với kiến trúc cổ kính đã góp phần điểm tô cho bức tranh thiên nhiên nơi đây càng thêm duyên dáng, trang nghiêm và linh thiêng.
- Chính xác chùa Thiên Mụ nằm ở đường nào?
Chùa là nơi được bao quanh rất nhiều cây cối và bờ rào để đi tới được chính xác thì chùa nằm ở số 140 – 142 đường Nguyễn Phúc Nguyên.
Di chuyển đến chùa như thế nào?
Chùa nằm cách trung tâm thành phố chỉ chừng 5km về phía Tây nên mất khoảng 10 phút di chuyển là đến nơi. Bạn có thể đi xích lô, taxi hoặc xe máy đều được.
Để du lịch được trải nghiệm tốt nhất và tiết kiệm chi phí thì mình khuyên các bạn nên thuê xe máy để đi chùa Linh Mụ Huế cùng các nơi du lịch gần đó thuận tiện hơn.
Cửa hàng cho thuê xe máy Chị Chi:
- Địa chỉ: 16 Hùng Vương – Thành phố Huế – Thừa Thiên Huế
- Hotline: 0389.441.733 ( Call or Zalo )
- Giá thuê xe: 100.000 – 120.000
Ngoài ra các bạn đi đông người có thể gọi taxi để di chuyển, tuy nhiên sẽ tốn chi phí hơn rất nhiều và cũng khá thụ động. Bạn sẽ mất khoảng 200k/ chiều hoặc 500k/ chiều để đi 5 địa điểm tại Huế.
- Taxi Mai Linh ở Huế: 0234.3.89.89.89 – 0234.3.82.47.47
- Taxi Thành Công: 0234.3.57.57.57- 0234.6.57.57.57
Quy định khi đến Chùa
Giá vé chùa Thiên Mụ Huế
Chùa là một điểm đến hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên khi bạn gửi xe thì sẽ mất phí là 5.000VNĐ/ 1 xe máy nhé. Ngoài ra nếu bạn mong muốn cúng sẽ chỉ mất thêm phí mua nhan vào cúng thôi.
Giờ mở cửa
Chùa mở cửa đón khách cả ngày nên trong hành trình đi tham quan Huế của bạn có thể ghé thăm vào buổi nào mà mình thích. Đặc biệt, vào buổi tối ngôi chùa này càng trở nên lung linh với vô số ánh đèn lấp lánh. Tuy nhiên để không ảnh hưởng tới các Sư Thầy thì bạn đừng ở lại quá muộn.
Nội quy
- Khi đến chùa phải ăn mặc chỉnh tề, kín đáo, lịch sự…
- Không được tùy tiện đánh chuông, trống, mõ, khánh.
- Chú ý lời ăn tiếng nói.
- Không xả rác bừa bãi.
- Không chen lấn khi đông người.
- Tránh các khu vực thiền định.
Thông tin về Chùa Thiên Mụ Huế
Đầu tiên hãy cùng lặn vào thời gian tồn tại hàng trăm năm của ngôi chùa này để thấy được tại sao Thiên Mụ xứng danh trở thành quốc tự của xứ Đàng Trong (1 phần lãnh thổ của Việt Nam thời đấy do chúa Nguyễn kiểm soát)
Lịch sử chùa Thiên Mụ thành phố Huế
Theo các sử liệu ghi lại, ngôi chùa cổ này được xây dựng từ giữa thế kỷ XVI. Cụ thể là vào năm 1601, chúa Nguyễn Hoàng xây dựng lại chùa Thiên Mỗ ở đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương và đổi sang tên như hiện nay. Một cuộc đại trùng tu vào năm 1714 do chúa Nguyễn Phúc Chu ban lệnh đã biến chùa trở nên nguy nga tráng lệ với quy mô hoàn chỉnh. Bởi vì là thời phong kiến, thời gian được tính bằng thế kỷ và khoảng nên chùa Thiên Mụ xây dựng năm nào không có chính xác.
Tuy nhiên sự tráng lệ đấy chỉ tồn tại đến năm 1775, ngôi chùa bị tàn phá bởi quân Trịnh. Sau nhiều năm và qua nhiều đời vua sau, chùa nhiều lần được trùng tu và mở rộng sao cho tổng hòa được kiến trúc thời đại trước. Trước năm 1945, chiến tranh tàn phá, chùa dường như bị bỏ hoang cho thời gian, đến khoảng thời gian năm 1958 mới được đại trùng tu lại. Hơn nữa, Chùa Thiên Mụ Huế được xếp vào 20 thắng cảnh đất Thần Kinh do đích thân vua Thiệu Trị chọn.Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà thọ xương. Dù ngồi chùa đã trải qua nhiều đợt trùng tu và hiện nay không có nhiều tượng Phật nhưng đối với người dân Huế thì nơi này vẫn luôn tồn tại trong tâm thức. Khi đi vãn cảnh, không gian nhẹ nhàng, thanh tịnh giúp du khách cảm thấy nhẹ lòng, bỏ lại phía sau những lo âu, phiền muộn
Ngoài ra, thơ về chùa Thiên Mụ đã trở thành bài thơ được người Cố Đô Huế lan truyền rất rộng rãi:
Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương.
Trải qua hơn bốn thế kỷ, ngôi chùa cổ đã chất lên mình những mẫu hoa văn, phù điêu nhuộm màu của thời gian. Chùa sở hữu lối kiến trúc cổ đẹp nhất xứ Huế đồng thời mang trong mình giá trị tín ngưỡng đặc biệt quan trọng trong sự phát triển nền Phật giáo miền Trung nói riêng và Việt Nam nói chung.
Sự tích chùa Thiên Mụ Huế
Theo lời kể, xưa kia, khi chúa Nguyễn còn cai trị ở Đàng trong, tư tưởng lễ giáo phong kiến “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” rất nặng nề. Thời điểm ấy, một đôi trai gái yêu nhau mặn nồng. Tuy nhiên, cô gái là tiểu thư khuê các, xinh đẹp và là con một vị quan giàu có, còn chàng trai lại mồ côi, nghèo đói. Vì vậy, gia đình cô đã ngăn cấm quyết liệt. Quá đau khổ, cả hai đã cùng nhau ra bến thuyền Mụ (phía trước chùa Linh Mụ Huế) để tự vẫn.
Trớ trêu thay, chàng trai đã chết dưới dòng sông Hương, còn cô gái lại dạt vào bờ và được dân làng cứu sống. Sau đó, gia đình đã đưa cô về và ép lấy một người giàu có. Thời gian trôi qua, nàng dần quên đi những kỉ niệm với chàng trai năm nào, còn chàng nằm dưới sông Hương, chờ người yêu mà không thấy nên uất hận cho số phận mình và “nhập” vào chùa, nguyền rằng, bất cứ đôi trai gái nào yêu nhau đến đây thì tình yêu sẽ đổ vỡ và chia tay. Lời nguyền được người đời truyền tới ngày nay, khiến cho chùa thêm linh thiêng và huyền bí.
Tuy nhiên, sư thầy đang tu hành tại chùa Thiên Mụ Huế cho biết: “Chuyện người đời nói ở chùa mang lời nguyền tình duyên là không có. Thời xưa trong khuôn viên chùa cây cối rất nhiều. Các đôi tình nhân thường rủ nhau đến chùa, lợi dụng cây cối trong chùa xanh tốt nên đã làm những chuyện trái với luân thường đạo lý. Không thể chấp nhận được điều đó, người dân đã dựng lên câu chuyện về lời nguyền để giữ sự thanh tịnh cho ngôi chùa”.
Đọc thêm:
- Chùa Từ Hiếu
- Chùa Huyền Không Sơn Thượng
- Chùa Huyền Không 1
- Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã
- Chùa Từ Đàm
- Đại Nội Huế
Kiến trúc chùa Thiên Mụ Huế
Các họa tiết trang trí, phù điêu hoa văn trên nền vôi vữa đến đá, gỗ, bích họa… đều mô phỏng sự vàng son của vua chúa, sự lộng lẫy của cung đình. Từ thời vua Minh Mạng (1791 – 1841) về sau, có người miêu tả chùa Thiên Mụ Huế là nghệ thuật kiến trúc đã đạt được những giá trị mỹ thuật đỉnh cao. Bàn về khởi nguyên màu sắc của công trình, người Huế nổi tiếng về sự phối hợp biến những màu sắc nguyên bản thành màu của cỏ cây, cảnh vật hòa cùng thiên nhiên. Tất cả những màu sắc ấy đều được đưa vào đời sống văn hóa, y phục và cả nghệ thuật trang trí.
Toàn cảnh chùa Thiên Mụ Huế nằm trên ngọn đồi Hà Khê, từ trên cao nhìn xuống tổng quan đường cong uốn lượn giống hình con rùa kề bên dòng Hương êm đềm. Chùa được bao quanh bằng tường đá và bên trong chia làm hai khu vực trước và sau cửa Nghi Môn.
Trước cửa Nghi Môn gồm các công trình kiến trúc: Bến thuyền 24 bậc tam cấp lên xuống, cổng Tam quan 4 trụ đá, tháp Phước Duyên và lầu chuông.
Từ cổng Tam quan bước lên 15 bậc tam cấp là đình Hương Nguyện nay chỉ còn sót lại nền đất và bộ móng xây bằng đá Thanh. Sau đình Hương Nguyện là tháp Phước Duyên chùa Thiên Mụ Huế cao 7 tầng. Hai bên tháp có hai lầu bia tứ giác được xây dựng từ thời Triệu Trị (1807 – 1847), lui về phía sau là hai lầu hình lục giác dựng từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1675 1725), một lầu để bia và một lầu để chuông.
Đi sâu vào phía bên trong cửa Nghi Môn gồm: Điện Đại Hùng, Điện Địa Tạng, điện Quan Âm, nhà trai phạn, nhà khách, khuôn viên vườn hoa cùng hồ nước và vườn thông mang đến vẻ đẹp tĩnh mịch hiếm có.
Sơ lược về chùa Thiên Mụ Huế có những công trình nổi bật thu hút được sự chú ý của du khách tham quan cũng như những nhà nghiên cứu văn hóa kiến trúc truyền thống như: Cổng Tam quan, Tháp Phước Duyên, Điện Đại Hùng, Điện Địa Tạng, Điện Quan Âm
Cổng Tam quan: Là cổng chính dẫn vào chùa, có cấu trúc hai tầng tám mái, tường gạch sàn gỗ. Cổng có tất cả 3 lối đi, mỗi lối có 2 cánh cửa gỗ được bó bằng đai và đinh đồng. Hoa văn trang trí trên tường, mái sau khi phục dựng đảm bảo tính Phật giáo thuần túy trong chùa. Bốn trụ hoa biểu phía trước là kết cấu gạch khảm chữ sứ cổ.
Tháp Phước Duyên chùa Thiên Mụ Huế:
Tháp Phước Duyên được kiến tạo vào năm 1844 dưới thời vua Thiệu Trị. Tòa tháp hình bát giác có 7 tầng, cao trên 23m, xây bằng gạch vồ, vữa vôi. Nguyên gốc của tháp được gia cố bởi các vòng sắt bên ngoài lan can có gạch hoa men lưu ly. Nóc tháp có Hồ lô và trên các mái có con giao bằng pháp lam. Những lớp màu vôi quét ở đây luôn có sự hòa hợp giữa màu vàng, màu đỏ, da cam và màu rêu của thời gian.
Vì kiến trúc và màu sắc đó nên bảo tháp này là công trình văn hóa mỹ thuật đặc sắc, đại diện đặc trưng cho nền văn hóa Phú Xuân (Phú Xuân từng là thủ đô của Việt Nam dưới thời của chúa Nguyễn từ 1600 – 1725, ngày nay là thành phố Huế), xứng tầm một kiệt tác kiến trúc cổ. Tuy nhiên qua thời gian, việc hư hại dần ảnh hưởng đến sự tinh tế trong nét kiến trúc xưa.
Điện Đại Hùng: Là chánh điện của chùa Linh Mụ Huế, bên trong treo một chiếc chuông đồng khá lớn chạm hình nhật nguyệt, tinh tú và khắc chữ. Dưới thời vua Gia Long (1762 – 1820) chuông là thứ bảo vật rất quan trọng đối với ngôi chùa. Toàn bộ các bích họa trên cổ diềm vẫn giữ được nét cổ xưa. Ngoài ra còn có một bức hoành phi bằng gỗ sơn son thiếp vàng do tự tay chúa Nguyễn Phúc Chu ngự đề năm 1714.
Vậy Chùa Thiên Mụ thờ ai?
Điện Địa Tạng, Điện Quán Âm: Điện Địa Tạng nguyên mẫu đây là một ngôi nhà tứ giác độc đáo của khoảng 150 năm trước. Ở dưới nhìn lên hình bát quái có cấu trúc khéo léo ở nóc. Còn Điện Quán Âm là điện thờ được che bởi tán cây trang trí giản dị, không có hoa văn cầu kỳ. Trong điện có tượng Quán Thế Âm Bồ Tát được đúc bằng đồng đen ngồi trên đài sen.
Đi chùa Thiên Mụ cầu gì?
Là một ngôi chùa vô cùng nổi tiếng bởi rất linh thiêng, là nơi đặt chân của hàng vạn du khách thập phương từ khắp nơi kéo đến để cầu bình an, cầu tài, cầu phúc,… Tuy nhiên khi đến đây với mong muốn bình an, nhiều người không thoải mái khi chính tin đồn về “lời nguyền” không đúng sự thật làm giảm đi sự trang nghiêm của ngôi chùa.
Ngoài ra, hòn non bộ của vị tổ nghề hát tuồng Việt Nam là Đào Tấn được cạnh chiếc ô tô là di vật của cố Hòa thượng Thích Quảng Đức (người đã tự thiêu vào ngày 11/06/1963 tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm) được đặt ngay ngoài khuôn viên là vườn hoa được chăm sóc kỹ lưỡng tạo nên không gian tĩnh mịch linh thiêng.
Du lịch Chùa Thiên Mụ ở Huế với tiếng chuông ngân vang mỗi ngày là một trong những biểu tượng linh thiêng và đẹp đẽ của Cố Đô. Với không gian uy nghi, thơ mộng chắc hẳn là điểm đến hàng đầu khi du khách đặt chân đến Huế.