Chùa Từ Hiếu Huế được khởi lập từ năm 1843, gắn liền với tấm lòng hiếu thảo của hòa thượng Nhất Định. Đồng thời đây cũng là công trình kiến trúc độc đáo, không gian yên bình hấp dẫn du khách và người dân địa phương. Với lịch sử lâu đời ngôi cổ tự này còn gắn liền với đời sống của người dân xứ Huế.
Tổ đình Từ Hiếu nằm giữa khu rừng thông bát ngát, có khe nước chảy uốn quanh chùa, đem lại khung cảnh vô cùng hữu tình. Hãy cùng bài viết tìm hiểu thêm về địa điểm này nhé.
Địa chỉ chùa Từ Hiếu ở đâu?
Cổ tự Từ Hiếu được đặt tại thôn Dương Xuân Thượng III, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Chùa nằm sâu dưới những tán thông xanh mát, mang đến không gian thanh tịnh và yên bình thu hút du khách.
Nơi đây cách trung tâm thành phố khoảng 5km và cung đường di chuyển cũng tương đối thuận lợi. Thời gian tốt nhất để đến thăm chùa Từ Hiếu là vào mùa khô (tháng 3 – tháng 8) bởi vào thời gian này trời ít mưa, đường khô ráo dễ di chuyển và phù hợp với hoạt động vui chơi ngoài trời của du khách. Hoặc tháng 7 âm lịch – trùng với lễ Vu Lan báo hiệu trong văn hóa đạo Phật. Thời gian này người dân địa phương đến chùa làm lễ dâng hương và hồi hướng công đức khá đông.
Từ trung tâm thành phố du khách có thể lựa chọn 1 trong 2 phương tiện sau để di chuyển đến chùa Từ Hiếu Huế:
Xe máy: Thời gian di chuyển khoảng 15 -20p/chiều. Đường thẳng tương đối dễ đi và không có những khúc cua khó, du khách lại có thể chủ động về thời gian cũng như lịch trình; chi phí thuê xe khoảng: 120.000 – 150.000đ/xe/ngày. Một số địa điểm cho thuê xe máy tại Huế:
- Cửa hàng Hạnh Thảo: số 29C kiệt, 103 đường Nhật Lệ; số điện thoại: 098 500 5113.
- Cửa hàng Cường huế: 6/3 Kiệt, số 128 đường Nguyễn Chí Thanh; số điện thoại: 096 920 52 19.
Taxi: Thời gian di chuyển 15p/chiều; chi phí: 60.000đ/xe 4 chỗ/chiều. Một số hãng taxi tại Huế:
- Taxi Mai Linh: 0234 3 89 89 89
- Taxi Thành Công: 0234 3 57 57 57
- Taxi Vàng: 0234 3 79 79 79
Lịch sử Tổ đình Từ Hiếu Huế
Dựa vào những tài liệu và ghi chép có trong sử sách thì chùa Từ Hiếu sơ khai là Thảo Am do đại sư Nhất Định lập lên. Đây không chỉ là nơi ông tu hành đạo phật mà còn là nơi dành thời gian chăm sóc mẹ già, ốm yếu. Chuyện xưa kể lại rằng mặc dù tuổi đã cao nhưng hàng ngày nhà sư vẫn chống gậy vượt đường đèo dốc để mua thịt, cá về bồi dưỡng cơ thể cho mẹ. Khi đó, người dân nhìn thấy cảnh đó thì thường xì xào, kỳ thị nhà sư mà không biết giữ đạo hạnh lại ăn mặn nhưng ông vẫn bỏ ngoài tai dành tâm sức chăm sóc mẹ già. Câu chuyện đồn xa khi đến tai vua Tự Đức thì ông đã phái người xuống điều cha và rất cảm động trước tình cảm phụ tử của sư Nhất Định nên quyết định mở rộng am thành chùa và ban tên “Sắc tứ Từ Hiếu tự”. Và sau đó người dân đã lan truyền sự tích chùa Từ Hiếu Huế một cách rộng rãi.
Trải qua 3 lần trùng tu thì chùa Tự Đức có được dáng vẻ như hiện tại:
- Năm 1848 chùa được xây dựng với quy mô lớn hơn
- Năm 1894 hòa thượng Cương Kỷ trùng tu và thiết kế toàn cảnh chùa dưới sự giúp đỡ của các Phật Tử, vua Thành Thái và quan lại.
- Năm 1931 hòa thường Minh Huệ cho trùng tu và xây hồ bán nguyệt.
- Năm 1962 hòa thượng Chơn Thiệt trùng tu và chỉnh trang lại chùa.
- Năm 1971 thượng tọa Chí Niệm chỉnh sửa lại hồ bán nguyệt, cổng tam quan và một số nhà cửa xuống cấp khác.
Kiến trúc chùa Từ Hiếu Huế
Toàn bộ không gian chùa nằm trên một đồi thông rộng lớn nên quanh năm không khí trong lành, xanh mát và yên tĩnh không vướng bụi trần thuộc phường Xuân Thủy. Toàn bộ cảnh chùa nằm trọn trong khu rừng rộng 8 mẫu, phía trước là dòng nước suối uốn quanh mang đến khung cảnh non nước hữu tình, khiến phật tử và du khách vương vấn mỗi lần vãn cảnh chùa.
Ngay bên ngoài cổng tam quan của chùa Từ Hiếu Huế là tòa tháp cao ba tầng có tên tháp Bồ Đề được xây dựng từ tháng 3 năm Thành Thái thứ 6 tức 1894. Tháp được xây dựng nhằm mục đích thu nhận, lưu giữ và bảo quản sách kinh, trang tượng,… bị hư hỏng từ các am, tự hay tư gia gần xa. Công trình độc đáo này cũng là công trình có kiến trúc độc đáo và duy nhất tại Huế. Ngay phía trước tháp có bia đá hơn 130 năm tuổi ghi chép lại lý do và việc xây dựng thấp bằng chữ Nôm.
Cổng chùa Từ Hiếu Huế được xây dựng theo kiểu kiến trúc tam quan đặc trưng với hoa văn đầu rồng, thân rồng uốn lượn. Cổng được xây hai tầng 4 cột đều có câu đối được viết bằng chữ nôm và hai bức tranh tùng mai trang trí hai bên. Dưới dòng chảy thời gian cổng chùa đã từng một lần hư hỏng nhưng được trùng tư và giữ nguyên vẻ đẹp cổ kính vốn có.
Bước qua cổng Tổ đình Từ Hiếu Huế là hồ bán nguyệt nước xanh ngát, nơi nhiều cây xanh soi bóng. Tiếp đó là tấm bia không chỉ gắn liền với câu chuyện của sư Nhất Định mà còn có ý nghĩa răn dậy sâu sắc với thế hệ sau. Trong đó câu nói nổi tiếng được người Huế truyền tai nhau “Từ là đức lớn của Phật, nếu không Từ thì lấy gì tiếp độ tứ sanh cứu giúp vạn loại; Hiếu là đầu hạnh của Phật, nếu không Hiếu thì lấy gì để đạt thông cõi nhiệm bao phủ đất trời.” trích nguyên văn trên bia đá.
Toàn bộ không gian chùa Từ Hiếu Huế lấy chữ khẩu “口” mà dựng thành theo kiểu kiến trúc đặc trưng của phật giáo Việt Nam thời đó là ba căn hai chái. Phía trước là điện thờ Phật, hai bên là lầu bia ghi lại lịch sử hình thành và tu sửa qua từng giai đoạn. Điện phía sau là Quảng Hiếu Đường, chính giữa thờ đức thánh quan, bên phải thờ các vị Thái giám triều Nguyễn và bên trái thờ hương linh phật tử tại gia. Phía sau là Tả Lạc Thiên (nhà tăng) và Hữu Ái Nhật (nhà khách).
Xung quanh Tổ đình Từ Hiếu Huế còn có nghĩa trang của 24 vị thái giám triều Nguyễn và tháp chuông lớn. Tương truyền rằng việc xây dựng chùa gắn liền với công đức của thái giám Châu Phước Năng nên khi mất các thái giám được phép chôn cất ở ngọn đồi rộng 1.000m2 tách biệt với chùa. Tại đây có tấm bia đá kể lại mục đích xây dựng nghĩa trang và nỗi niềm buồn thương về cuộc đời không giống ai của các thái giám. Tháng 11 âm lịch hàng năm chùa Từ Hiếu sẽ tổ chức lễ hiệp kỵ (lễ cúng cho vị thái giám).
“Có thể bạn quân tâm! Một vài ngôi chùa nổi tiếng khác của Huế: Chùa Linh Mụ, thiền viện trúc lâm Bạch Mã, chùa Từ Đàm, chùa Huyền Không Sơn Thượng,…”
Quán ăn chay gần chùa Từ Hiếu Huế
Quán chay tịnh tâm
Không gian quán đơn giản theo kiểu không gian mở thoáng mát, bàn ghế bên trong khá đơn giản nhưng thực đơn vô cùng phong phú. Quán là địa điểm thưởng thức đồ chay quen thuộc với nhiều người dân Huế. Thực đơn món chay ở đây khá phong phú từ món mặn, món ăn vặt, lẩu,… du khách có thể dễ dàng lựa chọn được món ăn hợp khẩu vị.
- Địa chỉ: số 54 đường Lê Ngô Cát, ( cách chùa Từ Hiếu 1km về phía Nam)
- Giờ mở cửa: 6h30 – 21h30
Quán chay Thiền Tâm
Thực đơn món chay tại đây vô cùng phong phú, với nhiều món ăn hấp dẫn và rau xanh tươi ngon mang đến những trải nghiệm hương vị khó quên. Không gian quán khá đơn giản nhưng thái độ phục vụ tốt, niềm nở khiến du khách luôn cảm thấy dễ chịu khi dùng bữa tại đây.
- Địa chỉ: 110A Lê Ngô Cát, Thủy Xuân, Thành phố Huế
- Giá: 200.000 – 330.000đ/món
“Để có ngày du lịch đầy trọn vẹn, du khách đừng quên ghé thăm các địa điểm du lịch nổi tiếng khác của Huế như: Lăng Đồng Khánh, Cung An Định, Lăng Tự Đức,…”
Với những thông tin mà dulich3mien.vn vừa chia sẻ hy vọng du khách đã có thể hiểu thêm về chùa Từ Hiếu Huế một trong những địa điểm du lịch văn hóa nổi tiếng trong và ngoài nước. Nếu có dịp đến Huế du khách hãy đến đây và tìm hiểu thêm về cảnh sắc nơi đây và tìm thấy một nơi yên bình tĩnh tâm sau những ngày làm việc căng thẳng.