TRANG CHỦ / Du lịch Huế / Nhã nhạc cung đình Huế – Tìm hiểu là gì, lịch sử, địa điểm biểu diễn

Nhã nhạc cung đình Huế – Tìm hiểu là gì, lịch sử, địa điểm biểu diễn

Tác giả: Nguyễn Hiền
1.931 Lượt xem Theo dõi Dulich3mien trên

Nhã Nhạc Cung Đình Huế – di sản văn hóa phi vật thể thể hiện sự tinh tế, giàu cảm xúc trong lĩnh vực âm nhạc của vua chúa thời xưa. Bên cạnh những điệu lý, điệu hò,… làm phong phú và giàu đẹp thêm nền âm nhạc nước nhà. Ngày nay, nhã nhạc Huế đã trở thành “món ăn” tinh thần hấp dẫn với du khách trong vào ngoài nước khi ghé thăm mảnh đất cố đô.

Nhã Nhạc Cung Đình Huế mang một loại âm nhạc phát triển và đạt tinh hoa độc đáo từ thời nhà Nguyễn. Hãy cùng bài viết tìm hiểu thêm về di sản văn hóa này nhé.

Nhã nhạc cung đình Huế là gì?

Nhã nhạc là loại âm nhạc có liên quan trực tiếp với cung đình và thường được sử dụng trong những dịp trang trọng như: triều hội, các buổi lễ quan trọng,… Nhã nhạc là sự kết hợp hài hòa gia phần Lễ + Nhạc. Thưởng thức nhã nhạc là phương thức hiệu quả để tìm hiểu văn hóa cung đình Huế thời xưa, ở đó du khách có thể chứng kiến sự tái hiện của những nghi lễ trang trọng; phần âm nhạc hấp dẫn và được giới chuyên môn đánh giá cao – giàu tính “bác học”. 

Hình ảnh Nhã Nhạc Cung Đình Huế
Hình ảnh Nhã Nhạc Cung Đình Huế

Nhã nhạc cung đình Huế cũng cho thấy được đời sống tinh thần phong phú và đẳng cấp của hoàng tộc Việt thời xưa. Theo suốt chiều dài lịch sử của các triều đại phong kiến nhã nhạc cung đình dần dần được hoàn thiện hơn. Bởi vậy, không biết tự bao giờ nhã nhạc cung đình đã trở thành biểu tượng của hoàng thân quốc thích và triều đình xưa. Trong đó, Nhã Nhạc (gắn liền với triều Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam) là đặc sắc và còn được lưu giữ trọn vẹn đến ngày nay.

Nhã Nhạc Cung Đình Huế không chỉ là một bài hát hay làn điệu mà đó là tổng hợp của 126 bài ca chương (nguyên gốc – bản dịch) được sử dụng trong 12 cuộc lễ gắn liền với triều đình với 6 dàn nhạc.

  • Nhạc huyền: Bộ nhạc treo 
  • Đại nhạc: Cổ xúy đại nhạc
  • Tiểu nhạc: Ti trúc tế nhạc
  • Ty chung và Ty khánh: Dàn nhạc chuông và khánh đá
  • Quân nhạc: Đội bảo lệnh

Nhã nhạc cung đình Huế nhạc cụ tối thiểu hơn 30 loại nhạc khí, nhạc cụ khác nhau với mỗi dàn nhạc.  Ví dụ Đại Nhạc gồm: 42 nhạc cụ; trong đó có 2 bộ gõ – bộ gõ màng rung gồm 20 trống.

Không chỉ phong phú về nhạc cụ mà bài ca cũng rất “giàu có” và được chia thành hai phần chính Tiểu nhạc và Đại nhạc:

  • Tiểu nhạc gồm 15 bài bản: 10 bản ngự (Thập thủ liên hoàn); Ngũ đối thượng; Ngũ đối hạ; Long đăng; Long ngâm; Tiểu khúc.
Nhã Nhạc Cung Đình Huế
Nhã Nhạc Cung Đình Huế

Đại nhạc gồm 16 bài nhạc: Nam trĩ; Nam bình; Nam ai; Cung nam; Kèn bóp (du xuân); Man; Mã vũ; Tấu mã; Bông; Phú lục; Kèn chiếu; Xang xê; Đăng đàn cung kép; Đăng đàn cung đơn; Ngũ lôi (Đăng đàn cung); Tam luân cửu chuyển. Giá trị nghệ thuật không chỉ được thể hiện qua số lượng nhạc cụ, số lượng bài nhạc mà còn gắn liền với những nghi lễ quan trọng của triều đình. 

Nhã Nhạc Cung Đình Huế cho đến thời điểm hiện tại vẫn thể hiện được vai trò quan trọng và giá trị sâu sắc trên 5 lĩnh vực nghệ thuật của Việt Nam:

  • Hệ thống dàn nhạc, nhạc cụ
  • Nhạc hòa tấu, nhạc không lời
  • Nhạc đệm cho biểu diễn (hát/múa)
  • Ca khúc có sự kết hợp của múa và hát
  • Ca khúc được biểu diễn trong các hình thức buổi lễ.

Đặc biệt, Nhã Nhạc Cung Đình Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại vào tháng 12/2003. Không chỉ được giới chuyên môn trong nước đánh giá cao mà Nhã Nhạc còn được bạn bè quốc tế công nhận. Cụ thể, ngày 31/01/2004 Nhã Nhạc Huế được biểu diễn quốc tế lần đầu tại Paris trong buổi lễ đón nhận bằng chứng nhận; 

Nguồn gốc Nhã nhạc cung đình Huế ở đâu?

Theo những gì được ghi chép lại trong sử sách thì Nhã Nhạc đường hình thành và phát triển cùng với giai đoạn triều Lý – Trần. Các triều đại phong kiến sau này tiếp tục kế thừa, phát triển và hoàn thiện hơn nữa loại hình âm nhạc này.

  • Thời Lý: Nhã nhạc bắt đầu xuất hiện từ giai đoạn năm 1010 – 1225; càng về sau thì hoạt động này càng trở nên quy củ hơn; làn điệu và lời ca cũng được phát triển tao nhã và sang trọng hơn thể hiện rõ sự phát triển và hưng thịnh của triều đại phong kiến.
Lịch sử Nhã Nhạc Cung Đình Huế
Lịch sử Nhã Nhạc Cung Đình Huế
  • Thời Lê: Giai đoạn 1427 – 1788, các buổi biểu diễn Nhã Nhạc Cung Đình Huế trở thành “món ăn” tinh thần dành riêng cho giới quý tộc và bác học bởi tính chặt chẽ trong kết cấu và phức tạp trong việc kết hợp nhạc cụ,… Đây cũng là thời kỳ nhã nhạc có những bước phát triển dài: chia tách thành nhiều thể loại riêng biệt phù hợp với mục đích và hoàn cảnh khác nhau. Tuy nhiên, cuối thời Lê nhã nhạc lại bước vào thời kỳ suy thoái – phai nhòa do nhiều nguyên nhân khác nhau.
  • Thời Nguyễn
    • Giai đoạn đầu – Trịnh Nguyễn (1788 – 1802): Giai đoạn này gắn liền với nhã nhạc cung đình được ghi chép lại cụ thể về trang phục, nhạc cụ và ca công, đặc biệt là buổi biểu diễn trong lễ mừng thọ của vua Càn Long. Theo Đại Việt Quốc Thư chép lại thì lúc này khúc nhạc Thập Thủ Liên Hoàn rất có thể đã tồn tại và được biểu diễn với cái tên Nhạc Phủ Từ Khúc.
Nhã Nhạc Cung Đình Huế xưa
Nhã Nhạc Cung Đình Huế xưa
  • Giai đoạn hưng thịnh (1802 – 1885): Đây là thời kỳ vàng son của Nhã Nhạc Cung Đình Huế; giai đoạn này có nhiều nhà hát; rạp hát lớn nhỏ được xây dựng và biểu diễn phục vụ vua; quan lại; đại thân và dân chúng như: Duyệt Thị Đường (Hoàng Thành); Minh Khiêm Đường (Lăng Tự Đức); Cửu Tư Đài (cung Ninh Thọ); rạp ông Hoàng Mười;… Đặc biệt, thời vua Gia Long thì nhã nhạc cung đình được sử dụng như một liệu pháp “di dưỡng tinh thần” khi ông mới chuyển vào phương nam lập nghiệp.
  • Giai đoạn suy thoái: Giai đoạn này triều Nguyễn bước vào suy thoái do quá trình xâm lược của thực dân Pháp; sau đời Tự Đức các vua đều do người Pháp chỉ định nên đời sống tinh thần trong cung cũng vô cùng tẻ nhạt; nhã nhạc cung đình Huế từ đó cũng mai một. Năm 1942 trong buổi lễ Tế Nam Giao cũng là lần cuối nhã nhạc cung đình được biểu diễn một cách trang trọng trước công chúng.

Thưởng thức nhã nhạc cung đình Huế

Nhã nhạc thời nay

Bây giờ, Nhã nhạc là bộ môn nghệ thuật thường được biểu diễn trong những dịp quan trọng như: Trong khuôn khổ Festival Huế, tết cổ truyền, dịp đại lễ, lễ hội phật giáo,… Hay các dịp gặp gỡ cán bộ ngoại giao cấp cao với bạn bè quốc tế.

Nhã Nhạc Cung đình Huế không chỉ được biểu diễn tại Việt Nam hay được người dân cả nước mà còn được biểu diễn tại nhiều quốc gia trên thế giới. Giá trị văn hóa và giá trị nghệ thuật của thể loại nhạc bác học này vẫn được gìn giữ và trường tồn đến ngày nay cho thấy được sức sống mãnh liệt của bộ môn này. Có thể thấy so với nhiều quốc gia khác thì Việt Nam cũng là một đất nước giàu bản sắc văn hóa; đa dạng trong đời sống tinh thần. 

Nhã Nhạc Cung Đình Huế
Nhã Nhạc Cung Đình Huế

Nhã Nhạc Cung đình Huế được xem là tài sản vô giá của đất nước, bởi vậy có nhiều hoạt động nhằm gìn giữ bảo tồn loại hình âm nhạc này như:

  • Chính thức bảo tồn nhã nhạc cung đình từ những năm 1992; đến nay đã đi vào quỹ đạo ổn định.
  • Bảo tồn những bài hát truyền thống tại Nhà hát truyền thống Cung đình Huế gồm: Hồ Quảng; 10 bản ngự trong đó có Phẩm tuyết;…
  • Thường xuyên biểu diễn nhã nhạc cung đình qua hình thức diễn xướng hàng năm trong các dịp: lễ hội Phật Giáo; Festival Huế và phục vụ khách du lịch tham quan cố đô Huế.

Các địa điểm biểu diễn nhã nhạc cung đình Huế 

Về mảnh đất cố đô đến với Tp Huế mộng mơ du khách có thể thưởng thức nhã nhạc cung đình Huế tại một trong hai địa điểm sau:

  • Duyệt Thị Đường: Nhà hát được xây dựng cách đây 200 năm; tới đây du khách vừa thưởng thức nhã nhạc vừa chiêm ngưỡng nét đẹp kiến trúc sân khấu của triều Nguyễn. Đây cũng chính là sân khấu diễn xướng cổ nhất Việt Nam và phù hợp với không khí của nhã nhạc hơn cả.
    • Thời gian: 10h00 – 10h40 và 5h00 – 15h40
    • Giá vé: 100.000đ/người/vé
Hình ảnh Nhã Nhạc Cung Đình Huế tại Duyệt Thị Đường
Hình ảnh Nhã Nhạc Cung Đình Huế tại Duyệt Thị Đường
  • Nghe nhã nhạc cung đình Huế trên sông Hương: Du khách sẽ mua vé lên thuyền vừa thưởng thức nhã nhạc cung đình vừa ngắm nhìn khung cảnh hai bờ sông Hương thơ mộng; địa điểm lên thuyền phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu. Đồng thời cảm nhận vẻ đẹp của những chiếc thuyền rồng và thưởng thức một vài món ăn nhẹ. Sau khi nghe nhã nhạc, du khách sẽ được trải nghiệm hoạt động thả đèn hoa đăng trên sông Hương; những đốm sáng nhỏ dập dềnh theo sóng nước; tỏa sáng trong đêm vô cùng đẹp mắt.
    • Thời gian: 18h00; 19h00 và 20h00 hàng ngày
    • Giá vé: 100.000đ/người/vé
Nhã Nhạc Cung Đình Huế tại sông Hương
Nhã Nhạc Cung Đình Huế tại sông Hương

Nhã nhạc cung đình Huế là một trong những tài sản quý giá của dân tộc; tuy nhiên để bảo tồn, duy trì lại là cả một quá trình khó khăn, nặng nề. Xem biểu diễn nhã nhạc cung đình chính là việc làm đơn giản và thiết thực mà mỗi người có thể làm để góp phần duy trì và bảo tồn thể loại bác học này của Việt Nam.

Có thể bạn sẽ thích

Địa điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam

footer dulich3mien

Dulich3mien là địa chỉ cung cấp thông tin về các điểm đến du lịch phổ biến, văn hóa, ẩm thực và lễ hội tại 63 tỉnh thành trên khắp Việt Nam. Chúng mình mong muốn chia sẻ cho những kinh nghiệm, cẩm nang cùng các thông tin hữu ích giúp cho hành trình khám phá dải đất hình chữ S của du khách trở nên thú vị hơn.

LIKE & SHARE

© Copyright 2022, All Rights Reserved | Dulich3mien