TRANG CHỦ / Du lịch Vĩnh Phúc / Kiến trúc Bảo tháp Bình Sơn – Ngọn tháp cổ kính hàng trăm năm tuổi

Kiến trúc Bảo tháp Bình Sơn – Ngọn tháp cổ kính hàng trăm năm tuổi

Tác giả: Nguyễn Quý
1.984 Lượt xem Theo dõi Dulich3mien trên
tháp bình sơn
Nguồn: songlo.vinhphuc.gov.vn

Tháp Bình Sơn hay Tháp Then, Tháp Chùa Then nằm trong khuôn viên chùa Vĩnh Khánh với tổng diện tích cần được bảo vệ là 17.200m2 cùng: tòa tam bảo cũ, giếng mực, nhà khách, cổng, hồ sen,… Công trình được xây dựng từ khoảng thế kỷ 14 – thế kỷ 16, là kiến trúc mang đậm dấu ấn phật giáo và có giá trị cao về mặt kiến trúc.

Tháp Bình Sơn là một trong những tòa tháp hiếm hoi được làm bằng đất nung còn lại, mặc dù phần tháp đã bị hư hỏng chỉ còn lại khoảng 11 tầng. Theo lời kể của các già làng thì phần đỉnh tháp trước kia có một khối dạng hoa sen nở được làm bằng đất nung, tạo cho tổng thể tháp một thế đứng vươn lên rất đẹp. 

Khám phá kiến trúc tháp Bình Sơn

Tương truyền ngọn tháp nguyên bản có 13 tầng, tuy nhiên trải qua bề dài lịch sử hàng trăm năm, hiện nay Tháp chỉ còn lại 11 tầng và 1 bệ tổng chiều cao 16,5m được thiết kế dạng hình vuông và kích thước nhỏ dần khi lên cao. Bệ mỗi cạnh rộng khoảng 4,45m, tầng 11 mỗi cạnh rộng 1,55m – toàn bộ tháp được dựng bằng gạch nung không tráng men. Đặc biệt, tháp không sử dụng bất cứ vật liệu kết nối nào mà mỗi cạnh, mỗi tầng được tính toán chính xác và kết nối chặt chẽ với nhau bằng chân, gờ hay các khớp nối. 

tháp bình sơn ở đâu
Nguồn: phatgiao.org.vn

Tổng cộng tháp Bình Sơn được dựng bởi 13.200 viên gạch hình vuông và hình chữ nhất, trong đó chia thành 03 loại chính:

  • Gạch khẩu: Có nhiều kích thước, dày – mỏng khác nhau dạng hình chữ nhật trơn thường được sử dụng để xây bệ và có phần gờ chỉ lộ ra ngoài hoặc chèn lên mấu gạch ốp phía trong.
  • Gạch trang trí loại 1 tại tháp Bình Sơn: Gạch có dạng hình hộp, hoa văn trang trí tinh xảo, mặt lộ ra ngoài thường lớn hơn mặt liên kết với gạch khẩu bên trong. Quá trình chế tác cũng phức tạp và công phu với nhiều quy trình.
  • Gạch trang trí loại 2: Có kích thước nhỏ hơn loại thứ nhất, hoa văn trang trí cũng đơn giản hơn và chủ yếu được sử dụng để xây dựng những tầng cao của Bảo tháp.

Hoa văn trang trí nổi bật và đẹp nhất thuộc về khu vực từ bệ đến tầng 2 của tháp Bình Sơn Vĩnh Phúc với các chi tiết hoa cúc, lá đề, hoa sen, rồng, sư tử hí cầu,… được chạm khắc nổi vô cùng tinh xảo và sinh động. Từ tầng 3 trở lên vẫn có những hoa văn trang trí nhưng càng lên cao bề mặt càng bị thu hẹp nên các chi tiết đắp nổi cũng giảm dần.

  • Sư tử hí cầu tại tháp Bình Sơn: Một trong những chi tiết trang trí phát triển mạnh từ thế kỷ 17 và đa dạng. Nó khiến nhiều đề án nghiên cứu gặp nhiều khó khăn bởi có những điểm tương đồng với “sấu đớp ngọc” đội tòa sen thường thấy ở bệ Phật thời Lý nhưng vẫn có những điểm khác biệt.
  • Rồng: Thường là hoa văn rồng có sừng và uốn trong ổ, thân cuộn khúc lượn dạng hình sin và đầu quay vào giữa vòng tròn không “thắt túi” mà vươn ra ngoài. Sống lưng hình răng cưa, một chân đưa ra phía trước, vẫn còn chút phảng phất bóng dáng của rồng thời nhà Trần nên tháp Bình Sơn được giới mỹ thuật kiến trúc đánh giá rất cao.
hoa văn tháp bình sơn
Hoa tiết rồng trên tháp – Nguồn: vov.vn
  • Lá đề: Lá đề  tại tháp được chạm khắc đơn giản chứ không cầu kỳ như lá đề thời Lý
  • Hoa cúc dây: Hoa văn có dạng khung trong, trong lòng có nhiều họa tiết trang trí khác giống với bố cục thường thấy của thời Trần. Ở tháp Bình Sơn Vĩnh Phúc mô típ này đã được lược bớt chỉ còn giữ lại đường sống chính của cúc dây dạng hình sin, uốn lượn nhẹ nhàng. Đây cũng là hoa văn được tìm thấy ở Văn Miếu và bia chùa Bút Tháp (xây dựng thế kỷ 17).
kiến trúc tháp bình sơn
Hoạ tiết cúc dây – Nguồn: vietlandmarks.com

Kinh nghiệm tham quan tháp Bình Sơn

Tháp Bình Sơn ở đâu?

Tháp nằm trong chùa Vĩnh Khánh, thuộc thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 80km về hướng Tây Bắc. 

hình ảnh tháp bình sơn
Nguồn: @anly_t.l.l.l

Hướng dẫn di chuyển

Phương tiện di chuyển thuận lợi nhất đến tháp Bình Sơn Vĩnh Phúc từ Hà Nội là xe máy/ô tô cá nhân. Thời gian di chuyển khoảng 1h30p/chiều. Tuyến đường di chuyển: Trung tâm thành phố → tuyến đường Nghi Tàm Âu Cơ → cầu Nhật Tân → Võ Nguyên Giáp → DCT05 → ĐT307B di chuyển thêm 10km để tới thị trấn Tam Sơn.

Giá vé tham quan tháp 

  • Hiện tại tháp mở cửa miễn phí cho du khách tới tham quan, chụp ảnh.

Những thông tin thú vị về tháp Bình Sơn

Tháp cao bao nhiêu mét?

  • Thiết kế ban đầu của Tháp gồm 15 tầng nhưng do ảnh hưởng của thời gian đã bị hư hại một phần chỉ còn lại 11 tầng cao 16,5m.

Thời gian xây dựng tháp?

  • Tháp Bình Sơn được xây dựng từ những năm cuối thế kỷ 14 – thế kỷ 16

Ý nghĩa của công trình tháp Bình Sơn

  • Là ngọn tháp tiêu biểu cho kiến trúc chùa tháp thời Lý thời Trần ở Việt Nam. Để những viên gạch nung có thể đứng vững, gắn kết với nhau mà không cần vôi vữa cũng đã mất rất nhiều thời gian. Cứ 100 viên gạch mộc mới chọn được 1 viên đúng mẫu đem nung bằng rơm, 48 viên gạch nung mới chọn được 1 viên đạt yêu cầu đưa vào sử dụng. Riêng việc nung gạch cũng tốn mất hai năm.
tháp bình sơn vĩnh phúc
Nguồn: phatgiao.org.vn

Có thể bạn quan tâm:

Giá trị mỹ thuật và kiến trúc

  • Theo nhiều chuyên gia thì tháp Bình Sơn Vĩnh Phúc là công trình có giá trị cao về nghệ thuật, mỹ thuật kiến trúc và được ví như “Hòn ngọc báu của kho tàng dân tộc”. Mỗi hoa văn trang trí trên gạch đều có những đặc trưng riêng của kiến trúc thời Trần – Lý, đồng thời thể hiện được sự “tài hoa” của nghệ nhân thời bấy giờ.

Tháp Bình Sơn là một kiệt tác kiến trúc có nhiều ý nghĩa trong nghệ thuật và lịch sử. Nếu có dịp ghé thăm Vĩnh Phúc trong thời gian sắp tới thì bạn không nên bỏ lỡ mà hãy ghé thăm Di tích Quốc gia đặc biệt này. Và đừng quên rằng cứ 15 tháng Giêng hàng nằm, nơi đây lại tổ chức “Lễ hội chùa tháp” với nhiều hoạt động thú vị mà Dulich3mien tin chắc sẽ rất sôi động và lôi cuốn.

Có thể bạn sẽ thích

Địa điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam

footer dulich3mien

Dulich3mien là địa chỉ cung cấp thông tin về các điểm đến du lịch phổ biến, văn hóa, ẩm thực và lễ hội tại 63 tỉnh thành trên khắp Việt Nam. Chúng mình mong muốn chia sẻ cho những kinh nghiệm, cẩm nang cùng các thông tin hữu ích giúp cho hành trình khám phá dải đất hình chữ S của du khách trở nên thú vị hơn.

LIKE & SHARE

© Copyright 2022, All Rights Reserved | Dulich3mien