Chùa Vạn Phật ở quận 5 mang phong cách đậm chất kiến trúc của người Hoa, toàn bộ không gian đều được trang trí bằng giấy màu từ cổng vòm đến hoa văn trên mái ngói. Ngôi chùa dù nhỏ bé giữa những nhà cao tầng xung quanh nhưng lại mang tới cảm giác vô cùng vững trãi, bình yên cho mỗi du khách khi tìm tới đây.
Chùa Vạn Phật quận 5 là ngôi chùa được xếp vào hàng kỷ lục Việt Nam về hệ thống tượng Phật khổng lồ với hơn 10.000 bức. Đúng như cái tên, ngôi chùa đang sở hữu hàng nghìn bức tượng lớn nhỏ, tráng lệ mà trang nghiêm.
Địa chỉ chùa Vạn Phật quận 5 ở đâu?
Ngôi chùa nằm tại 66/14 Nghĩa Thục, Phường 5, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Nhìn từ bên ngoài, chùa nằm giữa những dãy nhà cao tầng ở xung quanh, thuộc khu phố vàng bạc trên đường Nghĩa Thục.
Di chuyển đến chùa như thế nào?
- Xe buýt: Chuyến xe 01 dừng tại 780 Trần Hưng Đạo và 890 Trần Hưng Đạo, đều cách ngôi chùa 200m với 3 phút đi bộ.
- Phương tiện cá nhân: du khách gửi ngay ở cổng chùa với giá 10.000VNĐ/ chiếc
Chùa Vạn Phật giờ mở cửa lúc 6 giờ đến 22 giờ. Tuy nhiên du khách có thể đến chùa vào bất cứ buổi nào trong tuần, nhưng theo kinh nghiệm của mình thì chùa vào buổi tối rất đẹp bởi màu sắc của những ngọn đèn lồng đỏ ở trên cao, tạo cảm giác mới ra và ấm áp.
Khám phá Kiến trúc chùa Vạn Phật quận 5
Năm 1959, ngôi chùa bắt đầu xây dựng bởi Hòa Thượng Đức Bổn và Diệu Hoa để tu học, lễ bái cho các Tăng Ni, Phật Tử người Hoa ở Sài Gòn và các tỉnh lân cận. Ban đầu, chùa còn khá giản dị và đơn sơ, tuy nhiên đến năm 1998 bắt đầu trùng tu nhiều lần trong 10 năm đến 2008. Hiện tại, du khách có thể thấy hiện tại chùa mang lối kiến trúc người Hoa vô cùng độc đáo và khác biệt so với những ngôi chùa khác ở Việt Nam.
Ngôi chùa Vạn Phật quận 5 có diện tích 200m2 với tổng cộng 5 tầng gồm 3 tầng lầu, 1 tầng trệt và 1 sân thượng.
- Tầng trệt: Là khu vực điện thờ tôn trí tượng Bồ Tát Địa tạng với hai bên là tượng Tôn giả Đạo Minh và Trưởng giả Văn Công. Ngoài ra, còn có bộ tượng Tam Bảo với Đức Phật Di Đà với 2 vị Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí.
- Tầng 1: Là điện Đại Bi thờ 2 bức tượng Bồ Tát Quán Thế Âm, hai bên của tượng có tượng Thiện Tài Đồng Tử và Long Nữ.
- Tầng 2: Là điện thờ Phật Dược Sư ở giữa, hai vị Bồ Tát Nhật Quang và Nguyệt Quang ở hai bên.
- Tầng 3 tại chùa Vạn Phật ở quận 5: Là điện thờ chính hay còn gọi là chánh điện với không gian xung quanh nhìn đâu cũng là Phật. Đầu tiên là tượng đức Phật Tỳ Lô Giá Na ở giữa ngôi đại điện, ngự trên tòa sen ngàn cánh mà trong mỗi cánh sen đều có một vị Phật. Hai bên của Phật Tỳ Lô Giá Na là hai bức tượng Bồ Tát Văn Thù và Bồ Tát Phổ Hiền. Phía trước thờ 5 vị với ở giữa là Đức Phật Thích Ca, hai bên thờ Phật Di Đà, Phật Dược Sư và Bồ Tát Quán Thế Âm, Địa Tàng. Ngoài ra, xung quanh ngôi đại điện chùa Vạn Phật quận 5 có rất nhiều tượng Phật nhỏ trên vách tường. Đặc biệt, trước đại điện có đại hồng chung, trống và 3 tấm biển đề chữ: Phổ Quang Minh Điện, Diệu Trí Văn Thù và Đại Hạnh Phổ Hiền. Vách bên ngoài đại điện có 26 bức tranh vẽ lớn vô cùng đặc sắc với 18 vị A La Hán, 2 vị Tổ Ca Diếp, A Nan và 6 vị Tổ Thiền tông Trung Hoa.
- Sân thượng: đặt tháp Vạn Phật 5 tầng, bên cạnh là tháp thờ Hòa thượng Tăng Đức Bổn bằng chữ Hoa, đằng trước có bức Cửu Long Bích, chạm nổi 9 con rồng uốn lượn trong đám mây.
Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo tại một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng như: Chùa Bửu Long, miếu nổi Gò Vấp, chùa Ông quận 5, chùa Ngọc Hoàng quận 1
Ngôi chùa với hơn 10.000 tượng Phật tại Sài Thành
Sở dĩ được đặt tên là chùa Vạn Phật bởi chỉ trọng diện tích 200m2 chùa có tới hơn 10 ngàn tượng Phật với kích thước và chủng loại vô cùng phong phú, tất cả tạo nên không gian linh thiêng. Do vậy, chùa là địa điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh quen thuộc của nhiều cư dân quận 5 nhất là cộng đồng người Hoa tại Việt Nam. Một số bức tượng có thiết kế nổi bật tại chùa có thể nhắc tới như:
- Tượng Thích Ca Mâu Ni: Tượng phật lớn được đặt trên đài sen 1000 cánh và phía sau là khoảng 10.000 bức tượng nhỏ được xếp ngay ngắn trong không gian Đại Quang Minh Điện.
- Tướng Tứ đại thiên vương: Với màu sắc tinh tế, từng biểu cảm trên gương mặt cũng vô cùng sinh động. Bốn vị thiên vương trong văn hóa Phật giáo Trung Hoa là người canh giữ thế giới Phật và bảo vệ an toàn cho chúng sanh.
- Tượng Phật Dược Sư được đặt ở tầng 2, theo phật pháp thì ngài đã giúp chúng sinh khỏi bệnh cả về tinh thân – thể chấy. Những nguy hiểm và chướng ngại cũng được hóa giải, 03 chất độc nguy hiểm cũng được loại bỏ gồm: dính mắc, vô minh và hận thù. Từ đó hóa giải mọi đau khổ nơi cõi trần.
- Tranh vẽ Quán Thế Âm Bồ Tát cùng với Thiện Tài Đồng Tử Long Nữ đứng trên mây, thể hiện rõ nét văn hóa tâm linh của người Hoa cũng đặt trang trọng trong khuôn viên chùa.
- Tượng Bồ Tát nghìn mắt nghìn tay vô cùng sinh động, chân thực với màu vàng đặc trưng và vầng hào quang phía sau lưng rực rỡ được đặt ngay tại cửa chùa trong tủ thờ.
Chiêm bái tượng Phật độc đáo, linh thiêng tại chùa Phật Cô Đơn, chùa Huê Nghiêm
Đặc biệt, trong khuôn viên chùa có khu vực gửi tro cốt người đã khuất với mong muốn người thân sau khi mất sẽ được sự che chở của Phật Giáo và sớm về cõi cực lạc. Đây cũng là khu vực thường xuyên được người dân tới dâng hương và chiêm bái mỗi dịp lễ lớn trong năm.
Trải nghiệm máy tự động xin xăm Chùa Vạn Phật quận 5
Thông thường, vào mỗi dịp đầu năm, người dân đều đến chùa để cầu bình an, sức khỏe cho tương lai. Ngoài lăng Ông Bà Chiểu thì ngôi chùa cũng là điểm xin xăm có tiếng. Tuy nhiên, theo nhu cầu của phần lớn du khách, chùa đã xuất hiện một chiếc máy xin xăm tự động giống ở các nước lân cận như Đài Loan, Singapore,… Thông thường, đa phần chùa nhiều vùng đều xin xăm truyền thống là xóc ống xăm, sau đó cần người trụ trì giải đáp quẻ xăm đó. Tuy nhiên tại ngôi chùa thì máy lại có ra lời giải thích xăm luôn. Bởi vì sự độc đáo như vậy mà có rất nhiều du khách tìm tới chùa vạn phật xin xăm bằng máy để dự đoán tương lai bản thân.
Chiếc máy xin xăm nằm ở bên trái lối đi vào chùa, nhìn sơ qua thì nhiều du khách còn tưởng đây là máy chơi game ở trung tâm thương mại. Chiếc máy được thiết kế như: lỗ để bỏ đồng, có kính nhìn từ ngoài vào trong, bên trong thiết kế như cung điện và có tiên nữ đi ra vào để lấy quẻ xăm cho người thỉnh.
Hướng dẫn xin quẻ tại máy tại chùa Vạn Phật ở quận 5: Du khách đứng trước máy, chắp tay cầu nguyện, sau đó lấy một đồng ở rổ bên cạnh cho vào máy. Lúc này thì cô tiên bên trong sẽ tự động điều khiển bước vào cung lấy quẻ, trong quá trình đó sẽ có nhạc vang lên rất thú vị. Lúc này quẻ sẽ được thả ra bên ngoài tương tự như máy bán hàng nước tự động vây. Khi đó, quẻ được gói trong ống nhựa nhỏ màu vàng, du khách lúc này cần nhấn nó vào thanh kim loại trên máy để lấy ra.
Sau đó, du khách chỉ cần đọc chú giải quẻ xăm, mà mỗi quẻ xăm đều có hai mặt (một mặt tiếng Hoa, mặt kia tiếng Việt). Tuy nhiên xăm tại chùa Vạn Phật ở quận 5 chỉ mang tính chất chung chung, chỉ là xăm hạ, trung hay là thượng, qua đó có vài chú giải và thống kê các khía cạnh trong cuộc sống mà thôi. Mặc dù hơi tổng quan, không đi sâu nhưng cũng là trải nghiệm khá thú vị.
Chùa Vạn Phật quận 5 mang một vẻ đẹp kiến trúc cùng phong cách xăm độc đáo. Hơn 50 năm qua chùa đã gắn liền với cuộc sống của người dân thành phố với nhiều hoạt động từ thiện làm phúc như: cứu trợ đồng bào thiên tai, thu nhận trẻ mồ côi,… đồng thời cũng là nơi thuyết giảng phật giáo hướng tới những điều tốt đẹp. Chúc du khách có những trải nghiệm bình yên tại chùa, đừng quên cập nhật những thông tin du lịch hấp dẫn tại dulich3mien.vn.