Cầu Long Biên được người dân Hà Nội đặt cho cái biệt danh “chứng nhân của lịch sử”, qua đó ta dễ dàng thấy được cây cầu này đã có một chỗ đứng đặc biệt trong lòng người dân Hà Nội. Hàng ngày cây cầu là nơi di chuyển của nhiều phương tiện khiến nhịp sống hai bên bờ sông Hồng trở nên nhộn nhịp hơn.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin cầu Long Biên qua việc ngược dòng lịch sử xây dựng của cây cầu, đến những ảnh hưởng to lớn của nó với đời sống của người dân Hà Nội quá khứ cho tới hiện tại.
Cầu Long Biên ở đâu?
Cầu bắc qua sông Hồng nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội. Tuy rất gần phố cổ nhưng việc di chuyển ra cầu vẫn đang gặp khó khăn về tình trạng giao thông tắc nghẽn ở các khung giờ: buổi sáng từ 6h-9h, buổi chiều 16h-19h30. Ngoài ra khi chạy xe lên cầu bạn sẽ đi bên trái thay vì bên phải như các cây cầu khác, nếu có phương tiện di chuyển bạn nên gửi xe trong phố.
Xe buýt: Các tuyến xe bus có điểm dừng gần cầu: 01, 18, 34, 36CT, 41, 50, 55B
Đây là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối từ 2 quận Hoàn Kiếm và Long Biên. Cầu được Pháp cho xây dựng với mục đích cho tàu hỏa qua lại, nối liền giao thông để dễ dàng khai phá thuộc địa. Cầu được thiết kế với một đường sắt chạy ở giữa và 2 bên là 2 làn đường dành cho xe đạp và người đi bộ di chuyển.
Cầu Long Biên xây dựng năm nào?
Cầu được Pháp xây dựng từ năm 1899 – 1902, do nhà thầu Daydé & Pillé là tác giả bản vẽ thiết kế. Tiền thân có tên là cầu Doumer đặt theo tên người Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer, cho đến tháng 7 năm 1945 bác sĩ Trần Văn Lai – Đốc lý Hà Nội thời bấy giờ đã đổi tên thành như ngày nay.
Trong quá trình xây dựng cầu Long Biên cần đến 3000 công nhân bản xứ, đội ngũ gồm 40 giám đốc, kỹ sư, chuyên gia người Pháp và sử dụng 30.000m3 đá và kim loại. Lấy cảm hứng từ cây cầu Tolbiac nối qua sông Seine và tuyến đường sắt Paris, tổng chiều dài cầu Long Biên là 2290m và rộng 896m, cầu dẫn có 19 nhịp dầm thép, hai bên đường dành cho xe cơ giới và đi bộ, ở giữa là đường sắt đơn thuận tiện di chuyển. Đây là cây cầu có cấu trúc độc lạ, biểu tượng của văn hóa, nơi lưu giữ những nét tinh túy trong kiến trúc Pháp.
Vai trò và ý nghĩa lịch sử của cầu Long Biên
- Từ phía Pháp: Phá bỏ các bến phà và hình thành cây cầu giúp giao thông kết nối các tỉnh miền Bắc dễ dàng, thuận lợi cho kế hoạch khai thác thuộc địa.
- Đối với Hà Nội thời đó: Người dân di chuyển không còn gặp khó khăn đặc biệt trong mùa mưa lũ khi vượt qua sông Hồng.
Ngày nay khi Việt Nam đã hoàn toàn độc lập và đang trên đà phát triển kinh tế thì cầu vẫn luôn nắm giữ vai trò giao thông huyết mạch, kết nối các phương tiện đi lại và vận chuyển như tàu hỏa, xe máy, xe đạp.
Dọc theo thân di tích lịch sử ở Hà Nội này, nhìn những vết rỉ sắt đậm màu thời gian rồi nhìn lại quá khứ để thấy cầu đã ghi dấu bao sự kiện lịch sử oai hùng ít ai biết đến. Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ 1 năm 1965-1968, cầu Long Biên bị máy bay Mỹ ném bom 10 lần, hỏng 7 nhịp và 4 trụ lớn. Tiếp đến lần 2 vào năm 1972 cầu bị ném bom 4 lần, phá hỏng 1500 mét cầu và hai trụ lớn bị cắt đứt. Tuy chiến tranh đã làm cho những khối sắt “rỉ máu” nhưng trong những năm tháng kháng chiến, cây cầu vẫn đứng đấy làm “lực lượng nòng cốt” cho quân đội Việt Nam chiến đấu.
Khám phá cầu Long Biên Hà Nội
Lối kiến trúc nhuốm màu thời gian
Mất nhiều năm để xây dựng bản thiết kế, thời gian đã trả lời cho những thách thức ban đầu người Pháp đặt ra khi xây dựng là tạo nên một cây cầu không bao giờ lạc hậu.
Đúng, cầu Long Biên đã đạt được điều đấy! Là một công trình kiên cố chứa đựng nét đẹp của kiến trúc Phương Tây đồng thời mang lại cảm giác ấm áp Á Đông, đặc biệt cây cầu lại tồn tại ở mảnh đất địa linh như Hà Nội nên càng làm dày thêm những giá trị vốn có của nó.
Từng nhịp cầu đã nhuộm màu thời gian hơn hai thế kỷ qua thế nên du khách đừng để lỡ một kiệt tác nghệ thuật giữa lòng Hà Nội còn lưu lại đến ngày nay. Đây là công trình lịch sử đáng được chiêm ngưỡng!
Cầu Long Biên – Địa điểm ngắm bình minh/hoàng hôn
Cầu có những điều lý thú riêng để khiến cho nhiều người muốn đến đây đón chào khoảnh khắc bình minh, bắt đầu một ngày mới, một trải nghiệm mới. Bắc qua con sông Hồng rộng lớn, cầu Long Biên Hà Nội có một không gian thoáng đãng và tầm nhìn toàn cảnh với quang cảnh xa xa là bãi đá sông Hồng, hay khu chợ sầm uất.
Đứng trên cây cầu du khách như được tận hưởng hết ánh sáng kì diệu của thiên nhiên, sự cũ kỹ trầm tư, lặng lẽ của cây cầu hòa với nét hiện đại, sự vận động biến đổi không ngừng của xe cộ, con người và năm tháng..mang đến thật nhiều trải nghiệm và suy tư.
Cầu Long Biên về đêm
Khi đêm xuống hoàng hôn nhường chỗ cho những ánh đèn, cầu lại mang cho mình một diện mạo rất khác. Ngắm cảnh sông Hồng gợn sóng, phóng tầm mắt nhìn ra xa thấy cầu Chương Dương tấp nập đèn xe qua lại.
Chỗ đứng lý tưởng nên chọn lựa là khu vực giữa cầu, từ đó có thể thấy bao quát hai bờ Hà Nội về đêm đẹp đến nhường nào. Trò chuyện về chuyến đi sau một ngày, hương cà phê thoang thoảng bay, không gian lãng mạn làm tan đi những mỏi mệt, đó là những điều bình dị vô cùng quý giá.
Tìm hiểu thêm về những cây cầu nổi tiếng khác của Hà Nội: Cầu Nhật Tân, cầu Thê Húc.
Cầu Long Biên – Địa điểm check in được yêu thích
Mỗi người đến đây tìm kiếm mục đích khác nhau, có người đơn giản chỉ muốn lưu giữ kỉ niệm, có người lại muốn tìm kiếm sự lãng mạn trong khung hình, có người qua ống kính lại nhìn ra được những giá trị lịch sử từ những thanh sắt thép ngang dọc in hằn dấu vết thời gian.
Dù lý do như thế nào thì không gian và kiến trúc cầu Long Biên cũng sẽ trở thành chủ đề đáng nhớ trong mỗi khung hình, bức ảnh, là kỉ niệm với nhiều tầng ý nghĩa trong chuyến đi của bạn. Đây chắc chắn là một trong những địa điểm chụp ảnh đẹp ở Hà Nội mà bạn nên đến ghé qua 1 lần.
Một số địa điểm khác gần cầu bạn có thể lựa chọn cho chuyến đi của mình: Nhà Hát Lớn, Hoàng Thành Thăng Long, Đền Ngọc Sơn, công viên Bách Thảo, chợ Đồng Xuân, Ô Quan Chưởng.
Khám phá ẩm thực gần cầu Long Biên
Chợ ẩm thực Ngọc Lâm
- Địa chỉ: 219 Long Biên, Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội
- Giờ mở cửa: 10:00 – 23:00
Đây được xem như là chốn vui chơi mới lạ thiên đường ẩm thực tươi sống của người dân Thủ Đô. Đi qua cầu ngược theo đường đê vài trăm mét, sẽ thấy những nhà hàng mọc lên san sát nhau. Đồ ăn phong phú giá cả phải chăng, tận hưởng thêm không gian gió sông thổi vào, tầm nhìn ra hai cây đẹp lung linh của Hà Nội, mang lại cảm giác trọn vị cho du khách khi đến đây.
Ngô nướng 2 bên cầu
Ngày nào cũng vậy, cứ mỗi tối trên cầu Long Biên, chúng ta lại chứng kiến hàng chục quán bán ngô nướng trải dài nhộn nhịp người qua lại.
Buổi tối lên đây chơi rất…”hay”, vừa ngồi lặng nhìn những ánh đèn của dòng xe lưu thông bên phía cây cầu đối diện, vừa ăn ngô nướng nóng hổi là bao cảm xúc cứ thế lại trào ra
Kể cả những ngày rét căm của mùa đông Hà Nội, người ta cũng không ngại ngần gió rét trên cầu Long Biên mà đi lên đây chỉ để thưởng thức bắp ngô nướng và tiếc nuối cái vẻ hoài cổ của mảnh đất Hà Thành này. Mảnh đất đã chiếm được cảm tình to lớn của những con người đã đặt chân đến đây.
- Lưu ý: Ngô nướng tại cầu có nhiều mức giá ( Dao động từ 15.000 – 200.00/bắp , Vì vậy du khách cần lưu ý để lựa chọn mức giá phù hợp với mình)
Cầu Long Biên là một nét tinh túy trong những điểm tham quan của Hà Nội. Cây cầu có ý nghĩa và vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống hàng ngày của người dân nơi đây. Với một vẻ đẹp và ý nghĩa văn hóa vốn có thì cầu là điểm thu hút khách du lịch thân thiện nhất.
Nhà thầu Daydé & Pillé của Pháp.
Tổng chiều dài 1680m.