TRANG CHỦ / Du lịch Hà Nam / Tham quan chùa Tam Chúc | Ngôi chùa lớn nhất Thế giới tại Việt Nam

Tham quan chùa Tam Chúc | Ngôi chùa lớn nhất Thế giới tại Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Quý
1.248 Lượt xem Theo dõi Dulich3mien trên
toàn cảnh chùa tam chúc chụp từ trên cao
Ảnh: Báo Vnexpress

Những năm gần đây chùa Tam Chúc Hà Nam được du khách thập phương biết tới với nhiều kỷ lục như: Ngôi chùa lớn nhất Thế giới, chùa sở hữu tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á,…. Hãy cùng Du Lịch 3 Miền khám phá cảnh đẹp của địa điểm du lịch văn hóa tâm linh đang “hot rần rần” đầu năm 2023 trong nội dung bài viết dưới đây.

Chùa Tam Chúc với tổng diện tích xây dựng lên tới 5.100ha là tổ hợp các địa điểm du lịch văn hóa tâm linh, di tích lịch sử, địa điểm tổ chức sự kiện Phật Giáo và thể thao lớn. Đặc biệt, công trình này được hoàn thiện với sự góp mặt của nhiều thợ thủ công lành nghề nên dù mới khánh thành năm 2019 (khánh thành GĐ1 – dự kiến chính thức hoàn thiện năm 2048) nhưng công trình vẫn toát lên được vẻ đẹp cổ kính đặc trưng giống với nhiều ngôi chùa khác ở Bắc Bộ

Chùa Tam Chúc ở đâu?

Chùa được xây dựng trên địa phận thị trấn Ba Sao, xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách thủ đô Hà Nội 65km và cách thành phố Phủ Lý chỉ khoảng 16km. Nhìn chung việc di chuyển từ Hà Nội đến chùa tương đối dễ dàng.

Hướng dẫn đường đi chùa Tam Chúc từ Hà Nội

Nhờ sở hữu vị trí đặc địa ngay cạnh hồ Tam Chúc nên gần như toàn bộ kiến trúc trong chùa đều sở hữu “view” hồ cực đỉnh mang lại cảm giác thanh tĩnh – đặc trưng của những công trình Phật Giáo. Nơi đây cách chùa Hương 8km, cách Khu bảo tồn thiên nhiên đầm Vân Long 45km, cách Tam Cốc – Bích Động khoảng 60km nên được ví như “gạch nối” quan trọng tạo thành một quần thể du lịch sinh thái, du lịch văn hóa tâm linh. 

cảnh đẹp chùa tam chúc qua ánh nhìn của du khách
Ảnh: Tamchuc

Hướng dẫn di chuyển tới chùa:

Phương tiện cá nhân (xe máy hoặc ô tô)

  • Du khách di chuyển bằng phương tiện cá nhân có thể tham khảo cung đường sau: Trung tâm thành phố → đường Giải Phóng → đường QL1A → đường cao tốc Bắc Nam → ĐT 711 → ĐT 977 → QL21A → tiếp tục đi thẳng đến Thị trấn Ba Sao → khu du lịch chùa Tam Chúc. Quãng đường dài khoảng 65km tương đương với 1h30p di chuyển bằng ô tô. 
  • Lưu ý: Với phương tiện cá nhân du khách có thể gửi xe tại bãi trông giữ cách chùa khoảng 5km. Sau đó đi thuyền hoặc xe điện tới cổng chùa.

Xe buýt:

  • Bạn có thể lựa chọn tuyến xe buýt Hà Nội – Phủ Lý ( điểm xuất phát: bến xe Giáp Bát; giá vé: 30.000đ/người/lượt; tần suất: 15p/chuyến)
  • Từ thành phố Phủ Lý, bạn có thể thuê xe máy hoặc bắt taxi, xe ôm để di chuyển đến chùa

Xe limousine đi chùa Tam Chúc:Ngoài ra du khách cũng có thể tham khảo một số hãng xe Limousine đưa đón tận nơi từ Hà Nội dưới đây:

Cát Bà Express: 

  • Điểm đón: Số 43, đường Nguyễn Hữu Huân, Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm
  • Thời gian xuất phát: 7h15
  • Giá vé: 150.000đ/người/lượt
  • Số điện thoại đặt vé: 1900 6772

Ninh Bình Excursion Transport đi chùa Tam Chúc Hà Nam:

  • Điểm đón: Số 01, đường Tràng Tiền, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm; Số 67 – 69, đường Trần Nhân Tông, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng; Số 134, đường Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân
  • Thời gian xuất phát: 7h15p
  • Giá vé: 80.000đ/người/lượt
  • Số điện thoại: 1900 8021

Phương tiện di chuyển trong chùa Tam Chúc

Với diện tích hơn 5000ha nên để quá trình tham quan chùa thuận tiện hơn thì du khách có thể tham khảo 1 trong 2 phương tiện di chuyển trong khu du lịch sau:

  • Xe điện chùa Tam Chúc (7 – 9 chỗ ngồi): Chi phí 90.000đ/người/lượt cho hành trình di chuyển khứ hồi từ Bến xe điện → cổng Tam Quan Nội và ngược lại.
xe điện chùa tam chúc hà nam
Ảnh: Vivutour
  • Thuyền (Thường – Vip): Chi phí 200.000đ/người/thuyền thường và 240.000đ/người/thuyền vip cho hành trình từ bến tuyền → cổng tam quan Nội và ngược lại.

Giá vé chùa Tam Chúc 2023 chi tiết:

Giá vé và các chi phí thăm quan chùa có thể phát sinh trong chuyến đi, bạn có thể tham khảo bảng giá ở dưới đây:

Dịch vụ/Thăm quanNgười lớn)Trẻ em
(1 – 1,3m)
Vé tham quan chùa Tam Chúc 2023Miễn phíMiễn phí
Vé thuyền (8 – 10 khách)200.000đ100.000đ
Vé du thuyền (40 khách)270.000đ135.000đ
Vé du thuyền trọn gói400.000đ200.000đ
Thuyền + xe điện Ba Sao240.000đ120.000đ
Du thuyền + xe điện Ba Sao290.000đ145.000đ
Xe điện Khách Xá + chùa Ba Sao50.000đ25.000đ
Du thuyền + Buffet420.000đ210.000đ
Du thuyền + Buffet + Xe điện Ba Sao450.000đ225.000đ
Buffet200.000đ100.000đ
Set Menu>150.000đ>75.000đ
Tour chùa Tam Chúc về đêm250.000đ125.000đ

Lưu ý: Để có một chuyến đi hoàn hảo nhất, tránh hết chỗ xe điện, du thuyền hay nhà hàng dùng bữa thì du khách nên liên hệ BQL Khu du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam để đặt vé dịch vụ trước:

  • Ban quản lý chùa: 0976 351 999
  • Lan Hạ Xanh Travel (đơn vị được ủy quyền bán vé): 035 432 1737

Khám phá kiến trúc chùa Tam Chúc Hà Nam

Chùa được xây dựng trên địa hình với cảnh quan cực đỉnh: Trước mặt có hồ nước rộng 1.000ha và 6 quả núi giữa lòng hồ – tựa như 6 quả chuông trời, phía sau lưng là 7 ngọn núi – tương truyền về đêm có thể phát sáng). Chính bởi địa thế đặc biệt này mà chùa Tam Chúc được ví như kiến trúc “Tiền lục nhạc – hậu thất tinh”. Đặc biệt, theo nhiều hiện vật khai quật được dưới lòng hồ Tam Chúc trong quá trình khảo sát và xây dựng trước kia, tại đây có một ngôi chùa cổ có niên đại hơn 1000 năm tuổi. 

chùa tam chúc kim bảng hà nam
Ảnh: Cattour

Chùa Tam Chúc được xây dựng theo thứ tự trục thần đạo gồm: Chùa Ngọc → Điện Tam Thế → Điện Pháp Chủ → Điện Quan Âm → Vườn Cột Kinh → Cổng Tam Quan → Hồ Tam Chúc. Theo kinh nghiệm của Dulich3mien.vn thì đến du lịch nơi đây, du khách nhất định phải check-in những kiến trúc đặc trưng nhất gồm:

Khu vực chùa Ngọc 

Chùa Ngọc còn được biết đến với cái tên đầy đủ là Đàn Tế Trời Chùa Ngọc được xây dựng trên đỉnh núi Thất Tinh vối 2.000 tấn đá nguyên khối. Để tới được chùa Ngọc du khách phải vượt qua 299 bậc thang đá và lên tới đỉnh núi ở độ cao 468m. 

chùa ngọc chùa tam chúc hà nam
Chùa Ngọc – Ảnh: Checkin Travel

Mặc dù là điểm dừng chân cuối cùng trong hành trình tham quan chùa Tam Chúc nhưng đây lại là điểm đầu tiên được xây dựng trong trục thần đạo. Đặc biệt, khung cảnh chùa Ngọc về đêm càng thêm phần hấp dẫn với hệ thống ánh sáng vàng tựa như toàn ngôi chùa đều được làm bằng ngọc quý tự mình phát sáng giữa màn đêm. Đứng trên đỉnh núi Thất Tinh cũng là dịp du khách cảm nhận không khí bình yên và ngắm toàn cảnh chùa Tam Chúc từ trên cao.

Button xem thêm 12

Những thông tin cần biết về 3 ngày vía Quan Âm năm 2023

Khu vực Điện Tam Thế

Điện Tam Thế là nơi thờ phật Tam Thế với tổng diện tích xây dựng 5.400m2, chính điện có 3 bức tượng phật Tam Thế bằng đá nặng 80 tấn. 3 pho tượng Phật chùa Tam Chúc đặt ở điện đều có bức phù điêu lá bồ đề màu vàng sáng được điêu khắc hình lá bồ đề, phía trên là ba bức hoành phi lớn bằng chữ Hán. Phía trước án thờ là đồ thờ bằng sứ màu xanh, 6 cột trống điện đều được sơn son thếp vàng và đề những câu đối chữ Hán Nôm chuẩn phong cách chùa Phật Cổ. 

3 pho tượng phật trong điện tam thế chùa tam chúc
Ba pho tượng trong điện Tam Thế – Ảnh: Phi Doan

Đặc biệt, phía trước điện Tam Thế chùa Tam Chúc có gốc bồ đề được chiết từ cây Bồ Đề 2121 tuổi tại Sri Lanka – vùng đất Phật. Chính giữa sân điện có một vạc lớn cao 4m được làm từ chất liệu quý đồng đen, mặt ngoài được điêu khắc nổi bài kinh, tượng phật và một số danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam. Xung quanh sân điện là những gốc hoa sứ khẳng khiu, giữa nền trời xanh biếc mây trắng lững lờ bay càng thêm phần cuốn hút, nổi bật hơn.

Khu vực điện Pháp Chủ chùa Tam Chúc

Điểm đến tiếp theo là điện Pháp Chủ – nơi thờ Phật Thích Ca. Trong khuôn viên điện có đặt bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng với tổng trọng lượng khoảng 200 tấn. Bức tượng Phật chùa Tam Chúc này được đánh giá là pho tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á. Tổng diện tích điện khoảng 3.000m2 và phần mái cong được thiết kế 3 tầng độc đáo với nhiều hệ thống cột gỗ chống đỡ tới tổng chiều cao 31m. Điện Pháp Chủ vẫn sử dụng chất liệu gỗ và cách chế tác sơn sơn thếp vàng với hệ thống hoành phi và câu đối bằng chữ Nôm đặc trưng như nhiều công trình khác trong chùa. 

tượng phật điện pháp chủ chùa tam chúc hà nam
Tượng Phật trong điện Pháp Chủ – Ảnh: Sưu tầm

Trong điện Pháp Chủ chùa Tam Chúc Hà Nam còn có chiếc đèn lớn với phần bao ở ngoài được chế tác tựa như chiếc nón lá khổng lồ và hai dây hoa đăng nối liền sang hai bên cánh tả cánh hữu mang lại cảm giác ấm cúng. Phần tường hai bên và phía sau tượng là hàng loạt những bức phù điêu nổi được chế tác vô cùng tỉ mỉ bởi những người thợ lành nghề nhất. Phía trước bảo điện là lư hương lớn, đôi hạc chầu bằng đồng và bậc tam cấp, hai bên bậc tam cấp được trang trí bằng chi tiết rồng uốn lượn mềm mại.

Khu vực điện Quan Âm chùa Tam Chúc

Điện Quân Âm là công trình tiếp nối vời vườn Cột Kinh được xây dựng với diện tích 3.000m2 với thiết kế mái hai tầng và tầng hầm rộng 1.800m2. Phía trong điện có đặt tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát cao 30,5m bằng đồng điện năng khoảng 100 tấn 100% do nghệ nhân Việt chế tác.

tượng quan âm trong điện quan âm chùa tam chúc hà nam
Tượng Phật trong điện Quan Âm – Ảnh: Nucuoimekong

Cùng với đó là khoảng 8.500 bức phù điêu nổi bằng chất liệu đá núi lửa Indonesia được đặt tại các bức tường xung quanh điện do nghệ nhân người Indonesia. Những bức phù điêu nổi bật nhất phải kể đến: Quan Thế Âm phổ độ chúng sanh, Quan Thế Âm thiên thủ thiên nhãn, Quan Âm Tọa Sơn và 4 bức phù điêu tái hiện lại khung cảnh thanh tịnh của Tràng An và chùa Tam Chúc Hà Nam.

Phía trước điện Quan Âm là bậc tam cấp dẫn tới chùa, hai bên có chi tiết rồng trang trí ở giữa là bức phù điêu bằng đá nổi bật. Đứng từ cửa điện Quan Thế Âm bạn có thể dễ dàng ngắm nhìn toàn cảnh vườn Cột Kinh với sắc đỏ cực cuốn hút. Phía trước điện có vạc phổ Minh bằng đồng đen, phía ngoài vạc được trang trí bằng nhiều bức phù điêu nổi đầy sống động như tái hiện lại khung cảnh chùa, 4 bức Tùng – Cúc – Trúc – Mai,… Đứng giữa sân điện Quan Âm bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được không khí yên bình, thanh tịnh vốn có.

Khu vực vườn Cột Kinh chùa Tam Chúc

Đúng như tên gọi vườn Cột Kinh đây là nơi đặt 32 cột đá xanh hình lục giác nặng khoảng 200 tấn, mỗi mặt đều chép lại những lời răn dạy của Đức Phật với chúng sanh. Phần chân và đỉnh các cột đá tại khu du lịch chùa Tam Chúc được trang trí bằng chi tiết hoa sen và nụ sen khiến tổng thể càng trở nên hài hòa hơn với không gian xung quanh.

vườn cột kinh chùa tam chúc
Khu vực vườn cột kinh – Ảnh: Loan Truong

Phần kinh Phật được viết bằng chữ vàng trên nền đỏ tại 6 mặt của mỗi cột – đây là thiết kế được lấy ý tưởng từ cột kinh chùa Nhất Trụ, Hoa Lư, Ninh Bình (một trong những bảo vật quốc gia). Giữa mỗi cột kinh đều có lối đi rộng rãi cho du khách thoải mái thăm quan, đọc và thấm nhuần từng lời dạy của Đức Phật.

Khu vực cổng tam quan tại chùa Tam Chúc

Giống như nhiều công trình Phật Giáo khác, Tam Chúc cũng sở hữu thiết kế cổng Tam Quan đặc trưng với ý niệm thể hiện “ba cách nhìn” của Nhà Phật gồm: hữu quan, không quan và trung quan thể hiện rõ cái sắc (giả), cái không (vô thường) và dung dị giữa cả hai.

  • Cổng Tam Quan ngoại: Cổng Tam Quan của chùa Tam Chúc Hà Nam này được xây dựng theo phong cách 3 tầng 9 mái với tổng chiều cao 28,8m, diện tích sàn là 3.588m2. Trong đó, phần mái được làm theo dáng cong vút mũi hài, đỉnh được trang trí bằng chi tiết “lưỡng long chầu nguyệt” cách điệu. 
cổng tam quan chùa tam chúc hà nam
Khu vực cổng Tam Quan ngoại – Ảnh: Tamchuc
  • Cổng tam quan nội: Tương tự cổng tam quan ngoại, cổng tam quan nội cũng được dựng theo lối kết cấu khung cột 3 tầng 9 mái. Toàn bộ cột đỡ ở phía dưới là cột bê tông được sơn giả gỗ với chiều cao 28,8m gồm 3 mặt sàn với mặt sàn rộng: tầng 1 – 1.958m2, tầng 2 –  1.200m2, tầng 3 – 400m2. Đặc biệt, về đêm toàn bộ phần mái của cổng chùa Tam Chúc này sẽ được thắp sáng bằng hệ thống đèn LED hiện đại khiến khung cảnh càng thêm phần lung linh huyền ảo tựa chốn Tây Phương cực lạc.

Khu vực hồ Tam Chúc – Nhà khách Thủy Đình

Hồ Tam Chúc là hồ nước tự nhiên với tổng diện tích mặt nước đạt 545ha, là một trong những hồ nước tự nhiên lớn nhất Việt Nam. Toàn bộ hồ được bao quanh bởi những dãy núi đá vôi cao dựng đứng, quanh năm một màu xanh mát. Đặc biệt, giữa hồ có 6 ngọn núi lớn được ví như 6 quả chuông trời gắn liền với sự tích “Tiền Lục Nhạc” của chùa Tam Chúc Kim Bảng Hà Nam. Đặc biệt, đến đây vào khoảng tháng 3 – tháng 9 hàng năm du khách có thể dễ dàng cảm nhận được hương sen thơm thoang thoảng trong gió, đóa sen trắng – hồng đua nhau đung đưa trên mặt nước tĩnh lặng đầy thi vị.

khu vực hồ tam chúc hà nam
Khu vực bến thuyền – Ảnh: Báo Vnexpress

Không chỉ có vậy, khu vực hồ Tam Chúc cũng là nơi đặt nhà khách Thủy Đình với 3 tầng được thiết kế tựa như đóa sen khổng lồ trên mặt hồ lục nhạc. Không chỉ là nơi dừng chân thưởng thức ẩm thực hấp dẫn mà nhà khách Thủy Đình chùa Tam Chúc còn là nơi tiếp đón hàng trăm nguyên thủ quốc gia trên thế giới tới tham dự Đại lễ Phật Đản Vesak năm 2019.

nhà khách thủy tạ chùa tam chúc khi về đêm
Nhà khách Thủy Tạ khi đêm về – Ảnh: Tamchuc

Toàn bộ không gian nhà khách được thiết kế với vật liệu chính là gỗ mang lại cảm giác ấm cúng, yên bình. Tầng 3 là khu vực nhà hàng với sức chứa 450 khách đảm bảo mang tới cho bạn những dịch vụ tốt nhất.Ngoài những món ăn chay nhà khách cũng phục vụ nhiều món ngon Á, Âu khác nhau đáp ứng nhu cầu ẩm thực của du khách thập phương. Liên hệ đặt bàn: 0226 221 9999.

Khu vực đình Tam Chúc trên hồ

Đình chùa Tam Chúc thực tế là ngôi đình cổ được dựng trên một hòn đảo nhỏ giữa hồ Tam Chúc vẫn được giữ nguyên trạng kiến trúc cho đến hiện tại. Do đó, bước chân đến đây du khách có thể dễ dàng cảm nhận được không gian cổ kính vốn của của những ngôi đình Bắc Bộ. Đình được nối liền với hòn đảo nhỏ bên cạnh bằng một cây cầu nhỏ – đây cùng là điểm check-in, tản bộ và hít thở không khí hồ Tam Chúc trong lành được lòng nhiều du khách gần xa. 

đền tam chúc hà nam chụp từ trên cao
Khu vực đền Tam Chúc – Ảnh: Báo Vnexpress

Theo tích xưa kể lại thì đình tại chùa Tam Chúc ở Hà Nam này từng là nơi thờ hoàng hậu Dương Thị Nguyệt (thời nhà Đinh). Đây cũng là nơi Đinh Bộ Lĩnh tổ chức chiêu binh mãi mã trong cuộc chiến dẹp loạn 12 sứ quân. Lưu ý: Phương tiện duy nhất để di chuyển đến đình Tam Chúc là du thuyền.

Khám phá lễ hội Chùa Tam Chúc

Lễ hội chùa Tam Chúc bắt đầu từ ngày 12/01 âm lịch với sự góp mặt của nhiều lãnh đạo nhà nước cấp cao và nhiều nghi thức trang trọng. Đây cũng là lễ hội truyền thống mới được khôi phục thời gian gần đây.

Những nghi thức quan trong trong lễ hội tại chùa có thể kể đến như: Lễ rước nước, nghi thức cầu Quốc thái dân an, múa rồng trên mặt hồ Tam Chúc,… Song song với đó là hàng loạt chương trình biểu diễn nghệ thuật dân gian, trò chơi dân gian, gian hàng đổ cổ hay làng nghề cổ truyền cũng được tái hiện đầy sinh động.

Những câu chuyện thú vị về chùa Tam Chúc Hà Nam

Những thông tin thú vị khác về chùa mà du khách có thể tìm hiểu trước khi lên lịch khám phá địa điểm du lịch tâm linh này.

Sự tích chùa Tam Chúc

Như đã nói ở trên tại khu vực ngôi chùa này có nhiều hiện vật và dấu tích cho thấy niên đại tồn tại trên 1000 năm tuổi. Bên cạnh đó đây cũng là địa danh gắn liền với sự tích Ba Sao. Theo đó, khi xưa trên trời có 7 ngôi sao sáng nằm trên đỉnh núi ở vùng Tam Chúc hay còn gọi là Thất Tinh – là hiện thân của 7 nàng tiên trời. Vì quá si mê cảnh sắc tại hồ Tam Chúc mà mải chơi quên đường về nên bị trời phát mang 6 quả chuông trời về gọi các nàng về nhưng vẫn vô ích. 

Sau này một số người đã đến núi Thất Tinh để đục đẽo, đốt lửa,… nhằm lấy đi 7 ngôi sao ấy khiến 4 ngôi sao mờ dần đi chỉ còn lại ba ngôi sao. Vì thế chùa Thất Tinh đặt tại làng Tam Chúc được đổi tên thành chùa Ba Sao. Sau này thị trấn Ba Sao cũng được đặt tên theo sự tích này.

Chùa Tam Chúc thờ ai?

cây bồ đề chùa tam chúc kim bảng hà nam
Ảnh: Báo Thanh niên

Chùa với nhiều công trình văn hóa tâm linh khác nhau là nơi thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật A Di Đà và Quan Thế Âm Bồ Tát. Cùng với đó là nơi thờ tự những vị quốc sư từng có công lớn trong việc phát triển truyền bá Phật Giáo như: Tổ sư Đạt Ma, Thiền sư Khuông Việt, Thiền sư Đỗ Pháp Thuận, Thiền sư Nguyễn Minh Không, Hòa thượng Thích Thanh Tứ,…

Thơ về chùa Tam Chúc

Khung cảnh đẹp hoang sơ tựa bức tranh “sơn thủy hữu tình” của chùa  đã chinh phục biết bao thi sĩ nên không khó để tìm được những áng thơ hay liên quan đến địa danh này. Trong đó nổi bật hơn cả phải kể đến:

Sông dài vượt sóng cánh buồm reo

Núi Quyển phương nam nhẹ lướt chèo

Vách đá chen mây xòe cánh phượng

Rồng nằm uốn khúc ngậm trăng treo

Tác giả: Chúa Trịnh Sâm

Cảnh đẹp nhất từ đất Thi Sơn

Núi đền vẫn đó còn vương vấn người

Núi cao hang rộng ngời ngời

Mái đền cổ kính ngất trời trúc xanh

Dòng sông uốn lượn quanh

Tác giả: Anh Quanh – Cán bộ tỉnh đoàn Hà Nam

Định chốn Long – Xà ta trú ngụ

Thác reo vượn hót suốt ngày vui

Chợt lúc trèo đầu non đỉnh núi

Hét lên một tiếng lạnh thấu trời

Tác giả: Ngôn Hoài – Khổng Lộ thiền sư

Kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc

Một số kinh nghiệm du lịch chùa mà Du Lịch 3 Miền muốn chia sẻ đến du khách:

  • Trang phục đi chùa Tam Chúc: Bạn nên chọn những trang phục kín đáo, thoáng mát nhẹ nhàng. Bởi với diện tích hơn 5100 ha nên bạn sẽ di chuyển, đi bộ và leo bậc thang khá nhiều. Hơn nữa, đây còn là địa điểm du lịch văn hóa tâm linh nên bạn cần tránh những trang phục quá mỏng hoặc quá bó sát. Nên chọn giày thể thao thay vì dép lê hoặc cao gót để đảm bảo có một chuyến đi thoải mái nhất.
  • Nên liên hệ đặt trước các dịch vụ: xe điện, du thuyền, bữa trưa để tránh tình trạng quá tải không thể tiếp nhận toàn bộ yêu cầu của du khách.
  • Khi bước vào trong điện thờ thì bên nên bước vào từ hai bên cửa phụ không được đi vào từ cửa chính. Đặc biệt, không được dẫm chân lên bậu cửa.
  • Khi thắp hương dâng phật thì bạn cũng chỉ nên thắp 1 hoặc 3 nén tại lư hương, đỉnh hương lớn được đặt trước cửa điện để đảm bảo an toàn cũng như không gây ngột ngạt không khí.

Đặc biệt: Bạn cũng có thể tham khảo Tour du lịch chùa Tam Chúc 2 ngày 1 đêm để có thêm nhiều trải nghiệm và tối ưu chi phí một cách tốt nhất:


Hy vọng những kinh nghiệm du lịch Chùa Tam Chúc Hà NamDulich3mien.vn vừa chia sẻ sẽ giúp bạn có một chuyến du xuân đầu năm tuyệt vời. Mong rằng những nguyện ước tốt đẹp trong năm mới 2023 của bạn cũng có thể dễ dàng đạt được và địa điểm này sẽ trở thành điểm du lịch văn hóa tâm linh – nơi bạn có thể dễ dàng tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn.

Chủ đầu tư chùa Tam Chúc là ai?

Chủ đầu tư của chùa là Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam với tổng số vốn đầu tư là 25.000 tỷ đồng và thời gian xây dựng dự kiến 50 năm.

Trụ trì chùa Tam Chúc là ai?

Trụ trì hiện tại chính là Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu

Chùa Tam Chúc có mở cửa không?

Chùa chính thức mở cửa đón du khách trở lại thăm quan sau đại dịch Covid-19 từ ngày 20/11/2022.

Chùa Tam Chúc cách Hà Nội bao nhiêu km?

Chùa cách Hà Nội 65km

Diện tích Chùa Tam Chúc?

Chùa rộng khoảng 5.100ha

Chùa Tam Chúc xây năm nào?

Chùa được khởi công xây dựng từ năm 2006 với tổng số vốn đầu tư ban đầu là 11.000 tỷ đồng.

Địa điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam

footer dulich3mien

Dulich3mien là địa chỉ cung cấp thông tin về các điểm đến du lịch phổ biến, văn hóa, ẩm thực và lễ hội tại 63 tỉnh thành trên khắp Việt Nam. Chúng mình mong muốn chia sẻ cho những kinh nghiệm, cẩm nang cùng các thông tin hữu ích giúp cho hành trình khám phá dải đất hình chữ S của du khách trở nên thú vị hơn.

LIKE & SHARE

© Copyright 2022, All Rights Reserved | Dulich3mien