TRANG CHỦ / Du lịch Ninh Bình / Quần thể chùa Bái Đính – Điểm du lịch Ninh Bình KHÔNG THỂ bỏ qua

Quần thể chùa Bái Đính – Điểm du lịch Ninh Bình KHÔNG THỂ bỏ qua

Tác giả: Nguyễn Quý
1.886 Lượt xem Theo dõi Dulich3mien trên
chùa bái đính
Nguồn: cattour.vn

Chùa Bái Đính thuộc quần thể danh thắng Bái Đính Tràng An, là ngôi chùa linh thiêng gắn với nhiều sự kiện lịch sử của các triều đại phong kiến xưa. Cùng khám phá ngôi chùa tâm linh nắm giữ nhiều kỷ lục của Việt Nam và châu Á qua bài viết dưới đây

Theo lịch sử chùa Bái Đính Cổ Tự được xây dựng năm 1136 bởi thiền sư Nguyễn Minh Không. Trải qua gần một thiên niên kỷ, chùa vẫn tồn tại, đại diện cho sức sống bền bỉ của đạo Phật trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. 

Chùa Bái Đính được biết đến là ngôi chùa với nhiều kỷ lục như: Chùa có tượng Phật dát vàng lớn nhất Châu Á, Tháp xá lợi Phật cao nhất Châu Á, 2 quả chuông lớn nhất Châu Á, Hành lang La Hán dài nhất Châu Á,… Đây cũng từng là nơi tổ chức Đại lễ cung nghinh xá lợi Phật từ Ấn Độ về Việt Nam trong năm 2010.

Địa chỉ chùa Bái Đính ở đâu?

Chùa nằm trên núi Bái Đính thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, cách trung tâm thành phố Ninh Bình 19 km.

Diện tích chùa hiện nay khoảng hơn 1000ha bao gồm 2 khu chùa mới và cũ, Công viên Văn hóa Phật giáo, Hồ Phóng sinh, khu hồ Đàm Thị, công viên cây cảnh,…Chùa là một trong những kiến trúc tâm linh lớn nhất tại Việt Nam

Di chuyển đến đây như thế nào?

Chùa cách Hà Nội khoảng 97km, bạn có thể lựa chọn đi chùa Bái Đính Ninh Bình bằng các phương tiện Xe khách, xe máy hoặc Tàu.

  • Xe khách: Du khách có thể lựa chọn các tuyến xe Hà Nội – Ninh Bình tại các bến xe hoặc đi các tuyến xe limousine có các điểm đón khắp Hà Nội, chi phí  sẽ mất khoảng 70.000 – 80.000đ. Tới Ninh Bình, bạn có thể đi bus hoặc thuê xe để đi tới chùa.
xe đi chùa bái đính
Nguồn: limo24h.vn
  • Xe máy: Đi xe máy sẽ giúp bạn chủ động được về thời gian, tiết kiệm được chi phí đi chùa Bái Đính , ngoài ra bạn còn có thể thưởng thức cảnh đẹp khi di chuyển đến chùa. Để tới chùa, bạn đi dọc theo Quốc lộ 1A để tới thành phố Ninh Bình, sau đó đi theo biển chỉ dẫn sẽ tới được chùa.
  • Tàu: Đây có thể là một trải nghiệm khá thú vị cho bạn, tàu đi từ bến Hà Nội và dừng tại bến Ninh Bình, chi phí sẽ mất khoảng 130.000đ,mỗi ngày có 6 chuyến tàu cho bạn lựa chọn thời gian thích hợp,tới bến Ninh Bình  bạn có thể đi xe bus hoặc thuê xe đi tới chùa.

Thời điểm thích hợp đi du lịch Bái Đính Ninh Bình

Thời gian thích hợp để đi du lịch chùa là vào khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch hàng năm, Do thời tiết vào thời gian này ấm áp, không nhiều mưa và đây còn là thời gian diễn ra lễ hội lớn tại chùa. Tuy nhiên vào khoảng thời gian này lượng khách du lịch tới tham quan rất đông, tình trạng quá tải và chen chúc thường xuyên xảy ra nên nếu bạn không thích sự bon chen,ồn ào có thể đến vào các thời gian khác trong năm

Lễ hội chùa Bái Đính Ninh Bình bắt đầu từ ngày mùng 6 tháng giêng và đến hết tháng Âm lịch mới kết thúc, đây là khoảng thời gian du khách hành hương từ khắp nơi đổ xô về chiêm bái,dâng hương lễ Phật.

lễ hội chùa bái đính
Lễ hội chùa Bái Đính – Nguồn: tttt.ninhbinh.gov.vn

Lễ hội gồm 2 phần: Phần lễ gồm các nghi thức thắp hương, rước kiệu,..Phần hội diễn ra các trò chơi dân gian, các tiết mục văn nghệ tái hiện lại các nghi thức tế trời của vua Đinh Tiên Hoàng, vua Quang Trung trước đây.

Button xem thêm 12

Những thông tin cần biết về 3 ngày vía Quan Âm năm 2023

Quy định khi du lịch chùa Bái Đính Ninh Bình

Chùa mở cửa từ 6h đến 21h tất cả các ngày trong tuần cho du khách và người địa phương tới tham quan và dâng hương lễ.

Giá vé chùa Bái Đính:

Do khuôn viên chùa rất lớn, bạn nên thuê xe điện để đi với mức giá vé một chiều là 30.000đ và 60.000đ với vé khứ hồi, miễn phí đối với trẻ em dưới 1m.

Bạn sẽ mất vé nếu muốn vào tham quan khu vực tháp Báo Thiên tại chùa với mức giá 50.000đ/người.

9 Điểm đến nổi bật khi đi du lịch chùa Bái Đính

Để tiện theo dõi và lên lịch trình tham quan, chia quần thể chùa thành 6 khu vực (theo độ cao tăng dần). Để tham quan một cách khoa học và hợp lý nhất, du khách có thể đi theo trình tự:

  • Khu vực 1 – Cổng Tam Quan
  • Khu vực 2 – Gác chuông
  • Khu vực 3 – Điện Quán Thế Âm
  • Khu vực 4 – Điện Pháp Chủ
  • Khu vực 5 – Tháp Báo Thiên
  • Khu vực 6 – Điện Tam Thế
  • Khu vực 7 – Chùa Bái Đính cổ.
  • Khu vực 8 – Giếng Ngọc chùa Bái Đính
  • Khu vực 9 – Hang sáng hang tối

Các khu vực từ 1 đến 6 được nối với nhau bằng dãy hành lang La Hán chùa Bái Đính gồm 500 bức tượng bằng đá xanh nguyên khối được các nghệ nhân từ làng nghề đá nổi tiếng Ninh Vân, Hoa Lư tạc. Mỗi pho tượng nặng từ 2 – 4 tấn,  cao 2,5m bao gồm cả bệ, có dáng hình, phong độ, thần thái, tâm trạng khác nhau.Đây là hành lang la hán lớn nhất khu vực Đông Nam Á. 

Đặc biệt trong 500 bức tượng các vị La Hán có 2 vị chân sư người Việt là Phật hoàng Trần Nhân Tông và Hòa thượng Thích Quảng Đức.

  • Chú ý: không được đặt tiền lẻ và sờ vào các pho tượng.

Khu vực thứ nhất: Cổng Tam Quan

Cổng Tam Quan chùa Bái Đính có 2 cổng: Tam Quan ngoại và tam Quan nội. Tam Quan ngoại cách điểm xuống xe điện chừng 100m. Cổng được làm bằng bê tông cốt thép, bên trên có mái uốn cong. Bước qua Tam Quan ngoại, bạn sẽ tiến vào 1 con đường lát đá dẫn đến Tam Quan nội, 2 bên con đường là 2 hồ nước trong xanh.

cổng tam quan chùa bái đính
Cổng chùa – Nguồn: chuaviettoancau.com

Tam Quan nội được làm từ gỗ Tứ Thiết, có 3 tầng mái, được uốn cong về 4 phía và lợp bằng ngói men ống. Bước qua Tam Quan nội, bạn thấy 2 bức tượng Hộ pháp (Hộ Pháp Trừng Ác và Hộ Pháp Khuyến Thiện) làm bằng đồng, mỗi bức nặng tới 12 tấn. 

Từ hông hai bên Tam Quan nội đi về hai phía tây và đông là hệ thống nhà gỗ cổ, mỗi bên 16 gian, mỗi gian dài 4,5m. Chiều dài của các gian nhà gỗ gần 70m, được nối liền với hành lang La Hán ở hai phía. 

Khu vực thứ hai: Tháp Chuông chùa Bái Đính

Tháp Chuông gồm 3 tầng mái cong, cao đến 22m, có cấu trúc hình bát giác với 24 mái cong, trông giống như một bông hoa sen khổng lồ. Ở tầng 1 của tháp chuông đặt một trống đồng nặng tới 76 tấn được đúc theo mẫu trống đồng Đông Sơn. 

tháp chuông chùa bái đính
Tháp Chuông – Nguồn: vietworld.world

Hình ảnh mặt trống thể hiện sự hòa hợp giữa trời đất và vạn vật với hình mặt trời ở trung tâm mặt trống, xung quanh là hình ảnh vạn vật sinh sôi nảy nở…Trên tầng 2 đặt một chuông đồng nặng 36 tấn – được xác định là chuông đồng lớn nhất Việt Nam. 

Khu vực thứ ba: Điện Quan Thế Âm

Từ tháp chuông tại chùa Bái Đính Ninh Bình, bạn có thể đi qua vườn hoa với nhiều cây hoa quý hiếm bạn sẽ đến với điện Quan Thế Âm . Điện được lợp bằng ngói men ống Bát Tràng và xây dựng hoàn toàn bằng gỗ tứ thiết cao gồm 7 gian. 

Gian chính giữa của điện đặt bức tượng Quan Thế Âm nghìn mắt nghìn tay, đúc bằng đồng dát vàng, nặng 80 tấn, cao 9,57m – được xem là pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát bằng đồng lớn nhất ở Việt Nam. 

tượng phật chùa bái đính
Tượng Quan Thế Âm – Nguồn: vnexpress

Ba gian giữa đều có 3 bức hoành phi và 3 cửa võng treo trên cao. Ngoài ra, gian chính giữa của điện còn đặt một sập thờ bằng gỗ, theo kiểu chân quỳ dạ cá, hình chạm là tứ linh, tứ quý, hoa lá,… Các đồ thờ đều được làm bằng đồng. 

Tham quan điện Quan Thế Âm chùa Bái Đính Ninh Bình xong, bạn sẽ đến chiêm ngưỡng hồ Phóng sinh – một hồ nước trong xanh, rộng 63m, dài 77m. Xét về phong thủy, ta có thể thấy chùa ở vị trí cao hơn đại diện cho dương, hồ ở vị trí thấp hơn đại diện cho âm, từ đó tạo nên sự hài hòa âm dương. 

Khu vực thứ tư: Điện Pháp Chủ 

Qua hồ Phóng sinh là đến sân lát đá rộng, đi hết sân này sẽ dẫn vào Điện Pháp Chủ. Ở đây nổi tiếng với pho tượng Thích Ca Mâu Ni được xác nhận kỷ lục là “Pho tượng đồng Thích Ca Mâu Ni cao và nặng nhất Việt Nam” vào năm 2006. Pho tượng được làm bằng đồng nguyên khối, cao 10m, nặng 100 tấn và đặt ở gian chính giữa. Trong điện treo 3 bức hoành phi và 3 cửa võng, đây cũng được coi là những bức hoành phi và cửa võng lớn nhất Việt Nam, hiện mới chỉ có ở chùa

tượng phật ở chùa bái đính
Tượng Thích Ca Mâu Ni – Nguồn: globalopentour.com

Tháp Báo Thiên chùa Bái Đính

Sau khi tham quan xong điện Pháp Chủ, bạn đi ra phía tay phải của điện để đến tham quan Bảo Tháp chùa Bái Đính cao 99m với 13 tầng lầu – 1 biểu tượng linh thiêng với kiến trúc kiên cố. Vé vào tham quan tháp là 50.000đ/người (~21,5$). Bảo tháp được bao phủ bên ngoài bằng gạch nung Bát Tràng với hoa văn trang trí như mây bay, sóng nước, cánh sen,… mang phong cách nghệ thuật thời Lý (thế kỷ 11 – 13). 

bảo tháp chùa bái đính
Tháp Báo Thiên – Nguồn: hoanhap.vn

Bên trong Bảo tháp là một không gian lộng lẫy, ngập tràn sắc vàng. Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được làm bằng đồng dát vàng rực rỡ, được đặt chính giữa điện tầng 1, trên bệ thờ bằng đá xanh chạm khắc rồng, hoa sen và các linh vật một cách rất tinh xảo. Những bức phù điêu ở 6 mặt tường xung quanh miêu tả chân thực cuộc đời của Đức Phật kể từ khi sinh ra đến khi tu hành chính đạo. 

bên trong bảo tháp chùa bái đính
Bên trong tháp Báo Thiên – Nguồn: @Fab B

Bạn cần  đi cầu thang bộ hết 13 tầng của Bảo Tháp chùa Bái Đính để chiêm ngưỡng hệ thống phù điêu đá được chạm khắc sắc nét, cầu kỳ. Tầng 13 của Bảo Tháp là nơi nơi đặt Xá lợi của Đức Phật được cung nghinh từ Ấn Độ, Thái Lan và Myanmar vào năm 2008. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể đi thang máy trực tiếp từ tầng 1 lên tầng 13. 

Button xem thêm

Chùa Tam Chúc | Ngôi chùa lớn bậc nhất thế giới

Khu vực thứ năm: Điện Tam Thế chùa Bái Đính

Điện Tam Thế nằm trên một quả đồi cao hơn 67m so với cổng Tam quan. Từ khoảng sân trước điện, bạn có thể theo một trong  hai lối lên tòa Tam Thế, mỗi lối rộng 8m, gồm 32 bậc đá. Giữa hai lối lên còn có một phù điêu đá lớn hình vuông chạm khắc tứ linh (long, ly, quy, phượng). Hai bên bức phù điêu đá đó dựng hai con rồng đá lớn, dài 10m, chạm khắc thông phong và kênh bóng rất đẹp. 

điện tam thế chùa bái đính
Điện Tam Thế – Nguồn: chuaviettoancau.com

Điện Tam Thế chùa Bái Đính được xây dựng bằng bê tông cốt thép giả gỗ, có 3 tầng mái uốn cong, gồm 12 mái ở bốn phía. Mái điện được uốn cong, lợp bằng ngói men ống màu nâu sẫm của Bát Tràng, có mái đao cong lên như hình đuôi chim phượng uốn lượn, uyển chuyển, hài hoà khiến người ta liên tưởng đến sóng nước ngoài khơi. 

Điện Tam Thế chùa Bái Đính bao gồm 7 gian. Trong đó 3 gian giữa đặt có 3 bức hoành phi và ba cửa võng làm bằng gỗ vàng tâm, sơn son thếp bạc phủ hoàng kim. Các cửa võng ở đây làm nền cho Phật điện như lóe lên những điểm sáng của ánh vàng để hướng con người vào cõi Phật và là tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao.

Trong tòa Tam Thế còn đặt 3 pho tượng Tam Thế bằng đồng nguyên khối, mỗi tượng cao 7,2m, nặng 50 tấn đều dát vàng trên ba bệ cao 1,5m, ốp đá thước chạm khắc hoa văn trông rất bề thế. 3 pho tượng này tại chùa Bái Đính đã được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác nhận là “bộ tượng Tam Thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam” vào ngày 12 tháng 12 năm 2007.

bên trong điện tam thế chùa bái đính
Ba pho tượng Tam Thế – Nguồn: vrtour.vn

Phía bên trái của điện Tam Thế là bức tượng Phật Di Lặc, được đặt trên đỉnh đồi cao khoảng 100m so với cổng Tam Quan. Tượng Phật Di Lặc cao hơn 10m, nặng 80 tấn, được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam – Vietkings công nhận là tượng Di Lặc lớn nhất Việt Nam.

tượng phật di lặc chùa bái đính
Tượng Phật Di Lặc – Nguồn: ninhbinh.tourism.vn

Khu vực thứ sáu: Chùa cổ Bái Đính

Chùa nằm ở tầng cuối cùng của quần thể, nằm trên đỉnh một ngọn núi Đính khá yên tĩnh, cách điện Tam Thế khoảng 800m về phía Nam. Kiến trúc chùa Bái Đính cổ tự không có những mái chùa cong vút, cũng không có những trụ cột đồ sộ hay thượng điện nguy nga lộng lẫy như khu chùa mới, thay vào đó là lối kiến trúc chùa động – một kiến trúc khá phổ biến ở Ninh Bình. Toàn bộ các bàn thờ của chùa cổ được đặt giữa lòng sơn động u minh, làm tăng thêm không khí linh thiêng và huyền bí nơi cửa thiền. 

chùa bái đính cổ
Bái Đính Cổ Tự – Nguồn: chuaviettoancau.com

Khu vực thứ 8: Giếng Ngọc chùa Bái Đính

Dưới chân núi Đính có một giếng cổ có tên là Giếng Ngọc – được ghi nhận là giếng lớn nhất Việt Nam. Tương truyền đây là nơi thiền sư Nguyễn Minh Không lấy nước sắc thuốc cho nhân dân. Giếng có nước trong xanh và không khi nào cạn nước.

giếng ngọc chùa bái đính
Giếng Ngọc – Nguồn: chuaviettoancau.com

Khu vực thứ 9: Hang Sáng – Hang Tối

Tham quan xong Giếng Ngọc, bạn sẽ leo khoảng 300 bậc đá để đến Hang Sáng, Hang Tối, nhà Tiền đường. Các công trình tượng Phật chùa Bái Đính, bàn thờ, hương án đều đặt trong các hang động, tạo nên một không gian tĩnh mịch, uy nghiêm. Vua Lê Thánh Tông (1442 – 1497) khi đến viếng chùa, đã tạc một bài thơ bằng chữ Hán nhằm ca ngợi vẻ đẹp của chùa và bài thơ đó đến nay vẫn còn. 

hang sáng tối chùa bái đính
Hang Sáng – Tối – Nguồn: chuaviettoancau.com

Sau khi tham quan xong chùa cổ, du khách di chuyển xuống và đi theo hành lang tượng La Hán để đi về bến xe Tam Quan để lên xe quay trở về bãi gửi xe.

Xem thêm:

Thông tin hữu ích khi du lịch chùa Bái Đính

Cơ sở lưu trú gần chùa

Với những du khách muốn thong thả cầu an và ngắm toàn cảnh chùa Bái Đính về đêm thì có thể ở lại 1 đêm tại đây để ngắm nhìn trọn vẹn khu chùa Ngay trong khuôn viên chùa có 

Bai Dinh Garden Resort and Spa 4 sao (nằm trong khu vực thứ 5), giá dao động từ 1.500.000 – 2.000.000đ/đêm (~64,65 – 21,55$); liên hệ 02293666689.

Khách sạn Bái Đính 3 sao (nằm trong khu vực thứ 4 của chùa), giá dao động từ 1.000.000 – 1.500.000đ (~43,1 – 64,65$); liên hệ 02293868789.

Ninh Bình Mountain Side Homestay & Cafe với mức giá trong khoảng 350.000 – 1.000.000đ/đêm (~15,08 – 43,1$); thôn Khê Thượng, xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình; liên hệ: 096 86 56 69

Các lưu ý khi tham quan

Theo kinh nghiệm đi chùa Bái Đính, bạn nên lưu ý một vài điều sau:

  • Khi đi tham quan chùa bạn sẽ phải vận động khá nhiều nên bạn hãy mặc những bộ quần áo thoải mái, hạn chế đồ bó sát, nên đeo giày thể thao hoặc dép thay thế cho giày cao gót.
  • Trong chùa có bán các đồ lưu niệm hoặc đặc sản, tuy nhiên giá trong chùa sẽ khá cao hơn so với bên ngoài nên bạn hãy cân nhắc khi mua đặc sản hay quà lưu niệm tại chùa.
  • Bạn nên mang theo ô bên mình phòng trường hợp mưa hoặc nắng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động tham quan.

Du lịch Chùa Bái Đính Ninh Bình mang đến một không gian có nhiều cây cổ thụ râm mát, tươi xanh, ngập tràn tiếng chuông chùa ngân nga, tiếng gõ mõ ấm áp, chắc chắn sẽ mang đến sự thanh tịnh trong tâm hồn của du khách.

Có thể bạn sẽ thích

Địa điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam

footer dulich3mien

Dulich3mien là địa chỉ cung cấp thông tin về các điểm đến du lịch phổ biến, văn hóa, ẩm thực và lễ hội tại 63 tỉnh thành trên khắp Việt Nam. Chúng mình mong muốn chia sẻ cho những kinh nghiệm, cẩm nang cùng các thông tin hữu ích giúp cho hành trình khám phá dải đất hình chữ S của du khách trở nên thú vị hơn.

LIKE & SHARE

© Copyright 2022, All Rights Reserved | Dulich3mien