Đã hơn 100 năm kể từ ngày Bến cảng Nhà Rồng trở thành nơi Bác ra đi tìm đường cứu nước. Giờ đây, nó đã trở nhà địa điểm được nhiều thế hệ người dân Việt Nam tìm đến để nhớ về và trân trọng những hy sinh lớn lao mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm vì sự độc lập tự do cho toàn dân tộc.
Chỉ cần nhắc đến cái tên Bến cảng Nhà Rồng là tất thảy mọi cảm xúc bồi hồi biết ơn Bác Hồ là trào dâng trong lòng mỗi người dân Việt Nam yêu nước. Sau hơn 100 năm, dường như nơi này đã gắn liền với những hình ảnh về Bác.
Địa chỉ Bến Nhà Rồng ở đâu?
Bến tọa lạc ở số 1 đường Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh.
Vì nằm ở trung tâm thành phố (chỉ cách đường Nguyễn Huệ chưa tới 2km) nên di chuyển đến nơi này cũng rất dễ dàng. Bạn có thể đi bằng xe buýt, phương tiện cá nhân hoặc taxi, grab, xe ôm đều được.
- Xe buýt: 20, 31. Tuyến buýt 20 dừng tại 8A Nguyễn Tất Thành cách Bến chỉ 3 phút đi bộ với khoảng cách 200m. Còn tuyến xe 31 dừng tại 34 đường Nguyễn Hoàng Diệu chỉ 5 phút đi bộ với khoảng cách 400m.
- Phương tiện cá nhân: gửi ở bên trong bến chỉ với 5.000 VNĐ/xe.
Dấu ấn lịch sử Bến Nhà Rồng
Bến Nhà Rồng xây dựng năm nào?
Bến được coi là một trong những công trình đầu tiên theo phong cách phương Tây được xây dựng tại Sài Gòn. Năm 1962, khi đánh chiếm được miền Nam thì ngay sau đó Pháp đã lên kế hoạch xây dựng Bến. Vì khi đó đất nước đang chiến tranh rất khốc liệt, chúng ta chỉ ước chừng khoảng năm 1963 – 1964 là Bến xây xong. Những năm tháng sau đó, Bến là trụ sở của hãng vận tải Messageries tại Sài Gòn – là địa điểm giao thương, đầu mối thông thương với quốc tế.
Bến Nhà Rồng liên quan đến sự kiện nào?
- Ngày 5/6/1911, khi ấy Bác Hồ ( tên là Nguyễn Tất Thành thời đó ) 21 tuổi, Người đã lên chiếc tàu Amiral Latouche làm phụ bếp đầy gian khổ để chính thức ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi sự áp bức, giành quyền tự do cho Tổ Quốc.
- Vào đầu tháng 1 năm 1941, Người đã quyết định trở về sau khi học hỏi và làm việc tại nước ngoài.
- Năm 1954 – Thực dân Pháp đã bị đánh đuổi ra khỏi Tổ Quốc. Chúng ta có thể coi địa điểm này trở thành nơi khởi đầu cho sự độc lập và tự do, vì thế nên Bến đã gắn liền với sự kiện Bến Nhà Rồng – nơi bác ra đi tìm đường cứu nước.
- Năm 1975, chiếc tàu biển Sông Hồng có trọng tải 10.000 tấn cập Bến, đánh dấu thống nhất hai miền Nam – Bắc. Để ghi nhớ công ơn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ năm 1975 đến nay, Bến đã trở thành khu lưu niệm về Người và là nơi du khách từ trong nước lẫn quốc tế đến tham quan.
- Năm 1979, Bến là địa điểm trưng bày những câu chuyện, hiện vật về cuộc đời cách mạng giành độc lập, tự do của Bác Hồ. Tuy nhiên lúc đó nhà tưởng niệm còn khá hạn chế.
- Đến năm 1995, chính thức đổi tên thành Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh tphcm. Bảo tàng đã được xây dựng với quy mô lớn hơn, các hiện vật và những câu chuyện về cuộc đời cách mạng của Bác Hồ sưu tầm nhiều hơn. Cuộc đời của Bác vì độc lập – tự do của nhân dân mà bao gian khó đều vượt qua, đặc biệt với chủ đề “Tình cảm Chủ tịch Hồ Chí Minh với miền Nam và tình cảm của người dân miền Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh” thì khi ai đến nơi này cũng có một cảm xúc dâng trào trong mỗi trái tim của nhân dân Việt Nam.
Ý nghĩa Bến Nhà Rồng thể hiện qua hành trình cứu nước của nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc từ thời điểm Người ra đi tìm đường cứu nước, trải qua bao gian khó được trưng bày qua các phòng chủ đề – từng năm riêng, từng sự kiện riêng của Bác. Nơi này đã có tuổi thọ hơn 150 năm nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc ban đầu. Tham quan Bến bạn sẽ cảm thấy tự hào về quá trình kháng chiến của dân tộc, của vị Lãnh tụ vĩ đại.
“Một vài địa điểm lưu giữ lịch sử tương tự của thành phố mang tên Bác mà du khách có thể sẽ thích: Dinh Độc Lập, bảo tàng lịch sử thành phố Hồ Chí Minh“
Quy định khi thăm Bến Nhà Rồng
Nội quy
Quý khách tham quan Bảo tàng cần thực hiện những quy định sau:
- Quần áo nghiêm chỉnh, mũ nón cầm tay, đi theo sự hướng dẫn, nhường bước những người già yếu, tàn tật.
- Không mang vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc hại và ô nhiễm vào Bến Nhà Rồng.
- Hành lý, vali, balo, túi du lịch… gửi vào nơi quy định.
- Giữ vệ sinh, không mang đồ ăn/thức uống, không hút thuốc, không làm ồn trong khi tham quan.
- Không chạm tay vào hiện vật và các thiết bị.
- Trẻ em dưới 10 tuổi phải có người lớn đi kèm.
- Quý khách có thể yêu cầu cán bộ hướng dẫn tham quan trưng bày Bảo tàng (liên hệ phòng Giáo dục).
- Khi cần quay phim, chụp ảnh cần liên hệ với Ban tổ chức tiếp đón.
Giá vé Bến Nhà Rồng
Giá vé để vào tham quan Bến chỉ có giá là 2.000 VNĐ/người. Nếu bạn là học sinh, sinh viên thì hoàn toàn miễn phí giá vé. Vì vậy khi đến tham quan địa điểm này, nếu bạn là những người trên thì nên mang theo giấy tờ phù hợp hoặc thẻ trường/thẻ sinh viên để giảm chút chi phí nhé.
Bến Nhà Rồng giờ mở cửa?
Giờ mở cửa của Bến sẽ là từ 7h30 sáng đến 11h30 và buổi chiều từ 13h30 đến 17h00. Trừ ngày thứ hai, bảo tàng sẽ mở cửa các ngày thứ ba đến chủ nhật hàng tuần.
Tuy nhiên các bạn nên tham quan vào buổi chiều để lặng nhìn ngắm hoàng hôn từ từ buông xuống. Khi Sài Gòn về đêm, cả khu vực đều bật sáng đèn – mang một vẻ đẹp huyền ảo trộn lẫn với kiến trúc đặc biệt của bảo tàng.
Kiến trúc Bến Nhà Rồng có gì?
Bến được xây dựng và thiết kế bởi người Pháp nên kiến trúc mang đậm phong cách Châu Âu nhưng có đôi nét phương hướng Á Đông. Thời gian đầu, tòa nhà có hình mặt trăng và 2 con rồng chất liệu bằng đất nung tráng men xanh châu đầu vào nhau, mang tên “lưỡng long chầu nguyệt” hay “lưỡng long tranh châu” thường thấy ở đình chùa Việt Nam.
Hãng có công tạo ra bến cảng tên là “Messageries Impériales” thế nên hai đầu tòa có ký tự viết tắt M.I tuy nhiên năm 1871 đã đổi thành “Messageries Maritimes”. Và chi tiết mặt trăng trong “lưỡng long chầu nguyệt” cũng thay thành vương miện, mỏ neo và đầu ngựa.
Bảo tàng Hồ Chí Minh quận 4 có hình “đầu ngựa” là do thời xưa hãng nay khi di chuyển hàng hóa bằng đường bộ sẽ sử dụng ngựa kéo xa, còn hình “Mỏ neo” tượng trưng cho di chuyển bằng tàu thuyền. Vào năm 1955, chính quyền Sài Gòn thời đó đã cho tu bổ, sửa chữa mái của ngôi nhà và thay thế hai con rồng đó bằng hai con rồng khác, nhưng với tư thế quay đầu ra.
Bảo tàng khi xây có mái ngói gạch đỏ, mái vòm cong và có rất nhiều cửa sổ, hành lang dài với các cột hình tròn. Tòa nhà mặc dù được xây có 2 tầng nhưng thời kỳ bấy giờ nhìn rất hoành tráng và sang trọng.
Ghé thăm công viên bến Bạch Đằng chỉ cách đây 700m
Khám phá phòng trưng bày Bến Nhà Rồng
Bên trong Bến Nhà Rồng lúc đầu chỉ rộng 250m2 với 3 phòng trưng bày. Vào năm 1990 và 1995 trải qua 2 lần sửa chữa, hiện tại nơi này rộng tới 1482,62 m2 với 9 phòng trưng bày, 2 phòng kho chứa 10.927 tài liệu, hiện vật và 450 hiện vật. Trong 9 phòng đó, có 6 phòng sẽ sử dụng trưng bày chuyên đề những tư liệu, hiện vật, tiểu sử và hoạt động cách mạng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Bến Nhà Rồng cũng thường xuyên tổ chức những chủ đề, hội nghị khoa học, giới thiệu và chiếu phim tư liệu, hồi ký,… Chuyên đề một số phòng như sau:
- Phòng chủ đề 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh thời thơ ấu và tuổi thanh niên (1890-1920). Người hoạt động cách mạng bước đầu, tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin và khẳng định đây là con đường lấy lại độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.
- Phòng chủ đề 2 Bến Nhà Rồng: Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập chính đảng giai cấp công nhân Việt Nam (1920-1930) bằng việc kế thừa và vận dụng sáng tạo Luận cương của V.I Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa. từ V.I Lênin
- Phòng chủ đề 3: Từ năm 1930 đến năm 1954, thời kì đấu tranh giữ vững chính quyền và kiên quyết kháng chiến chống thực dân Pháp, đặc biệt Người đã tổ chức và lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám thắng lợi – từ đó nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được sáng lập.
- Phòng chủ đề 4 Bến Nhà Rồng: Từ năm 1954 đến 1969, Người không chịu khuất phục trước Mỹ và đã lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa giải phóng miền Nam thống nhất Tổ Quốc.
Bởi vì Bến có khuôn viên rất rộng, thoáng cùng nhiều cây xanh được chăm sóc kĩ lượng tạo nên không gian vô cùng thoáng đãng. Nhìn từ xa, bảo tàng Hồ Chí Minh quận 4 mang vẻ tráng lệ và nổi bật trên sông Sài Gòn, đặc biệt vào buổi tối, nơi này sáng rực trong những ánh đèn lấp lánh. Hơn nữa, bên trong Bến còn có căng-tin phục vụ nước uống, nếu vừa trải nghiệm những đồ uống thơm ngon cùng không khí mát mẻ và hình ảnh lộng lẫy của tòa nhà thì thật tuyệt vời. Tuy nhiên có nhược điểm là căng-tin này không đa dạng về thức uống.
“Để có một ngày khám phá trọn vẹn đừng quên ghé thăm các địa điểm du lịch gần bến Nhà Rồng như: Hầm Thủ Thiêm, chùa Bửu Long, phố đi bộ Nguyễn Huệ, công viên Tao Đàn,…”
Bến cảng Nhà Rồng là một dấu son của TP HCM nói riêng và của lịch sử Việt Nam nói chung. Bến đã trở thành nơi tưởng nhớ, ghi ơn công lao to lớn của Bác Hồ từ lý tưởng tới hoạt động cách mạng của Người.