TRANG CHỦ / Du lịch Hồ Chí Minh / Khám phá Dinh Độc Lập | Dấu ấn lịch sử ngày miền Nam giải phóng

Khám phá Dinh Độc Lập | Dấu ấn lịch sử ngày miền Nam giải phóng

Tác giả: Nguyễn Hiền
2.546 Lượt xem Theo dõi Dulich3mien trên

Cảm nhận về Dinh Độc Lập trong tâm tưởng người dân Việt Nam mang ý nghĩa rất lớn lao bởi nó gợi nhớ tới giây phút chúng ta cắm cờ trên đỉnh dinh, cột mốc trọng đại đánh dấu sự kiện hai miền Nam Bắc được nối liền, đất nước không còn chia cắt. Giá trị lịch sử của Dinh Độc Lập không chỉ dừng lại đó, nơi này đã là biểu tượng lòng tự hào của dân tộc, là minh chứng cho một thời  kháng chiến chống Mỹ gian khổ.

Ngoài việc từng là nơi ở và làm việc của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa, Dinh Độc Lập có gì đặc biệt mà là địa điểm tham quan không thể bỏ qua khi tới thành phố Hồ Chí Minh, hãy cùng bài viết tìm hiểu kĩ hơn về nơi này nhé!

Lịch sử Dinh Độc Lập trước 1975 

Năm 1868 – sau 10 năm xâm chiếm nước ta, thực dân Pháp bắt đầu thiết kế và xây dựng ngay tại trung tâm thành phố Sài Gòn một Dinh thự cho Thống đốc Nam kỳ, có tên gọi là Dinh Norodom.

Hình ảnh Dinh Độc Lập ngày xưa
Hình ảnh Dinh Độc Lập ngày xưa

Chính xác Dinh Độc Lập xây dựng năm nào?

Dinh được khởi công xây dựng vào 23/2/1868 và hoàn tất vào năm 1871. Và suốt thời gian sau đó, Pháp đã sử dụng Dinh này trong suốt thời kỳ xâm lược của mình.

  • Ngày 07/5/1954, thực dân Pháp thất bại nặng nề trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ buộc phải ký Hiệp định Genève và rút khỏi Việt Nam.
  • Ngày 07/09/1954, Dinh được trao lại cho chính quyền Sài Gòn với sự đại diện của Thủ tướng Ngô Đình Diệm và được đổi tên thành Dinh Độc Lập. 
  • Ngày 26/10/1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, lên làm Tổng thống và thành lập chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
    Ngày 27/02/1962, phe đảo chính đã cử hai viên phi công quân đội Sài Gòn ném bom làm sập toàn bộ phần chính cánh trái của Dinh. Do không thể sửa chữa, Ngô Ðình Diệm đã cho xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ.
Hình ảnh Dinh Độc Lập
Hình ảnh Dinh Độc Lập ngày nay

Vậy kiến trúc sư thiết kế Dinh Độc Lập Sài Gòn là ai?

  • Thời kì đầu vào năm 1868 là do người Pháp là La Grandière đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng và trải qua gần 100 năm sau khi Dinh bị sập toàn bộ phần bên trái thì là Ngô Viết Thụ  – người Việt Nam đầu tiên đoạt giải Khôi nguyên La Mã đã thiết kế và thi công.
  • Sự kiện khiến nơi đây được toàn bộ nhân dân Việt Nam biết đến là  vào hồi 10 giờ 45 phút ngày 30/4/1975, 2 xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập đã húc nghiêng cổng phụ, tiếp đó xe tăng mang số hiệu 390 đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào Dinh trong chiến dịch Hồ Chí Minh.
Hình ảnh xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập
Hình ảnh xe tăng tiến vào Dinh năm 1975
  • 11h30’ cùng ngày, lá cờ 3 sọc bị hạ xuống, kéo lá cờ mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lên. Cờ tung bay trên nóc Dinh, kết thúc 30 năm chiến tranh gian khổ và anh dũng của dân tộc Việt Nam.
  • Biển số xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập lần lượt là 843 và 390. Hiện tại xe tăng đang được trưng bày ngay tại Dinh để du khách có thể tới tham quan. Tuy nhiên riêng chiếc 843 đang để ở bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh. Mỗi năm đến thời gian 30 tháng 4, cả đất nước đều tự hào về ý chí quật cường của dân tộc, chiến sĩ. 
Xe tăng húc vào cổng Dinh Độc Lập
Xe tăng húc vào cổng Dinh năm 1975

Ý nghĩa của Dinh Độc Lập:  Về giá trị tinh thần, Dinh là nơi đánh dấu thời khắc hòa bình của dân tộc và chính là nhân chứng của lịch sử thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ của nhân dân. Dinh được coi như cội nguồn của thành phố Hồ Chí Minh với những bước thăng trầm trong lịch sử chống giặc ngoại xâm. Tại đây có rất nhiều hiện vật quí hiếm có tuổi đời lên tới cả trăm năm, chúng đã chứng kiến không biết bao nhiêu sự kiện lịch sử huy hoàng.

Button xem thêm 11

Phòng trà Không Tên

Địa chỉ Dinh Độc Lập ở đâu?

Dinh nằm ở 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. 

Khi trải nghiệm xong nơi này bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu thêm du lịch khác như bưu điện trung tâm Sài Gòn, chợ Bến Thành,…

Di chuyển tới Dinh Thống Nhất Hồ Chí Minh

Vì nằm ở trung tâm Sài Gòn, bạn có thể đa dạng lựa chọn phương tiện di chuyển và đường đi tới nơi này cũng dễ dàng. 

  • Phương tiện cá nhân: gửi tại trong khuôn viên Dinh theo biển chỉ dẫn gửi xe Dinh Độc Lập.
  • Xe buýt: Tuyến xe 04, 18, 36, 93 : Dừng tại Liên đoàn lao động hoặc Viện Vật lý Vi sinh học cách đó 300m tương đương 5 phút đi bộ. Tuyến xe 152 là tuyến xe buýt đi qua Dinh Độc Lập gần nhất: Dừng tại Nguyễn Thị Minh Khai và cách dinh chỉ 3 phút đi bộ.
Hình ảnh Dinh Độc Lập
Ảnh chụp chính diện dinh

Quy định khi tham quan Dinh Độc Lập

Giá vé Dinh Độc Lập Sài Gòn 2023

Hiện tại để vào Dinh, có hai loại phần vé được chia như sau:

Giá vé (bao gồm Trưng bày “Từ Dinh Norodom đến Dinh 1868 – 1966”)

  • Người lớn: 65.000 VNĐ/người
  • Sinh viên: 45.000 VNĐ/người
  • Trẻ em: 15.000 VNĐ/người

Giá vé chỉ riêng vào Dinh 

  • Người lớn: 40.000đ/ người
  • Sinh viên: 20.000 VNĐ/người
  • Trẻ em: 10.000 VNĐ/người   

Lưu ý: Giờ bán vé tham quan từ 8 giờ sáng đến 12 giờ trưa.

Các trường hợp được miễn, giảm mức phí tham quan thực hiện theo quy định tại Thông tư 182/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan di tích lịch sử Dinh Độc Lập.

Tuy nhiên nếu du khách đi theo đoàn khoảng hơn 20 người trở lên thì sẽ được giảm giá 1 phần 3 giá vé. Và nếu bạn là sinh viên thì hãy mang thẻ sinh viên theo để được giảm chi phí tham quan nhé.

Giờ mở cửa Dinh Độc Lập và quy định

Tòa nhà chính Di tích lịch sử Dinh: 8:00 – 13:00

Nhà trưng bày “Từ Dinh Norodom đến Dinh 1868 – 1966”: 9:00 – 13:00

Lưu ý khi vào Dinh:

  • Trang phục gọn gàng
  • Không mang hành lý vào trong
  • Không mang đồ ăn thức uống vào trong 
  • Không mang động vật vào trong
  • Không đem theo các loại vũ khí, cháy nổ, hóa chất độc hại

Đặc biệt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn bảo vệ và biển báo tham quan
  • Bảo vệ có quyền chấm dứt với cá nhân vi phạm nội quy
  • Khách tham quan phải chịu trách nhiệm nếu gây ra tổn hại dành cho di tích
  • Dinh Độc Lập mở cửa phục vụ khách tham quan tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ Bảy, Chủ nhật và Lễ, Tết.

Giới thiệu Dinh Độc Lập ngày nay

Ngày nay Dinh đã trở thành địa điểm du lịch được đông đảo người dân Việt Nam và du khách nước ngoài tới tham quan. Khi tới đây dù không trải qua chiến tranh nhưng vẫn cảm nhận được tự tôn dân tộc ở nơi này.

Dinh đã tồn tại hơn 150 năm, vì vậy cũng mang nhiều cái  tên như: Dinh Norodom, Dinh Tổng thống, Phủ Đầu Rồng, Tòa nhà Chính phủ Sài Gòn. Diện tích Dinh Độc Lập trong thiết kế xây dựng là 4.500 m², diện tích sử dụng 20.000 m², gồm 3 tầng chính, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và 1 sân thượng cho máy bay trực thăng đáp xuống.

Hình ảnh Dinh Độc Lập
Hình ảnh của dinh

Cổng Dinh Độc Lập mặc dù đã bị xe tăng đâm húc đổ nhưng đã được sửa chữa và hiện đang là cổng chính đi vào khu tham quan hiện nay. Để vào tham quan, chúng ta cần đi qua khuôn viên cùng với đài phun nước để vào khu vực bên trong.

Với tầm nhìn của Ngô Viết Thụ – người đã thiết kế và xây dựng Dinh, ông lấy ý nghĩa văn hóa phương đông làm chủ, tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ phương Đông và cá tính dân tộc.

Các hiện vật lịch sử tại Dinh Độc Lập

Trên nóc của Dinh có trưng bày chiếc trực thăng UH-1 cá nhân của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, bên cạnh trực tăng là vị trí hai quả bom mà phi công Nguyễn Thành Trung ném phát nổ.

Máy bay chiến đấu tại Dinh Độc Lập
Máy bay chiến đấu tại Dinh

Cũng nhờ vào yếu tố lịch sử của các hiện vật như là xe tăng 390, xe tăng 843 – những chiếc xe tăng đâm vào Dinh Độc Lập và máy bay chiến đấu F5E đã góp phần đưa Dinh trở thành điểm du lịch hấp dẫn hơn trong lòng khách du lịch.

Chiếc xe tăng 390 tiến vào Dinh Độc Lập
Chiếc xe tăng 390 tiến vào Dinh Độc Lập

Ngoài ra, Dinh vẫn còn trưng bày chiếc xe Jeep M152A2  gắn liền với thời khắc lịch sử lúc giờ trưa ngày 30/4/1975 khi vị tổng thống cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa – Dương Văn Minh đã bị lực lượng Cách mạng giải phóng dùng chiếc xe này để di chuyển ra đài phát thanh Sài Gòn  đọc tuyên bố đầu hàng.

Có thể bạn chưa biết: “Dinh Norodom cùng Bưu điện, nhà hát thành phố, bảo tàng mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, nhà thờ Đức Bà… là một trong những kiến trúc nổi bật của Sài Gòn”

Kiến trúc Dinh Độc Lập Sài Gòn

Sân trước của Dinh là một thảm cỏ hình oval có đường kính 102m. Màu xanh của thảm cỏ và đài phun nước tạo ra một cảm giác hòa hợp êm dịu, sảng khoái, mát mẻ cho du khách ngay khi bước qua cổng Dinh.

Vào đại sảnh – bên trong Dinh Độc Lập là hồ nước hình bán nguyệt chạy dài theo suốt chiều ngang. Trong hồ còn có hoa súng và hoa sen gợi nên những hình ảnh hữu tình cùng với hồ nước yên ả giống ở các ngôi đình, ngôi chùa. 

Đi vào bên trong, tất cả các đường nét kiến trúc ở các hành làng, đại sảnh, các phòng và đường ngay sổ thẳng đều lấy câu chính đại quang minh.

  • Phòng Khánh Tiết Dinh Độc Lập: Đây là điểm đầu tiên khi đến tham quan Dinh. Phòng Khánh Tiết là nơi được dùng để tổ chức các cuộc họp, chiêu đãi, lễ ra mắt nội các, có sức chứa 500 người.
Phòng Khánh Tiết Dinh Độc Lập
Phòng Khánh Tiết Dinh Độc Lập

Hơn 100 căn phòng của Dinh đều mang mục đích khác nhau nên cách xây dựng các phòng cũng khác nhau gồm: phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc của Tổng thống và của Phó Tổng thống, phòng trình ủy nhiệm thư, ….

  • Phòng Đại Yến: Là nơi nhậm chức của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ vào ngày 31/10/1967. Căn phòng này có thể tổ chức các cuộc chiêu đãi với hơn 100 khách.
Phòng Đại Yến Dinh Độc Lập
Phòng Đại Yến
  • Phòng trình quốc thư: Căn phòng nổi bật với nội thất Dinh Độc Lập cùng bức tranh “Bình Ngô đại cáo” miêu tả cuộc sống của dân tộc Việt Nam thế kỷ XV từ 40 mảnh ghép nhỏ hợp lại. Năm 1975, nơi này dùng để ủy nhiệm thư cho Tổng Thống từ các Đại sứ quán Năm 1975 có nhiều nước đặt Đại sứ quán tại Sài Gòn. 
  • Tầng hầm Dinh Độc Lập: là nơi trú ẩn của Tổng Thống với rất nhiều thiết bị hiện đại liên lạc, truyền tin, in ấn. Đặc biệt đây là tầng hầm có thể chịu được bom và oanh kích..
Tầng hầm Dinh Độc Lập
Tầng hầm

Xung quanh Dinh là những bãi cỏ xanh mướt, vườn cây cổ thụ, những chậu cây kiểng quý và 04 sân quần vợt phía sau khu nhà chính.

Địa điểm du lịch gần Dinh Norodom

Cafe Dinh Độc Lập Sài Gòn

Tọa lạc trong khuôn viên Dinh, Le cafe de Dinh 106 Nguyễn Du là không gian thoáng mát kết hợp các loại cây cổ thụ và nhiều loài chim, sóc khiến bạn có thể cảm thấy mình không ở trong thành phố đầy khói bụi.

Cafe tại Dinh Độc Lập
Không gian quán cafe tại Dinh

Quán ăn gần Dinh

  • Quán Khoái – 3A Lê Quý Đôn, quận 3: Không chỉ có món ăn ngon, không gian của quán rất rộng rãi, phù hợp với đi nhiều người. Món ăn ở đây có giá từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng và mở cửa từ 7 giờ sáng đến hết 23 giờ đêm.

Nhà khách Dinh Độc Lập thành phố Hồ Chí Minh

Đây là địa điểm nằm trong khu vực Dinh, núp mình dưới tán cây cổ thụ. Với không gian thiên nhiên, nơi đây như là ốc đảo giữa trung tâm thành phố. Nhà khách 108 Nguyễn Du là địa chỉ nghỉ ngơi của nhiều du khách Việt lẫn ngoài nước mỗi khi đến Sài Gòn.

Nhà khách Dinh Độc Lập
Nhà khách Dinh Độc Lập

“Một vài điểm đến tham quan ở gần khác mà bạn không nên bỏ lỡ: Công viên Tao Đàn, chợ Bến Thành, phố đi bộ Nguyễn Huệ,…”

Di tích lịch sử Dinh Độc Lập đã trở thành chứng nhân lịch sử tại Sài Gòn, là địa điểm du lịch mang đầy kỷ niệm về chiến tranh giành độc lập dân tộc Việt Nam. Khi có dịp tới thành phố này, hãy tới Dinh mà trải nghiệm nhé!

Có thể bạn sẽ thích

Địa điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam

footer dulich3mien

Dulich3mien là địa chỉ cung cấp thông tin về các điểm đến du lịch phổ biến, văn hóa, ẩm thực và lễ hội tại 63 tỉnh thành trên khắp Việt Nam. Chúng mình mong muốn chia sẻ cho những kinh nghiệm, cẩm nang cùng các thông tin hữu ích giúp cho hành trình khám phá dải đất hình chữ S của du khách trở nên thú vị hơn.

LIKE & SHARE

© Copyright 2022, All Rights Reserved | Dulich3mien