TRANG CHỦ / Du lịch Hồ Chí Minh / Tìm hiểu Địa đạo Củ Chi có gì vui? Khám phá khu du lịch từ A tới Z

Tìm hiểu Địa đạo Củ Chi có gì vui? Khám phá khu du lịch từ A tới Z

Tác giả: Giang Phạm
1.966 Lượt xem Theo dõi Dulich3mien trên
Đường hầm Địa Đạo Củ Chi
Nguồn: divui.com

Địa đạo Củ Chi là di tích lịch sử minh chứng cho lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Trải qua bao gian khó để giành được độc lập, giờ đây nơi này đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng với hàng triệu khách tham quan mỗi năm. Đến thăm nơi đây bạn sẽ vô cùng choáng ngợp bởi hệ thống đường hầm dày và phức tạp với nhiều phân khu chức năng như mạng nhện. 

Địa đạo Củ Chi được mệnh danh là “thành phố dưới lòng đất”, được đánh giá là kỳ quan quân sự của Việt Nam. Hiện nay, địa điểm này không chỉ giới thiệu về lịch sử kháng chiến mà còn là nơi vui chơi vô cùng đặc biệt. Hãy cùng bài viết tìm hiểu về địa điểm này nhé.

Lịch sử Địa Đạo Củ Chi 

Được hình thành trong khoảng thời gian từ năm 1946 tới 1948, trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương. Đường hầm không chỉ là nơi ẩn náu mà còn là nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi và học tập của các chiến sĩ thời bấy giờ. 

Bởi vì hệ thống luôn luôn cải tiến và sửa chữa cho phù hợp với tình hình cách mạng nên Địa Đạo Củ Chi xây dựng năm nào và hoàn thành trong bao lâu thì không thể nói  chính xác được. Vì vậy chúng ta chỉ có thể hiểu là tính đến năm 1965 đường hầm đã có đủ các căn phòng cần thiết. 

Sơ đồ Địa Đạo
Sơ đồ tham quan – Nguồn: Google Map

Trước đó, trong thời gian 1961–1965, các xã phía Bắc Củ Chi đã hoàn thành tuyến trục “xương sống”, sau đó các đoàn thể, cơ quan phát triển nó ăn thông với tuyến đường khác thành những địa đạo liên hoàn giữa các ấp, các xã và các vùng. Bên trên mặt đất, quân dân Củ Chi đào thành nhiều tầng, nhiều ngõ ngách. Thêm vào đó, bên trên địa đạo còn có rất nhiều ụ chiến đấu, bãi mìn, hố đinh, hầm chông… 

“Có thể bạn quan tâm! Một vài địa điểm lịch sử nổi tiếng khác của Hồ Chí Minh: Dinh Độc Lập, bến Nhà Rồng,…”

Vậy đường hầm địa đạo Củ Chi dài bao nhiêu km? Rộng bao nhiêu?

Đến năm 1965 hệ thống địa đạo có tổng chiều dài xấp xỉ 200km, với 3 tầng sâu khác nhau, tầng trên cách mặt đất khoảng 3m, tầng giữa cách mặt đất khoảng 5-6m, tầng dưới cùng sâu hơn 12 m. Lúc này, địa đạo như một không gian sống thu nhỏ của người dân nơi đây, đây cũng là nơi cứu thương, hội họp, chứa vũ khí,….

Sơ đồ tham quan địa đạo
Mô hình địa đạo – Nguồn: nghean24h.vn

Vào năm 2016, khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi đón nhận bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Bên cạnh đó, với những giá trị độc đáo về lịch sử, kiến trúc, trí tuệ mà di tích này mang lại, UBND thành phố Hồ Chí Minh đang lập hồ sơ trình lên UNESCO xét duyệt, công nhận nơi đây là di sản văn hóa thế giới. 

Địa chỉ địa đạo Củ Chi ở đâu?

Nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 70km, hiện nay khu di tích được bảo tồn ở hai địa điểm: Bến Đình (căn cứ Huyện ủy Củ Chi – tọa lạc tại ấp Bến Đình, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi) và Bến Dược (căn cứ Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định tọa lạc tại ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi). 

Di chuyển từ TPHCM đến địa đạo Củ Chi bằng cách nào?

Đi địa đạo bằng cano

Nếu bạn muốn thử cảm giác lạ khi đi du lịch bạn cũng có thể chuyển sang đi cano, chỉ mất khoảng 75 phút để đến nơi khởi hành từ thành phố Hồ Chí Minh.

Thông thường, để đi tour bằng cano các bạn có thể đăng ký tour từ các công ty du lịch như Nam Việt, Kim Travel,…. giá vé tầm 1.100.000 VNĐ/khách (đã bao gồm bữa trưa)

Thông thường xe sẽ đón quý khách tại các khách sạn tại Quận 1 để di chuyển ra bến tàu Bạch Đằng và khởi hành đi Củ Chi từ bến tàu. 

Di chuyển bằng cano
Di chuyển bằng cano – Nguồn: viettravel

Xe máy đi phượt

Với các du khách khởi hành từ TPHCM, các bạn có thể đi theo QL15 hướng Tây Bắc và dừng chân ở khu du lịch. Riêng đối với những du khách khởi hành từ miền Tây muốn đến Củ Chi, quý khách có thể đi theo tỉnh lộ 6 và 15 là vào khu du lịch.

Xe buýt đi Địa Đạo Củ Chi 

Cách 1: Bắt xe buýt số 13 ở Trống Đồng, Bến Thành, quận 1 đến bến xe Củ Chi, sau đó bắt buýt số 79 đến địa đạo Bến Dược hoặc buýt số 63 đến địa đạo Bến Đình.

Cách 2: Bắt buýt số 94 ở 12 Xuân Diệu đến bến xe Củ Chi, sau đó chuyển qua buýt số 79 đến địa đạo Bến Dược hoặc buýt 63 đến địa đạo Bến Đình.

Cách 3: Bắt tuyến buýt số 04 ở Hàm Nghi A, chợ Bến Thành đến bến An Sương, sau đó lên tiếp xe 122 xuống ở bến Tân Quy, và chuyển lên tuyến 70 đến thẳng đến Bến Đình.

Cách 4: Bắt buýt số 13 tới bến xe An Sương, lên tiếp xe 122 đến bến Tân Quy và chuyển qua buýt số 70 đến Bến Đình.

Xe taxi

Có nhiều hãng xe taxi để di chuyển xuống khu địa đạo, tuy nhiên nên ưu tiên Mai Linh và Vinasun độ tin cậy sẽ cao hơn, hoặc bạn cũng có thể đi grab hoặc các loại xe công nghệ khác.

 Thời gian thích hợp tham quan Địa Đạo Củ Chi

Quý khách có thể tham gia vào lúc 8 giờ đến 10 giờ, hoặc từ 15 giờ đến 16 giờ vì thời gian này nhiệt độ không quá cao, nắng cũng không quá gay gắt.

Vì thời tiết ở Củ Chi khá tương tự so với ở Sài Gòn do đó sẽ có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô thưởng bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Vì dưới hầm không khí khá ẩm mốc hơn so với không khí bên trên nền thời gian thích hợp để đi du lịch vào các tháng mùa khô. 

Cổng vào khu di tích
Cổng vào khu di tích – Nguồn: dulichlive.com

Quy định tham quan địa đạo Củ Chi 

Đi qua những cuộc chiến tranh để đổi lại đất nước thái bình, nhân dân ta đã phải trải qua bao gian khó. Vì vậy địa điểm này đã tái hiện lại thời điểm khốc liệt – hiện nay cũng là khu du lịch nổi tiếng tại Sài Gòn.

Địa Đạo Củ Chi giờ mở cửa khi nào?

Địa điểm này mở cửa từ lúc 7:00 sáng tới 17:00 chiều tất cả các ngày trong tuần. Ngoài ra, trong dịp Tết hay các ngày lễ vẫn tiếp đón khách như ngày bình thường.

Giá vé địa đạo Củ Chi là bao nhiêu?

Giá vé người lớn là: 35.000 đồng/người/lượt. 

Người khuyết tật, lực lượng vũ trang hoặc trẻ em dưới 7 tuổi, người cao tuổi và người có công với cách mạng, hộ nghèo thì hoàn toàn được miễn phí khi tham quan.

Trẻ em từ 7 đến 16 tuổi, học sinh và sinh viên được giảm 50% giá vé. Nên nếu bạn là học sinh, sinh viên thì hãy mang thẻ sinh viên hoặc căn cước công dân để được giảm chi phí khi tham quan nhé.

Giá vé vào khu di tích
Giá vé vào khu di tích – Nguồn: intruongphat.vn

Đi địa đạo Củ Chi mặc gì?

Quý khách có thể mặc đồ tự do, tuy nhiên vì nơi đây hơi ẩm, có nhiều muỗi nên chọn trang phục dài tay, chân, bên cạnh đó cũng đó nên ăn mặc tối  màu để tránh làm trang phục quá bẩn khi đi xuống cửa bí mật. Chuẩn bị 1 đôi giày thể thao thoải mái vì nơi này khá rộng và bạn phải đi bộ đến nhiều khu vực. Ngoài ra bôi kem chống nắng, thuốc xịt đuổi côn trùng là bước không thể thiếu trước khi đến đây.

Địa Đạo Củ Chi có gì?

Được mệnh danh là “vùng đất thép”, nơi này như là một thành phố lòng đất trong cuộc chiến tranh gian khổ giành lấy độc lập.

Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược 

Nằm giữa lòng “Tam giác sắt”, hứng chịu dưới vùng trời mưa bom bão đạn, biết bao những chiến sĩ đã hy sinh dũng cảm, biết bao người dân ra đi góp một phần công sức cho cuộc chiến giành hòa bình khốc liệt. Khi tham quan nơi đây, điều đầu tiên bạn sẽ cảm nhận về Địa Đạo Củ Chi là tinh thần quật cường của dân tộc đã đấu tranh vì Tổ Quốc và dân tộc. Chính vì vậy, đền được xây dựng với mục đích để tưởng nhớ, ghi ơn những công lao to lớn của quân và dân đã chiến đấu, hy sinh trên mảnh đất Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định. Là nơi để thế hệ sau tri ân, tự hào về thế hệ trước và trân trọng phút giây hòa bình hiện tại.

Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược
Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược – Nguồn: wikipedia

Bước chân đến đền, ta có thể thấy ngay Cổng tam quan to lớn, hùng vĩ theo lối kiến trúc truyền thống với các hàng hột tròn, trên lợp ngói âm dương. Họa tiết hoa văn và mái cong giống như những ngôi chùa cổ Việt Nam nhưng được cách tân bởi nguyên vật liệu mới. Chính giữa cổng là biển ghi chữ “Đền Bến Dược”.

Đền chính mang hình dáng dấp đền đài cổ của Việt Nam đầy tôn nghiêm. Cấu trúc tổng thể bên trong bố trí theo hình chữ U, ở giữa là bàn thờ Tổ Quốc với tượng Bác Hồ chính giữa và dòng chữ “Tổ quốc ghi công” ở phía trên. Dọc hai bên là tên các liệt sĩ, anh hùng và Bà mẹ Việt Nam anh hùng đã cống hiến hết mình được khắc vào tấm bia đá hoa cương bằng chữ mạ vàng. 

Nhà văn bia là tấm bia được các nghệ nhân chạm khắc những hoa văn độc đáo của dân tộc và bài thơ “Đời đời ghi nhớ” của nhà thơ nổi tiếng Viễn Phương. Một áng thơ bất hủ với những từ ngữ hào hùng, thể hiện được ý chí chiến đấu, hào khí ngất trời dân tộc.

Tấm bia tại đền tưởng  niệm liệt sĩ Bến Dược
Tấm bia tại đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược – Nguồn: Google Maps

Ngoài ra, trong khuôn viên của đền, khách du lịch có thể tham quan chín không gian Đền tưởng niệm các liệt sĩ ở Bến Dược, ngắm nhìn Tháp 9 tầng cao 39m, sau đó tham quan bức tranh gốm lớn nhất Việt Nam và vãn cảnh bên hoa viên ở đây.

Nếu có dịp tới tham quan địa đạo Củ Chi, đừng quên ghé qua nơi này để  thắp những nén nhang, dâng hoa và dâng hương tưởng nhớ các vị anh hùng đã có công với đất nước..

Giá vé: 20.000 VNĐ/người Việt Nam, 80.000 VNĐ/người nước ngoài

>> Dulich3mien gợi ý: Khu du lịch Bến Xưa

Hầm địa đạo Củ Chi

Đây được coi là con đường hầm nổi tiếng Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung. Đoạn hầm lúc đầu dài khoảng 120m nhưng chiều rộng khá hẹp, vì vậy đã được nơi rộng cho du khách đi xuống tham quan thoải mái hơn. Đặc biệt, sau khi đi hết khu hầm địa đạo Củ Chi, bạn sẽ được ăn củ mài, sắn chấm muối vừng và uống nước miễn phí bên bếp Hoàng Cầm.

Lưu ý: Những du khách bị hội chứng sợ không gian hẹp và có huyết áp cao được khuyến cáo không nên đi vào các đường hầm nhỏ và nên chọn những đường hầm lớn hơn để tham quan.

địa đạo củ chi
Nguồn: CafeF

Khu tái hiện vùng giải phóng của địa đạo Củ Chi (1961 – 1972)

Khu vực này được xây dựng với nhằm mục đích tái hiện lại cuộc sống và nét sinh hoạt của cuộc chiến đấu của quân và dân huyện Củ Chi từ năm 1961 đến 1972 để du khách được trải nghiệm một cách thực tế nhất với không gian chiến tranh khốc liệt và cuộc sống thời kỳ kháng chiến gian khổ như thế nào.

Khu tái hiện vùng giải phóng Củ Chi chia làm 3 không gian chính tái hiện lại 3 thời kỳ và các không gian khác tái hiện các địa danh chiến đấu oanh liệt.

Hầm địa đạo củ chi
Khu tái hiện vùng giải phóng – Nguồn: Zingnew.vn

Không gian 1: tái hiện thời điểm chiến tranh những năm 1961 – 1964. Lúc này là thời điểm cuộc sống của vùng mới giải phóng với khí thế lạc quan, tin tưởng và tràn đầy hy vọng khi lao động, tham gia vào các phong trào cách mạng.

Không gian 2: thời điểm chiến tranh cục bộ vào những năm 1965 – 1968. Bắt đầu rơi vào cuộc chiến tranh, phá hoại toàn bộ cuộc sống của nhân dân, chùa chiền, nhà cửa đều bị cháy rụi.

Không gian 3: địa đạo Củ Chi những năm 1969 – 1972, đây là thời điểm chiến tranh lên đến đỉnh điểm nhất. Để tránh cuộc tập kích, hàng ngàn mưa bom, bão đạn tới các chất hóa học thì người dân và quân ta đã xuống hầm để sinh sống và chờ thời cơ. Ngoài ra, khu vực này còn có mô phỏng thu nhỏ Chùa Một Cột, Ngọ Môn Huế, Bến Nhà Rồng, và biển Đông. Bạn không chỉ được tham quan mà còn được trải nghiệm chiến trường thực tế kết hợp với âm thanh, khói bụi, ánh sáng tạo nên không gian sống động và thú vị dành cho giới trẻ ngay trên biển Đông thu nhỏ.

Di tích lịch sử 87A Trần Kế Xương tại Địa Đạo Củ Chi

Nơi đây lưu giữ lại những hình ảnh, tài liệu qua các thời kỳ trong cuộc kháng chiến  của Trụ sở Phái đoàn liên lạc Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam với mục đích giáo dục cho thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, truyền thống Cách mạng Việt Nam sau này.

Di tích lịch sử 87A Trần Kế Xương
Di tích lịch sử 87A Trần Kế Xương – Nguồn: Diadaocuchi.com.vn

Trải nghiệm bắn súng tại địa đạo Củ Chi

Ngoài thăm thú các di tích, bạn còn có thể trải mình thực tế vào các hoạt động tại đây. Trải nghiệm bắn súng giúp tăng thêm sinh động cho chuyến tham quan và mang lại tính thực tế, cảm nhận khách quan trong lòng mỗi người khi tới địa đạo Củ Chi.

Các hoạt động tại đây phù hợp với tất cả mọi đối tượng, từ nhóm đi nhỏ đến những nhóm lớn hay các hoạt động “teambuilding”.

Bắn súng tại địa đạo Củ Chi
Bắn súng – Nguồn: nhadatcuchi.com.vn

Bắn súng thể thao quốc phòng tại địa đạo Củ Chi

Bạn sẽ được thử tài thiện xạ của chính bản thân mình đến đâu. Khi đăng ký, bạn sẽ được lắp ráp trang thiết bị đầy đủ và hướng dẫn cụ thể, bạn sẽ bắn súng với các bia bằng gỗ hình con thú.

Bắn súng đạn phun sơn

Bạn sẽ được trang bị đầy đủ mặt nạ, quần áo, áo giáp và vũ khí là súng AR15 hoặc AK47. Đây là trò chơi mang tính trải nghiệm vô cùng hấp dẫn, bạn sẽ trở thành chiến binh thật sự và chiến đấu trên chiến trường cùng những người chơi khác với nhiều tình huống bất ngờ. 

Đơn giá đạn tại địa đạo Củ Chi: 3.000đ/viên. 

  • Đối với súng AK: 25 Viên/1 băng.
  • Đối với súng M16: 20 Viên/1 băng.
  • Đối với súng ngắn:07 Viên/1 băng.
  • Phí dịch vụ (quần áo giáp, mặt nạ, trận địa, trọng tài…) 50.000 đồng/1 người/lượt/60 phút.

Ngoài các trò chơi nổi bật nhất ra, còn có các hoạt động thể thao khác như hồ bơi, chèo thuyền Kayak, đạp thiên nga, đạp xe đạp và cắm trại dã ngoại.

“Đừng quên ghé thăm các địa điểm du lịch khác của Củ Chi như: Vườn trái cây Củ Chi, công viên nước Củ Chi,.. để có một chuyến du lịch đầy trọn vẹn bạn nhé!”

Địa Đạo Củ Chi là khu du lịch giúp bạn được trải nghiệm lại đời sống chiến tranh qua các khu vực đường hầm, khu vực tái hiện, bắn súng,…. Chúc các bạn có chuyến du lịch vui vẻ và thuận lợi nhất.

Có thể bạn sẽ thích

Địa điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam

footer dulich3mien

Dulich3mien là địa chỉ cung cấp thông tin về các điểm đến du lịch phổ biến, văn hóa, ẩm thực và lễ hội tại 63 tỉnh thành trên khắp Việt Nam. Chúng mình mong muốn chia sẻ cho những kinh nghiệm, cẩm nang cùng các thông tin hữu ích giúp cho hành trình khám phá dải đất hình chữ S của du khách trở nên thú vị hơn.

LIKE & SHARE

© Copyright 2022, All Rights Reserved | Dulich3mien