TRANG CHỦ / Du lịch Quảng Nam / Khám phá thánh địa Mỹ Sơn Quảng Nam | Tuyệt phẩm kiến trúc Chăm Pa

Khám phá thánh địa Mỹ Sơn Quảng Nam | Tuyệt phẩm kiến trúc Chăm Pa

Tác giả: Nguyễn Quý
1.992 Lượt xem Theo dõi Dulich3mien trên
Thánh địa Mỹ Sơn
Nguồn: @homma747400

Khu di tích thánh địa Mỹ Sơn là một di sản lịch sử nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam. Với  một quần thể kiến trúc gồm nhiều đền đài Chăm Pa rất độc đáo mang đậm giá trị khảo cổ và văn hóa, khu di tích được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào năm 1995.

Thánh Địa Mỹ Sơn – phố cổ Hội An – kinh thành Huế tam giác di sản của khu vực miền Trung và nổi tiếng thế giới. Không chỉ ghi dấu một thời vàng son của thời đại mà nơi đây còn mang nhiều giá trị lịch sử, kiến trúc và khảo học quan trọng; một trong những di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Mỗi năm, khu di tích này đón hàng nghìn lượt khách du lịch thăm quan và là địa điểm tổ chức nhiều nghi lễ quan trọng của người dân tộc Chăm Pa.

Khu thánh địa Mỹ Sơn ở đâu & di chuyển đến như thế nào?  

Khu di tích này hiện thuộc địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam – cách phố cổ Hội An 45km về hướng Tây; cách Trà Kiệu 20km về hướng Tây; cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 70km và cách kinh thành Huế 145km về hướng Nam. Khi xưa đây là khu vực lăng mộ và thực hiện nhiều nghi lễ cúng bái quan trọng của tầng lớp hoàng tộc, vua quan thời vương triều Chăm Pa.

Khu di tích thánh địa Mỹ Sơn
Nguồn: @raixmc

Lưu ý: Giá vé tham quan thánh địa Mỹ Sơn năm 2021 hiện được niêm yết như sau:

  • Khách quốc tế: 150,000đ/khách
  • Khách nội địa: 100,000đ/khách

Đường từ Đà Nẵng đến thánh địa có khó đi không?

Mặc dù khoảng cách hơn 70km nhưng tuyến đường này khá dễ đi. Cụ thể từ Đà Nẵng, bạn có 2 lựa chọn để di chuyển đến khu di tích Mỹ Sơn: 

Xe máy

Thời gian di chuyển khoảng 1 giờ 45 phút – 2 giờ / chiều. Có 2 cung đường để lựa chọn:  

  • QL1 → Thị trấn Nam Phước (39km) → Trà Kiệu (9km) → đường Mỹ Sơn (12km) → di chuyển theo biển chỉ dẫn thêm khoảng 5 phút nữa là tới.
  • Cầu vượt Hòa Cầm → QL14B → đường Nguyễn Trãi → rẽ trái vào bến đò Kiểm Lâm → đi đò về hướng Nam Phước khoảng 1km tới đường Mỹ Sơn → di chuyển thêm 5 phút đường núi là đến khu di tích thánh địa Mỹ Sơn.

Xe bus

Bạn có thể bắt xe bus tuyến số 06 có tần suất khoảng 30 phút/chuyến, chạy từ 5h30 – 17h00 và giá vé 8.000 – 30.000đ/người  tùy chặng. Lộ trình: Bến xe Trung tâm TP Đà Nẵng – Điện Biên Phủ – Lê Duẩn- Hoàng Hoa Thám – Hàm Nghi – Lê Đình Lý – Nguyễn Tri Phương – Trưng Nữ Vương – Duy Tân – Núi Thành – Cách Mạng tháng Tám – Hoà Cầm – Quốc lộ 1A – Tỉnh lộ 610- Mỹ Sơn.

Từ Hội An đi thánh địa Mỹ Sơn như thế nào?

Hiện chưa có tuyến xe bus thẳng từ Hội An đến thánh địa vậy nên bạn có 3 lựa chọn, cụ thể:

Xe máy

Từ Hội An, bạn có thể di chuyển dọc theo tuyến quốc lộ ĐT609 rồi chuyển sang TL610. Cung đường di chuyển tương đối dễ đi và có hướng dẫn rất chi tiết trên Google Maps. 

Thuê xe riêng

Thời gian di chuyển bằng ô tô mất khoảng 1 giờ và giá thuê xe khoảng: 

  • Xe 4 chỗ: 570.000đ/xe
  • Xe 5 chỗ: 700.000đ/xe
  • Xe 12 chỗ: 820.000đ/xe

Taxi

Giá taxi từ Hội An đi thánh địa Mỹ Sơn là khoảng 500.000đ/xe 4 chỗ và thời gian di chuyển khoảng 1 giờ.  

Tour Mỹ Sơn xuất phát từ Hội An

Các đơn vị tổ chức tour du lịch sẽ đưa du khách khám phá di tích lịch sử này và chiêm ngưỡng màn múa Chăm Pa đặc trưng và thưởng thức một chút đồ chay đơn giản cho bữa trưa.

  • Giá: 230.000đ/người/tour chưa bao gồm vé vào cổng
  • Đơn vị tổ chức tour: Klook.com

Lịch sử hình thành thánh địa Mỹ Sơn 

Thánh địa là tổ hợp kiến trúc cổ được xây dựng vào khoảng thế kỷ IV nằm trọn vẹn trong một thung lung với bán kính khoảng 2km; Xung quanh được bao bọc bởi nhiều ngọn núi và đồi nhỏ. Trong văn hóa Chăm Pa cổ thì đây là một trong những trung tâm đền đài lớn và quan trọng bậc nhất tại Việt Nam; Đồng thời cũng là công trình mang tính lịch sử của khu vực Đông Nam Á. Mỹ Sơn là một trong hai ba di tích quốc gia được xếp hạng đặc biệt quan trọng cần được lưu giữ và bảo tồn.

Đặc biệt, vào năm 1999 thánh địa Mỹ Sơn được Unesco công nhận là Di sản thế giới tân thời và hiện đại trong phiên họp thứ 23, theo tiêu chuẩn C (II) và C (III). Đây được xem là bằng chứng duy nhất về sự tồn tại của nền văn minh Châu Á đã bị bị dòng chảy lịch sử vùi lấp.

Thánh địa Mỹ Sơn
Nguồn: @patisshhiiiaa

Công trình mang trong mình giá trị văn hóa, giá trị lịch sử, giá trị kiến trúc quan trọng. Đặc biệt, hệ thống đền, lăng mộ, tượng,… còn được lưu giữ lại thể hiện phần nào đời sống tinh thần cũng như kỹ xảo xây dựng của người Chăm Pa cổ.

Trong đó khu vực trung tâm của khu đền tháp Mỹ Sơn là nơi hội tụ của thần linh và thờ thần Siva. Chất liệu chính để xây dựng nên khu thánh địa là gạch và những mảng trang trí bằng sa thạch bằng kết cấu chặt chẽ. Cho đến thời điểm hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra được chất liệu kết dính được làm bằng gì.

Kiến trúc thánh địa Mỹ Sơn có gì độc đáo? 

Toàn bộ khu vực thánh địa được chia thành 10 nhóm di tích chính, phân làm ba khu để tiện cho du khách tham quan và tìm hiểu:

Khu A và A’ – Tháp Chùa

Gồm 6 ngôi đền nhỏ đối xứng nhau, mỗi ngôi đền thờ một vị thần phương hướng (trừ hướng Đông và hướng Tây). Trong đó, đền A1 có hai cửa chính đặt theo hướng Đông & hướng Tây; xung quanh tháp A1 trong thánh địa Mỹ Sơn là khoảng 4 tháp nhỏ phân bổ trên mặt phẳng hình vuông. Các đền thờ các vị thần tương ứng như sau:

  • Thần Sấm Indra – đền hướng Đông
  • Thần lửa Agni – đền hướng Đông Nam
  • Diêm vương Yama – đền hướng Tây Nam
  • Thần Bầu Trời – đền hướng Tây
  • Thần Nirrti – đền hướng Tây Nam
  • Thần gió Vayu – đền hướng Tây Bắc
  • Thần Kuvera – đền hướng Bắc
  • Thần toàn năng Isana – đền hướng Đông Bắc
Khu A1 thánh địa Mỹ Sơn
kiến trúc thánh địa mỹ sơn

Khu B – Khu tháp chợ trong thánh điện Mỹ Sơn 

Hay còn có tên gọi khác là cụm tháp Trung Tâm thờ thần Siva. Người Chăm Pa cổ sử dụng biểu tượng linga làm vật thờ chính. Đây cũng là vị trí quan trọng thường diễn ra những buổi lễ, cúng bái quan trọng trong lịch sử phát triển của vương triều Chăm Pa.

Thánh địa Mỹ Sơn
Nguồn: @osi_kpeggy

Khu E, F – khu tháp bàn cờ

Gồm 4 di tích trong đó điện E1 là cổ nhất được xây dựng và khoảng thế kỷ VII. Đây cũng là vị trí đặt nhiều tượng thần quan trọng trong tín ngưỡng của người Chăm Pa cổ như: tưởng Vishnu nằm trên rắn bất tử; thần Garuda chân chim nắm rắn; tượng Shiva dưới hình hài của một linga (một hóa thân của thần); tượng Ganesa – góp phần tạo nên nhiều giá trị khảo cổ cũng như giá trị văn hóa của thánh địa Mỹ Sơn . Bức tượng cao 80cm và cũng là vị thần duy nhất mặc áo da cọp, cầm cải gia vị trong tín ngưỡng Chăm Pa của vùng đất thiêng Đông Nam Á.

Thánh địa Mỹ Sơn
Nguồn: @oanhvuthikim

>> Xem thêm:

Kiến trúc Chăm Pa cổ mang đậm dấu ấn của tín ngưỡng văn hóa Ấn Độ; du khách có thể dàng nhận thấy điều này khi chiêm ngưỡng những toàn bộ tòa tháp, bức phù điêu,… Đặc biệt, tại khu đền tháp Mỹ Sơn có nhiều bia đá khắc chữ Phạn được tìm thấy, cùng với đó là hàng loạt hoa văn sống động – đẹp. Phần mái của tháp được xây nhiều tầng xếp chồng lên nhau, trên đặc dưới rộng và thu nhỏ dần từ chân đến đỉnh. Phía ngoài tháp có nhiều chi tiết cũng như đường công mô phỏng lại hình dáng của con người, động vật, cây cối hết sức sinh động và uyển chuyển.

Họa tiết tại khu di tích
Nguồn: @nikon_sp

Mỗi bức tượng đá, mỗi bức phù điêu sống động và hàng trăm bia đá có văn tự cổ như đang tái hiện phần nào cuộc sống, khao khát của người Chăm Pa cổ về cuộc sống và khao khát tìm hiểu vũ trụ bí ẩn. Trải qua hàng trăm năm thăng trầm lịch sử mỗi viên gạch ở khu di tích Mỹ Sơn vẫn giữ nguyên vẹn được màu sắc, dáng vẻ lúc đầu,… Tất cả tạo nên không gian văn hóa đẹp, bí ẩn và đầy hấp dẫn với du khách bởi sự hòa quyện giữa vàng son – đổ nát, sự thật – ảo ảnh.

Để tìm hiểu thêm về kiến trúc Chăm Pa và nghệ thuật điêu khắc du khách có thể ghé Bảo tàng Chăm Đà Nẵng.

Khu di tích thánh địa Mỹ Sơn còn hoạt động gì?

Đến thánh địa đền tháp Chăm Pa này du khách không chỉ chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo mà còn có cơ hội tham gia lễ hội Katê độc đáo (1 năm chỉ có 1 lần) và điệu múa Apsara lạ mắt.

Lễ hội Kate 

Một trong những lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào dân tộc Chăm Pa tại Việt Nam được tổ chức tại thánh địa vào ngày 01/07 âm lịch (khoảng 25/09 – 25/10 dương lịch hàng năm).

Lễ hội Kate
Lễ hội Kate – Nguồn: tuoitre.vn

Lễ hội có nhiều hoạt động nhằm tưởng nhớ tới người thân đã khuất, ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc (những người được dân tộc Chăm tôn vinh làm thần). Lễ hội Kate ở thánh địa Mỹ Sơn Quảng Nam gồm hai phần chính:

Phần lễ có gì đặc sắc?

Lễ đón rước y phục → lễ mở cửa tháp → lễ tắm tượng thần → lễ mặc y phục cho tượng thần → đại lễ. Sau khi kết thúc điệu múa thiêng mọi người sẽ bắt đầu mở hội; đây là dịp cùng nhau ôn lại những điệu múa và làn điệu dân ca cổ của người Chăm. Đặc biệt là sự xuất hiện của nhiều nhạc cụ đặc trưng như: trống Paranưng, trống Ginăng, kèn Saranai.

Hội Katê ở khu di tích Mỹ Sơn

Được tổ chức theo quy mô nhỏ dần từ làng rồi về đến từng gia đình. Vào hội mỗi thành viên trong gia đình cùng quây quần bên người chủ tế; người chủ tế thường là người lớn tuổi trong gia đình hoặc là trưởng họ,… Người này sẽ đứng ra thực hiện những nghi thức văn hóa quan trọng cầu mong một năm mới bình an, con cháu làm ăn tấn tới, gặp nhiều may mắn,… Hội cũng là thời gian để mọi người quây quần bên nhau, vui chơi giải trí và yêu thương lẫn nhau sau những ngày dài lao động, xa quê.

>> Dulich3mien gợi ý:

Xem múa Apsara tại thánh địa Mỹ Sơn 

Cô gái Chăm trong trang phục truyền thống biểu diễn điệu múa uyển chuyển, độc đáo khiến du khách không thể rời mắt. Apsara có chút gì đó giống điệu múa cổ truyền của nước bạn Campuchia nhưng vẫn có nét riêng độc đáo của người Chăm Việt.

Múa Apsara
Múa Apsara – Nguồn: @rikokimono

Chính bởi vậy mà điệu múa Apsara trở thành một trong những “món ăn” tinh thần đặc sắc với du khách mỗi dịp du lịch thánh địa Mỹ Sơn Quảng Nam.

Không chỉ mang giá trị văn hóa mà nơi đây còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc và điêu khắc,… Tất cả hài hòa với nhau tạo nên không gian văn hóa độc đáo, đẹp, bí ẩn và đầy hấp dẫn với du khách trên mọi miền đất nước. Có lẽ bởi vậy mà khu di tích thánh địa Mỹ Sơn Quảng Nam trở thành điểm du lịch không thể bỏ lỡ mỗi dịp ghé thăm Hội An hay Đà Nẵng của nhiều du khách.

Có thể bạn sẽ thích

Địa điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam

footer dulich3mien

Dulich3mien là địa chỉ cung cấp thông tin về các điểm đến du lịch phổ biến, văn hóa, ẩm thực và lễ hội tại 63 tỉnh thành trên khắp Việt Nam. Chúng mình mong muốn chia sẻ cho những kinh nghiệm, cẩm nang cùng các thông tin hữu ích giúp cho hành trình khám phá dải đất hình chữ S của du khách trở nên thú vị hơn.

LIKE & SHARE

© Copyright 2022, All Rights Reserved | Dulich3mien