TRANG CHỦ / Du lịch Quảng Ninh / Chùa Cái Bầu – Giải mã sức hút bí ẩn của linh tự đẹp bậc nhất Quảng Ninh

Chùa Cái Bầu – Giải mã sức hút bí ẩn của linh tự đẹp bậc nhất Quảng Ninh

Tác giả: Nguyễn Quý
2.011 Lượt xem Theo dõi Dulich3mien trên
chùa cái bầu
Nguồn: youtube

Chùa Cái Bầu còn có tên gọi khác là Thiền Viện Trúc Lâm Giác Tâm là một trong những ngôi chùa đẹp nhất Quảng Ninh. Không chỉ là địa điểm du lịch nổi tiếng mà chùa còn là nơi sinh hoạt văn hóa quen thuộc của người dân Đất Mỏ với không gian thanh tịnh và tầm nhìn trực diện vịnh Bái Tử Long cực đẹp mắt.

Kiến trúc độc đáo của chùa Cái Bầu Quảng Ninh – lưng tựa núi mặt hướng vịnh với ba phân khu ở ba độ cao khác nhau mang tới cho du khách những trải nghiệm không gian khác nhau. Chùa được xây dựng năm 2007 trên nền ngôi đền cũ Phúc Linh Tự – nơi thờ các vị tướng nhà Trần trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược.

Chùa Cái Bầu ở đâu?

Chùa nằm trên đồi thuộc khu vực Bãi Dài thuộc thôn 1, xã Hạ Long, Vân Đồn, Quảng Ninh cách trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 65km. Với tổng diện tích khoảng 20ha ngôi chùa sở hữu khung cảnh non nước hữu tình, đẹp và thanh tịnh khiến là nơi ước đến chốn mong về của nhiều du khách. Đồng thời cũng là điểm chiêm bái và vãn cảnh đẹp nhất nhì tỉnh Quảng Ninh.

thiền viện trúc lâm giác tâm
Nguồn: youtube

Thiền viện trúc lâm Giác Tâm được khởi công xây dựng vào năm 2007 và chính thức khách thành vào năm 2010 với kiến trúc đặc trưng của chùa Bắc Bộ: cổng tam quan, bậc tam cấp, tháp chuông, bái đường,… Đặc biệt, nhờ có thể kết hợp du lịch chùa và trải nghiệm vịnh Bái Tử Long chỉ trong một chuyến đi nên đây luôn là điểm dừng chân được nhiều du khách yêu thích khi du lịch Quảng Ninh.

Hướng dẫn tham quan chùa Cái Bầu

Khám phá kiến trúc của ngôi chùa sẽ giúp du khách cảm nhận rõ nét vẻ đẹp của các đặc trưng của chùa Bắc Bộ và Phật giáo Thiền Viện Trúc Lâm.

Cổng Tam Quan chùa Cái Bầu

Trước khi bước xuống cổng tam quan du khách sẽ đi qua một con đường nhỏ uốn lượn với khung cảnh cực đẹp một bên là biển xanh sóng vỗ rì rào, một bên là sườn đồi với cây cối xanh tươi. Cổng tam quan là lối chính dẫn vào chùa được xây dựng đơn giản với 4 cột chính và hai tầng mái đỏ tươi, mái cổng được tô điểm bởi chi tiết cách điệu sóng biển mềm mại và không kém phần mạnh mẽ.

chùa cái bầu quảng ninh
Cổng Tam Quan – Nguồn: zingnews.vn

Phía sau cổng tam quan hình ảnh chùa Cái Bầu hiện ra trang nghiêm, đẹp và thanh bình sau bậc tam cấp dài vài trăm mét. Bước từng bước trên bậc tam cấp cũng là lúc du khách tĩnh tâm và rũ bỏ những lo lắng, xô bồ của cuộc sống thường nhật, hướng tâm tới những điều tốt đẹp. Kết thúc bậc tam cấp du khách đã đến sân chùa – một trong những địa điểm lý tưởng để ngắm nhìn toàn cảnh vịnh Bái Tử Long.

Tượng Phật Di Lặc

Kết thúc bậc tam cấp thì bên tay trái chùa Cái Bầu Vân Đồn là bức tượng Phật Di Lặc màu vàng sáng được đặt trong chòi riêng nặng 4,8 tấn. Xung quanh phật có rất nhiều chú bé đang nô đùa khung cảnh vô cùng yên bình, phía trước tượng phật đặt chút hoa tươi. Tượng được đặt trên bệ đá cao khoảng 70cm, mặt hướng ra vịnh Bái Tử Long như truyền tải mong muốn về cuộc sống yên bình, mưa thuận gió hòa của người dân nơi đây.

chùa cái bầu ở đâu
Tượng Phật Di Lặc – Nguồn: zing

Khu chính điện chùa Cái Bầu

Tiếp tục di chuyển từ khu tượng Phật Di Lặc qua bậc cầu thang tới chính điện. Chính điện của chùa với diện tích 6.000m2 với hai tầng, tầng 1 là Giảng Đường và tầng 2 là Đại Hùng Bảo Điện. Trong Đại Hùng Bảo Điện tượng phật cũng được đặt thành 2 tầng: tầng dưới đặt tượng Sư Lợi và Bồ Tát, tầng tiếp theo đặt tượng Phật Thích Ca Mâu Ni. 

chùa cái bầu vân đồn quảng ninh
Chính điện – Nguồn: Tấn Nguyễn

>> Nhiều du khách cũng quan tâm

Toàn bộ không gian chính điện chùa Cái Bầu Vân Đồn Quảng Ninh được phủ màu nâu sậm mang tới cảm giác yên bình gần gũi, không gian mở với nhiều cửa sổ và ô thoáng nhưng không kém phần trang nghiêm nhờ sự góp mặt của bộ hoành phi, câu đối và chi tiết chạm khắc tinh xảo khu vực giáp trần. Đặc biệt, bốn bức tường tại chính điện đều treo tranh tường được chạm khắc bằng đồng vô cùng tinh xảo.

kiến trúc chùa cái bầu
Bên trong Chính điện – Nguồn: zing

Lầu Chuông, lầu Trống

Hai bên chính điện là lầu Chuông và lầu Trống của Thiền viện trúc lâm Giác Tâm. Lầu Chuông nằm bên trái chính điện là nơi đặt chiếc chuông đồng lớn cao khoảng 1,5m – đây cũng là khu vực mà du khách không được tùy ý ra vào. Chuông chùa chỉ được đánh trong những dịp lễ quan trọng.

chùa cái bầu vân đồn quảng ninh
Lầu Chuông – Nguồn: thuonghieuvietnoitieng.com

Lầu Trống nằm bên phải của chính điện có trưng bày một chiếc trống lớn. Bên ngoài lầu được trang trí bằng bức tranh đồng khổng lồ, tái hiện lại quá trình hành hương của Đức Phật giúp du khách hiểu thêm về cuộc đời và công đức vô hạn của người.

Xem thêm:

Các khu vực khác của chùa Cái Bầu

Phía sau chính điện chùa là Tổ Đường, rồi đến tượng sư Bồ Đề Đạt Ma, tiếp tục bước trên bậc thang đá nhỏ men lên đỉnh đồi là khu vực thờ Phật nằm giữa núi rừng xanh mát. Đặc biệt từ đây du khách có thể quan sát toàn cảnh vịnh Bái Tử Long. 

hình ảnh chùa cái bầu
Nguồn: zing

Ở mỗi độ cao của ngôi chùa lại mang tới một tầm nhìn vịnh khác nhau khiến du khách thích thú, khám phá. Ngoài ra còn có một khu vườn nhỏ nằm sau Tổ Đường là nơi trồng lan, trồng sen và một vài bộ bàn ghế phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi hóng mát của du khách đến du lịch chùa Cái Bầu.

Với không gian thanh tịnh, tầm nhìn cực đỉnh và cảnh quan đẹp mắt thì ngôi chùa thực sự xứng đáng là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn nhất đất mở. Hy vọng những kinh nghiệm đi chùa Cái Bầu mà Dulich3mien vừa chia sẻ sẽ giúp chuyến đi của du khách giàu trải nghiệm và trọn vẹn.

>> Du lịch 3 miền gợi ý:

Có thể bạn sẽ thích

Địa điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam

footer dulich3mien

Dulich3mien là địa chỉ cung cấp thông tin về các điểm đến du lịch phổ biến, văn hóa, ẩm thực và lễ hội tại 63 tỉnh thành trên khắp Việt Nam. Chúng mình mong muốn chia sẻ cho những kinh nghiệm, cẩm nang cùng các thông tin hữu ích giúp cho hành trình khám phá dải đất hình chữ S của du khách trở nên thú vị hơn.

LIKE & SHARE

© Copyright 2022, All Rights Reserved | Dulich3mien