TRANG CHỦ / Du lịch Hà Nội / Tìm hiểu về chùa Một Cột | “Đóa sen” ngàn năm của Thủ đô văn hiến

Tìm hiểu về chùa Một Cột | “Đóa sen” ngàn năm của Thủ đô văn hiến

Tác giả: Nguyễn Quý
2.311 Lượt xem Theo dõi Dulich3mien trên
Chùa Một Cột
Nguồn: @nvntruong

Chùa Một Cột là một trong những ngôi chùa lâu đời tại Hà Nội, được xây dựng từ thời Lý khi mà Phật giáo phát triển mạnh mẽ và gắn liền với đời sống.- Không chỉ là di tích lịch sử quan trọng đã tồn tại hàng nghìn năm, mà đây còn là địa điểm du lịch khám phá kiến trúc độc nhất vô nhị của cả Việt Nam và châu Á.

Lịch sử về chùa Một Cột gắn liền với triều đại Lý, Trần – Lê – Nguyễn và những thăng trầm lịch sử của Thủ Đô trong hơn 900 năm qua. Hãy cùng Dulich3mien khám phá nét đẹp kiến trúc “độc nhất vô nhị” này.

Chùa Một Cột ở đâu?

Ngôi chùa nằm trong quần thể  kiến trúc Chùa Diên Hưu được khánh thành năm 1105, nay thuộc khu du lịch Lăng Bác. Địa chỉ nằm trên con phố Một Cột, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Do ở trung tâm của thủ đô nên bạn dễ dàng di chuyển từ các khu vực khác đến đây. Một số lưu ý giúp chuyến đi của bạn thêm phần thuận lợi:

  • Nếu lựa chọn phương tiện các nhân để di chuyển, bạn có thể gửi xe ở bên ngoài đường Ông Ích Khiêm ( đối diện bộ Tư lệnh Lăng Bác) hoặc tại số  19 đường Ngọc Hà (cổng vào bảo tàng Hồ Chí Minh) sau đó đi bộ đến chùa.
  • Nếu chọn di chuyển bằng phương tiện công cộng, bạn có thể chọn các tuyến xe bus có điểm dừng tại số 18A Lê Hồng Phong – đây là điểm dừng bus gần chùa Một Cột nhất. Các tuyến xe bus đề xuất : 18, 09A, 09ACT.

Chùa Một Cột có tên gọi khác là gì?

Ngoài tên gọi thông dụng thường được mọi người sử dụng, ngôi chùa còn có rất nhiều tên gọi khác như: Liên Hoa Đài – tức đài hoa sen. Bởi thiết kế tựa như đóa sen khổng lồ nằm giữa hồ vô cùng thơ mộng.

Chùa 1 Cột
Chùa Một Cột còn có tên gọi khác là Liên Hoa Đài – Nguồn: @chimsebeo

Hiện tại chùa mở cửa cho du khách tham quan từ 7h sáng đến 18h tối hàng tuần, mọi ngày trong năm với giá vé hoàn toàn miễn phí đối với du khách có Quốc tịch Việt Nam. Người nước ngoài sẽ phải trả 25.000đ/ vé vào /1 lượt tham quan .

Lịch sử chùa Một Cột

Chùa Một Cột được xây dựng dưới thời nào?

Chùa được xây dựng dưới triều đại vua Lý Thái Tông vào năm Sùng Hưng Đại Bảo thứ nhất 1049 dưới tiết Đông của tháng 10.

Tương truyền rằng, một đêm nọ vua Lý Thái Tông (1028 – 1054) nằm mơ thấy Phật Bà Quan Âm dắt vua lên tòa sen ngồi. Hôm sau vua kể lại cho quan lại và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên dựng một ngôi chùa với một cột đá chống, trên cột đá sẽ xây một tòa sen cho Phật bà Quan âm ngồi như giấc mộng. Chùa được tên chùa là Liên Hoa Đài nằm trong quần thể kiến trúc chùa Diên Hựu.

Chùa Một Cột thời Lý
Chùa Một Cột vào thời Lý – Nguồn: dantri

Đến thời vua Lê Thánh Tông, chùa được sửa và hoàn thiện chùa với việc đào hồ Liên Hoa Đài, xây hành lang quanh hồ, bắc cầu vồng để đi qua lại,…

Đến thời vua Lê Trung Hưng, tòa Liên Hoa Đài xuống cấp trầm trọng, trở thành nơi hoang tàn, cây cầu vồng cũng bị phá. Mãi đến đời nhà Nguyễn, chùa mới được trùng tu lại, hai đợt trùng tu chùa Một Cột vào khoảng những năm 1840 – 1850 và  vào năm 1922.

Chùa Một Cột thời xưa
Ảnh ngôi chùa được chụp lại khi xưa – Nguồn: vi.wikipedia

Đến thời kỳ Pháp thuộc, khi Pháp rút khỏi Hà Nội sau khi thua trận đã cho đặt mìn phá bỏ chùa Một Cột. Ngôi chùa ngày nay là kết quả của 1 đợt trùng tu lớn của Bộ văn hóa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi tiếp quản Hà Nội năm 1955. Chùa được xây lại theo đúng kiến trúc cũ dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng. Dù không còn giữ được nguyên bản các phong cách như thời Lý, Trần xưa nhưng vẫn giữ được phong cách một cột độc đáo.

Ý nghĩa chùa Một Cột trong lịch sử

Di tích lịch sử ở Hà Nội này được xây dựng dưới thời vua Lý Thái Tông với mục đích làm nơi cầu phúc cho nhân dân, hàng năm cứ vào ngày 8 tháng 4 âm lịch vua đều lựa chọn làm nơi tổ chức lễ tắm Phật dưới sự tham gia của các nhà sư và dân chúng kinh thành Thăng Long. Sau lễ tắm là lễ phóng sinh, vua đứng trên chùa Một Cột và thả một con chim bay về trời mang ý nghĩa từ bi, trao cho loài vật có cơ hội sống tiếp, làm phúc cho con cháu đời sau. Sau gần 1000 năm lịch sử, giờ đây chùa đã trở thành một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Kiến trúc chùa Một Cột

Danh thắng Hà Nội này được xây dựng theo lối kiến trúc có từ lâu đời vào thời Đinh, Tiền Lê xưa. Theo nhiều nghiên cứu, lối kiến trúc một cột của chùa có nhiều nét tương đồng với kiến trúc của cột đá được xây từ thời Lý tại chùa Dạm – Bắc Ninh. Ngoài ra chùa Một Cột còn giống với kiến trúc ngôi chùa Nhất Trụ ở Ninh Bình nơi con gái Đinh Tiên Hoàng tu hành khi xưa, chùa Nhất trụ có kiến trúc dạng 1 cột với một cây cột đá cao có tám cạnh, phía trên cột là đài hoa sen.

Kiến trúc bên ngoài của chùa Một Cột

Mái chùa được lợp bằng ngói đỏ, bốn góc được uốn quanh như đầu lao vút lên trời, phong cách đặc trưng của thời phong kiến xưa. Trên đỉnh mái là họa tiết “ lưỡng long chầu nguyệt” – một họa tiết đặc trưng của chùa, đình xưa. Chùa được xây chính giữa hồ Linh Chiểu, xung quanh hồ được rào lại bằng hàng rào gạch tráng men xanh có trang trí các họa tiết hình khối. Cấu trúc chùa Một Cột thời Lý theo Việt Sử Lược là dạng độc trụ lục giác liên hoa lâu – dạng hoa sen một cột sáu cạnh.

Kiến trúc ngày nay của chùa gồm: Cột và hệ thống dàn gỗ chống, tòa Liên Hoa Lâu và phần mái chùa Một Cột. Phần cột của chùa được làm từ đá, ghép từ 2 khúc tách biệt chồng lên nhau thành một khối, cột cao 4m (không tính phần chìm dưới nước), đường kính 1.2m. Trên cột là hệ thống các đòn gỗ với kết cấu cân xứng, dùng làm giá đỡ cho tòa lâu phía bên trên. 

Kiến trúc chùa Một Cột
Vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa – Nguồn: @annagg_kgvn

>> Chùa Trầm – Ngôi chùa lâu đời bậc nhất Thủ đô

Kiến trúc bên trong chùa Một Cột

Tòa Liên Hoa trên cột đá có hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3m, trong chùa có một án thờ bên trên đặt tượng Phật Bà Quan Âm được mạ vàng. Bàn thờ được thếp vàng, trang trí bằng các họa tiết vân mây uốn lượn, xung quanh đặt các vật phẩm trang trí: đôi lục bình gốm sứ, bộ ấm chén thờ, lư hương đồng,… Trần phía trên bàn thờ có tấm hoành phi nhỏ có ghi 3 chữ Hán “Liên Hoa Đài” được sơn vàng trên nền đỏ.

Bên trong chùa Một Cột
Bên trong chùa Một Cột – Nguồn: @jumbo_theravada

Chùa là kiến trúc độc nhất vô nhị tại Việt Nam, Năm 1962, chùa được công nhận là kiến trúc nghệ thuật của Quốc gia. Chùa còn được Tổ chức kỷ lục của châu Á trao tặng danh hiệu “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á”.

“Các địa điểm du lịch thủ đô ở gần mà bạn có thể cân nhắc sau khi tham quan chùa Một Cột: Công viên Bách thảo, bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, đền Quán Thánh, chùa Quán Sứ, cột cờ Hà Nội, hoàng thành Thăng Long,… “

Thông tin thú vị khác về chùa Một Cột

Chùa Một Cột thờ ai?

Chùa thờ Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, tương truyền vị Phật này đã xuất hiện trong giấc chiêm bao của vua Lê Thánh Tông.

Phật Bà Quan Âm hay Quan Thế Âm Bồ Tát là một trong bốn vị Bồ Tát quan trọng, thường được nhắc đến cạnh Phật A – Di – Đà. Đây là một vị thần đạo Phật được tôn kính và là vị Thần được thờ phụng rộng rãi nhất trong Phật giáo Đại thừa.

>> Khám phá chùa Tây Phương – Một trong những Cổ tự lâu đời nhất Hà thành

Chùa Một Cột in trên tờ tiền nào?

Chùa từng được dùng làm biểu tượng in trên đồng xu 5000 đồng, tiếc rằng loại đồng xu này hiện không còn lưu hành. Với kiến trúc độc đáo, chùa còn được tái dựng một phiên bản ở thành phố Hồ Chí Minh và một phiên bản khác ở thủ đô Moskva – Nga tại khách sạn Hà Nội – Matxcova.

Chùa Một Cột in trên đồng xu nào
Chùa từng được in trên đồng xu 5000VNĐ – Nguồn: beecost.vn

Với lịch sử gần 1000 năm, chùa Một Cột đã trải qua biết bao thăng trầm lịch sử, chứng kiến biết bao sự kiện trọng đại của thủ đô. Đây là công trình có ý nghĩa lịch sử và tâm linh đối với người dân Hà thành, không những trở thành một trong biểu tượng của Hà Nội, đây còn là địa điểm quảng bá du lịch của thủ đô và Việt Nam.

Có thể bạn sẽ thích

Địa điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam

footer dulich3mien

Dulich3mien là địa chỉ cung cấp thông tin về các điểm đến du lịch phổ biến, văn hóa, ẩm thực và lễ hội tại 63 tỉnh thành trên khắp Việt Nam. Chúng mình mong muốn chia sẻ cho những kinh nghiệm, cẩm nang cùng các thông tin hữu ích giúp cho hành trình khám phá dải đất hình chữ S của du khách trở nên thú vị hơn.

LIKE & SHARE

© Copyright 2022, All Rights Reserved | Dulich3mien