TRANG CHỦ / Du lịch Hà Nội / Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam | Tái hiện sinh động văn hóa 3 miền

Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam | Tái hiện sinh động văn hóa 3 miền

Tác giả: Nguyễn Quý
2.038 Lượt xem Theo dõi Dulich3mien trên
Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam 01
Nguồn: @huyen.chip

Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam hay Làng văn hóa 54 dân tộc Sơn Tây được xem là “ngôi nhà chung” có 54 dân tộc hiện đang sinh sống trên mảnh đất chữ S. Nơi đây tái hiện đầy đủ những nét độc đáo trong kiến trúc nhà ở, văn hóa, tập tục và lối sống của các dân tộc và là một trong những địa điểm tham quan hàng đầu ở Hà Nội. 

Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam nằm ở ngoại thành Hà Nội, tách biệt hẳn không khí ồn ào, xô bồ của phố thị. Đến với khu du lịch này, bạn có cơ hội tìm hiểu kỹ hơn về 54 dân tộc trên khắp cả nước thông qua các công trình nhà ở, công trình đền, tháp, trang phục, và các hoạt động văn hóa,…

Làng văn hóa 54 dân tộc ở đâu? 

Địa điểm du lịch này nằm dưới chân núi Ba Vì và được bao quanh bởi hồ Đồng Mô, thuộc địa phận thị xã Sơn Tây, Hà Nội – cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km về phía Tây. Khu du lịch có tổng diện tích lên đến 1.544ha, được chia làm 7 phân khu chức năng.

Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam 02
Nguồn: @ruaaconn_n

Xuất phát từ trung tâm Hà Nội, bạn có thể di chuyển đến đây theo 2 cách: 

Xe bus đi làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Hiện có duy nhất tuyến bus số 107 có điểm dừng tại khu du lịch:

  • Thời gian di chuyển: 1 giờ 30 phút
  • Tần suất: 15 – 20 phút/chuyến từ 5h25 – 20h50
  • Giá vé: 9,000đ/vé
  • Tham khảo lộ trình và điểm dừng chi tiết tại busmap.vn

Phương tiện cá nhân

  • Tuyến đường lý tưởng nhất: Trung tâm thành phố Hà Nội → đường Đại Lộ Thăng Long → đi theo biển chỉ dẫn. Thời gian di chuyển khoảng 1 giờ 15 phút chiều.

Vé vào làng văn hóa các dân tộc Việt Nam là bao nhiêu? 

Vé được bán tại cổng số 54 từ 8h00 – 16h00 và được niêm yết như sau: 

  • Người lớn: 30.000đ/vé
  • Sinh viên (Phải xuất trình được thẻ sinh viên): 10.000đ/vé
  • Học sinh: 5.000đ/vé
  • Trẻ em dưới 6 tuổi: Miễn phí

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0246 2929 777 hoặc 0246 6566 066
  • Website: http://langvanhoa.com.vn

Phương tiện di chuyển trong khu du lịch làng văn hóa 54 dân tộc Sơn Tây  :

  • Phương tiện cá nhân: Bạn được phép di chuyển bằng phương tiện cá nhân tại 1 số địa điểm trong khu du lịch. 
  • Xe điện: Hiện có 20 xe điện thân thiện với môi trường phục vụ nhu cầu đi lại, tham quan của du khách với sức chứa 10 – 12 người/xe. Thời gian phục vụ: 8h00 – 17h00 hàng ngày; giá vé: 20.000 – 35.000đ/người/chuyến.

Khám phá làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Khu du lịch với nhiều trải nghiệm hấp dẫn cùng với hàng loạt công trình kiến trúc độc đáo mang đậm nét văn hóa của các dân tộc trên khắp Việt Nam chắc chắn sẽ khiến bạn thích thú. 

Điểm tham quan tại làng văn hóa 54 dân tộc Việt Nam

Với tổng diện tích lên đến 1.544ha, khu vui chơi ở Hà Nội này tái hiện lại một cách sống động hình ảnh những ngôi nhà, đền, tháp,…của các dân tộc anh em sinh sống tại Việt Nam. Một số kiến trúc tiêu biểu mà bạn không nên bỏ lỡ: 

  • Làng dân tộc Tày: Nơi du khách chiêm ngưỡng kiến trúc nhà sàn truyền thống, thưởng thức điệu Then, tiếng đàn tính mượt mà và thử sức với những trò chơi dân gian như: ném còn, đu quay, bập bênh, đi cà kheo, giã gạo, nhảy sạp,…
Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam 03
Làng dân tộc – Nguồn: @ran_bate
  • Làng dân tộc Dao tại làng văn hóa các dân tộc Việt Nam: Du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu quy trình bào chế thuốc nam từ hái thuốc, sơ chế nguyên liệu, phơi khô, bảo quản,… Người dân tộc Dao ở vùng núi Ba Vì nổi tiếng với nghề bốc thuốc nam.
  • Làng dân tộc Mông: Du khách sẽ được thưởng thức tiếng âm vang, điệu múa Tha Ghếnh uyển chuyển hay múa Xênh tiền. Sau đó có thể thưởng thức những món ăn đặc sắc của người Mông như: thắng cố, rượu ngô, rượu táo mèo,…
  • Làng dân tộc Thái: Tại làng 54 dân tộc ở Hà Nội, bạn được gặp người Thái Trắng sinh sống tại Mộc Châu – Sơn La với những điệu múa xòe mềm mại, và hoạt động ném còn thú vị.
Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam 04
Làng dân tộc – Nguồn: @ngnglann
  • Làng dân tộc Tà Ôi: Những người dân tộc Tà Ôi đến từ quê hương cách mạng Thừa Thiên Huế mang tới nhịp Xoang rộn ràng và món bánh tình yêu A Quát nức lòng.
  • Làng dân tộc Raglai: Nơi du khách sẽ được tận mắt nhìn thấy cây đàn Chapi nổi tiếng, lắng nghe tiếng đàn trầm bổng hòa nhịp với những nhạc cụ truyền thống khác của đồng bào Raglai đến từ Bình Thuận. Nếu may mắn du khách còn có thể thử sức với những loại nhạc cụ độc đáo này tại khu làng văn hóa các dân tộc Việt Nam.
  • Làng dân tộc Ê Đê: Đến đây du khách chắc chắn sẽ bị cuốn hút bởi câu chuyện sử thi và chàng Đăm San đi tìm Nữ thần Mặt Trời hay chìm đắm trong tiếng hát Ayray lôi cuốn. Đồng thời, bạn còn có cơ hội chiêm ngưỡng những bộ trang phục truyền thống với màu sắc rực rỡ.
Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam 05
Làng dân tộc – Nguồn: @_.trongsky._

“Để tìm hiểu thêm về văn hóa các dân tộc, bạn có thể đọc thêm bài viết về Bảo tàng dân tộc học Việt Nam của Dulich3mien”

Một số công trình kiến trúc nổi bật mà du khách không nên bỏ lỡ khi du lịch làng văn hóa các dân tộc Việt Nam gồm:

  • Vườn tượng nhà mồ Tây Nguyên: Nơi trưng bày 100 tác phẩm tượng điêu khắc từ chất liệu gỗ nhà mồ dưới bàn tay tài hoa của nghệ nhân Tây Nguyên được hoàn thiện vào tháng 11/2013. Ngắm nhìn những bức tượng và tìm hiểu về văn hóa nhà mồ cũng là dịp du khách thêm yêu vẻ đẹp văn hóa của người dân cao nguyên và thấu hiểu tinh thần “uống nước nhớ nguồn” ăn sâu trong gốc rễ của người Việt.
  • Chùa Khmer: Tại làng văn hóa Đồng Mô Sơn Tây có tái hiện chân thực lại kiến trúc chùa Khmer theo đúng nguyên mẫu là chùa Khleang tại Sóc Trăng. Các chi tiết trang trí hay kiến trúc bên ngoài chùa cũng là sự cô đọng kết hợp hài hòa của 400 quần thể chùa Khmer trên khắp đất nước Việt Nam. Công trình giữ nguyên kiến trúc tâm tỏa đặc trưng (mọi công trình đều bao quanh chính điện).
Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam 06
Chùa Khmer – Nguồn: @lyly_trannnn
  • Tháp Chăm: Công trình tại làng văn hóa 54 dân tộc Sơn Tây được phục dựng theo quần thể tháp Poklongarai tại Ninh Thuận chính thức hoàn thành vào năm 2012. Toàn bộ công trình được xây dựng trong hơn 4 năm bằng phương pháp thủ công mài, chập và kết dính gạch bằng nhựa cây theo đúng nguyên mẫu xây dựng của người dân tộc Chăm.
Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam 07
Tháp Chăm – Nguồn: @lyly_trannnn
  • Khu vực văn hóa & Giải trí: Nằm ở khu vực trung tâm của làng văn hóa các dân tộc Việt Nam nơi đây có nhiệm vụ kết nối cổng chính và các phân khu chức năng khác trong khu du lịch. Nơi đây cung cấp cho du khách một tổ hợp vui chơi, giải trí và thể thao kết hợp.
  • Nhà triển lãm làng III: Nơi đây trưng bày nhiều hiện vật đặc sắc của văn hóa Chăm và văn hóa Khmer cùng với 21 phiến đá san hô được đưa về các đảo nhỏ tại Trường Sa; nó thể hiện tình yêu biển đảo, khơi dậy chủ quyền biển đảo dân tộc và thể hiện mối quan hệ đoàn kết của 54 dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Khu di sản thế giới tại làng văn hóa các dân tộc ở Hà Nội: Tái hiện lại những công trình kiến trúc nổi tiếng, mang tính biểu tượng trên thế giới như: tháp Eiffel, Kim Tự Tháp hay Vạn Lý Trường Thành,…
  • Công viên & bến thuyền: Tận dụng không gian xanh mát, non nước hữu tình của thung lũng và hồ Đồng Mô mang tới cho du khách một khung cảnh đẹp, không khí trong lành phù hợp với hoạt động dã ngoại, picnic hay cắm trại của du khách.

>> Ghé thăm chùa Tây Phương – Ngôi chùa cổ nhất Sơn Tây

Hoạt động tại làng văn hóa các dân tộc Việt Nam 

Làng bản, kiến trúc dân gian cũng như các lễ hội văn hóa truyền thống teo biểu của các dân tộc anh em sinh sống tại Việt Nam như: lễ hội cầu mưa của người Cor, chợ phiên vùng núi Tây Bắc, lễ hội trỉa lúa của người B’râu, chợ nổi Cái Răng,… Tưởng như những di sản văn hóa đặc sắc nhất của mảnh đất chữ S đều được thu nhỏ và gói gọn trong không gian nơi đây:

Sau khi tham dự và trải nghiệm không khí lễ hội tại làng dân tộc Việt Nam, thử sức với những trò chơi dân gian hấp dẫn như: Nhảy sạp, đi cà kheo, múa khèn, cồng chiêng, ném còn,…

Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam 08
Trò chơi dân gian – Nguồn: langvanhoa.com.vn

Bạn có thể tận hưởng không gian ẩm thực với những món ăn đặc sắc trong mâm cơm truyền của các dân tộc: Mường, Tày, Thái, Dao. Khơ Mú,…

Ngoài ra bạn cũng có thể tham gia “Gói trải nghiệm làm ẩm thực dân tộc” với các hoạt động hấp dẫn. Tham gia hoạt động này tại làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, bạn vừa có thể thử cảm giác sống trong bản làng giản dị, gần gũi vừa được tự mình học cách làm những loại bánh truyền thống của các dân tộc như:

  • Dân tộc Tày: bánh dày, bánh bột lọc
  • Dân tộc Dao: bánh rợm
  • Dân tộc Mông: Mèn mén, thịt nướng, xôi màu
  • Dân tộc Mường: cơm lam, thịt nướng, bánh uôi, xôi
  • Dân tộc Thái: Bánh chưng, xôi, cơm lam, thịt nướng
Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam 09
Trải nghiệm làm ẩm thực dân tộc -Nguồn: langvanhoa.com.vn

Và cuối cùng là thưởng thức thành quả với những món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Dưới bàn tay lao động của chính mình lại càng trở nên ý nghĩa hơn.

Trong suốt hành trình tham quan, vui chơi và khám phá làng văn hóa 54 dân tộc Sơn Tây, du khách có thể thỏa sức chụp ảnh, checkin và lưu giữ cho mình những bức hình tuyệt đẹp, ấn tượng tại làng văn hóa. Nếu yêu thích thiên nhiên hoang sơ trong lành du khách có thể mang theo lều trại hoặc trải nghiệm tour cắm trại trọn gói với giá 499.000đ/người lớn và 279.000đ/trẻ em; số điện thoại: 0246 2929 777

  • Vé vào cổng
  • Ăn uống đặc sản địa phương
  • Phí vệ sinh môi trường
  • Tổ chức teambuilding
  • Hướng dẫn viên
  • Nhà nghỉ tập thể
  • Nước uống
  • Bảo hiểm du lịch

Kinh nghiệm tham quan làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Du khách có thể “bỏ túi” một số tip du lịch hay ho cho chuyến tham quan làng văn hóa thêm phần ý nghĩa sau:

Lịch trình lý tưởng:

  • 7h00 – 8h30: Di chuyển đến khu du lịch, mua vé
  • 8h40 – 9h30: Thăm quan làng văn hóa
  • 9h30 – 10h30: Thử sức với gói trải nghiệm làm ẩm thực dân tộc
  • 10h30 – 11h30: Tận hưởng không gian trong lành của bến thuyền và hồ Đồng Mô
  • 11h30 – 14h30: Dùng bữa trưa
  • 14h30 – 15h30: Thăm quan làng dân tộc Khmer; thưởng thức điệu múa truyền thống.
  • 15h30 – 16h30: Vui chơi tự do, chụp ảnh, đạp xe và ngắm nhìn khung cảnh thơ mộng tại làng văn hóa các dân tộc
  • 16h30 – 17h30: Di chuyển về trung tâm thành phố Hà Nội

Ăn gì tại làng văn hóa Đồng Mô Sơn Tây?

Ngoài dùng bữa tại đây du khách có thể tự mình chuẩn bị đồ ăn nhẹ và trải nghiệm cảm giác picnic giữa không gian xanh mát.

Ở đâu tại làng văn hóa 54 dân tộc?

Du khách muốn nghỉ lại quan đêm tận hưởng không khí trong lành ở đây nhưng lại không thích cắm trại có thể nghỉ tại Nhà sàn truyền thống dân tộc Mường; sức chứa tối đa 40 – 80 người. Giá thuê:

  • Người lớn: 100.000đ/người/đêm
  • Người già: 70.000đ/người/đêm
  • Học sinh: 50.000đ/người/đêm

Một số địa điểm du lịch gần đây mà du khách có thể trải nghiệm như: Thác Đa (17,3km), suối Ngọc (12,2km), vua Bà (12,7km), Rừng Quốc gia Ba Vì (19,8km), đền Thượng Ba Vì, làng cổ Đường Lâm, khoang Xanh – Suối Tiên (18,2km), khu di tích K9,…

Khu làng văn hóa các dân tộc Việt Nam là địa điểm vui chơi cuối tuần lý tưởng cho du khách bởi không khí trong lành và hàng loạt những trải nghiệm thú vị. Hơn nữa, cũng là dịp để du khách tìm hiểu thêm về nét đẹp văn hóa của 54 dân tộc anh em và thêm yêu đất nước Việt Nam.

Có thể bạn sẽ thích

Địa điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam

footer dulich3mien

Dulich3mien là địa chỉ cung cấp thông tin về các điểm đến du lịch phổ biến, văn hóa, ẩm thực và lễ hội tại 63 tỉnh thành trên khắp Việt Nam. Chúng mình mong muốn chia sẻ cho những kinh nghiệm, cẩm nang cùng các thông tin hữu ích giúp cho hành trình khám phá dải đất hình chữ S của du khách trở nên thú vị hơn.

LIKE & SHARE

© Copyright 2022, All Rights Reserved | Dulich3mien