TRANG CHỦ / Du lịch Hội An / Giới thiệu về chùa Cầu Hội An – Biểu tượng kiến trúc cổ gần 400 năm

Giới thiệu về chùa Cầu Hội An – Biểu tượng kiến trúc cổ gần 400 năm

Tác giả: Nguyễn Quý
1.777 Lượt xem Theo dõi Dulich3mien trên
Chùa Cầu Hội An
Nguồn: @centralvietnamtrip

Chùa Cầu Hội An là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử và văn hóa lâu đời của người dân Quảng Nam, được vinh dự in trên tờ tiền 20,000đ. Tới phố cổ Hội An xinh đẹp, bạn nên dành thời gian ghé qua ngôi chùa này để có cơ hội chiêm ngưỡng 1 công trình độc đáo, kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam.

Chùa Cầu Hội An Quảng Nam là một ngôi chùa nổi tiếng, được xây trên 1 cây cầu bắc qua 1 nhánh của sông Thu Bồn, nối liền 2 con đường là Trần Phú và Nguyễn Thị Minh Khai. Cây cầu phố cổ Hội An này còn được biết đến với cái tên cầu Nhật Bản vì nét kiến trúc đến từ đất nước mặt trời mọc. Cây cầu được chúa Nguyễn Phúc Chu đặt tên là Lai Viễn Kiều, ngụ ý là “Đón khách phương xa”. Vào ban ngày, ngôi chùa khoác lên mình gam màu trầm nhuốm màu thời gian nhưng khi đêm đến, ngôi chùa trở nên lung linh lạ thường, là nét chấm phá độc đáo giữa lòng phố cổ Hội An

Chùa Cầu Hội An thờ vị thần nào? 

Khác với những ngôi chùa thông thường, ngôi chùa cổ kính này ở Hội An không thờ Phật. Năm 1653, chùa được xây dựng để thờ Bắc Đế Trấn Võ – vị thần cai quản phương Bắc và là một trong những vị thần được tôn sùng nhất theo Đạo giáo ở Trung Quốc.

Chùa Cầu Hội An thở vị thần nào
Tượng Bắc Đế Trần Võ được thờ trong chùa – Nguồn: @edgar_pham

Đối với người dân Hội An, Bắc Đế Trấn Võ gắn liền với công cuộc trị thủy, điều hòa phong thổ, trở thành chỗ dựa tinh thần cho người dân an cư lạc nghiệp. Và thờ Bắc Đế Trấn Võ đã trở thành một nét tín ngưỡng không thể tách rời của người dân Hội An, thể hiện niềm tin vào thánh thần, những thế lực siêu nhiên.

Lịch sử Chùa Cầu Hội An Quảng Nam có gì đặc sắc?  

Không rõ ngôi chùa này được xây dựng chính xác từ khi nào nhưng dựa vào những văn bia và tài liệu còn sót lại, người ta phỏng đoán rằng ngôi chùa được xây vào khoảng cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17 bởi vốn đầu tư từ các thương nhân Nhật Bản. Như chúng ta ta đều biết, Hội An nhiều thế kỷ trước từng là một thương cảng sầm uất nơi thương nhân từ rất nhiều nơi đến để trao đổi hàng hóa, trong đó có thương nhân Nhật Bản.

Chùa Cầu xưa
Hình ảnh chùa Cầu xưa – Nguồn: @old.vietnam

Sự tích Chùa Cầu Hội An gắn liền với hình tượng thủy quái Namazu trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản. Con thủy quái khổng lồ này có đầu ở Nhật Bản, lưng vắt qua khe nước ở Hội An và đuôi ở Ấn Độ. Mỗi khi cựa mình, nó khiến cho trời đất rung chuyển, và gây nên nhiều thiên tai, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Do đó, những người thương nhân Nhật Bản đã góp vốn xây dựng một cây cầu vắt ngang qua khe nước ở Hội An, như một thanh kiếm cắm xuống lưng thủy quái để ngăn không cho nó trở mình. Cây cầu Nhật Bản ở Hội An đó chính là Cầu Chùa ngày nay. 

Hình ảnh chùa Cầu ngày nay
Hình ảnh chùa Cầu ngày nay – Nguồn: @chiikeith

Cần biết thêm rằng những thương nhân Nhật Bản chỉ xây dựng nên phần “cầu”, còn phần “chùa” phía trên – tiền thân của Chùa Cầu ở Hội An như ngày nay được những thương nhân Trung Quốc xây dựng. Vào khoảng năm 1653, khi người Nhật đã rời khỏi Hội An, những thương nhân Trung Quốc đã tiếp quản chiếc cầu và cho xây thêm 1 gian nhô ra giữa cầu và người dân địa phương bắt đầu gọi là chùa kể từ đó. Trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, ngôi chùa có được diện mạo như hiện nay. Đến đây chắc hẳn bạn đã hiểu tại sao ngôi chùa này có kiến trúc hết sức độc đáo, pha trộn giữa phong cách kiến trúc Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam rồi nhỉ?

>> Khám phá phố cổ Hội An khi về đêm

Hiện nay Chùa Cầu Hội An ở đâu? 

Ngôi chùa hiện ở số 186 đường Trần Phú, phường Minh An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam – nối liền 2 con đường Trần Phú và Nguyễn Thị Minh Khai trong trung tâm phố cổ Hội An. Ngôi chùa này nằm trong phố cổ Hội An và giá vé tham quan chùa cũng nằm trong giá vé tham quan phố cổ. Vé có hiệu lực trong vòng 24h và có giá như sau:    

  • Đối với du khách Việt Nam: 80.000đ/ người
  • Đối với du khách nước ngoài: 150.000đ/ người

Lưu ý khi tham quan Chùa Cầu Nhật Bản:

  • Đối với đoàn từ 8 người trở lên sẽ có một hướng dẫn viên đồng hành trên chuyến tham quan, giải thích ý nghĩa những địa danh văn hóa, lịch sử. 
  • Thời gian tham quan: 7h00 – 23h00
  • Sau 17h30 sẽ diễn ra các hoạt động dân gian, buổi biểu diễn nghệ thuật và không gian chợ đêm.

 Kiến trúc Chùa Cầu Hội An độc đáo như thế nào? 

Kiến trúc “Thượng gia hạ kiều” kiến trúc đặc sắc chỉ có một số ít công trình tại Việt Nam có được gồm: Chùa Cầu Hội An, Cầu Ngói Thanh Toàn. Vậy, kiến trúc này có gì đáng chú ý?

Thiết kế phần chùa có gì đặc sắc?

Không gian chùa không quá rộng lớn, được lấp đầy với những nét kiến trúc cổ được chạm khắc tỉ mỉ, mang đậm nét Trung Hoa. Bạn có thể cảm nhận được nét đẹp cổ kính, thiêng liêng ngay từ khi chưa bước vào trong.

Bên trong chùa Cầu
Hình ảnh bên trong chùa – Nguồn: @terang_bulan

Ở chính giữa chùa là nơi thờ Bắc Đế Trấn Võ bằng gỗ, được coi là niềm tin về cuộc sống yên bình của người dân địa phương. Dù đã trải qua vài trăm năm lịch sử, không gian chùa vẫn giữ được giá trị nghệ thuật không bị mai một. 

Thiết kế phần cầu của Chùa Cầu Hội An 

Đây là một sự kết hợp hài hòa, khéo léo của kiến trúc Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam. Với hệ thống cột bên trong vững chãi, cầu đảm bảo lượng khách lớn đến thăm trong suốt bao nhiêu năm qua.

Hình ảnh chùa Cầu Hội An
Nguồn: @hoanganh2511

Ở lối vào chùa có sự đặt 2 bức tượng Khỉ và tượng Chó, được thờ cúng hết sức trang trọng với hàm nghĩa ngăn cản yêu quái xâm nhập vào vùng đất Hội An yên bình. Cầu đã thể hiện sống động thẩm mỹ và tín ngưỡng của người dân nơi đây trong quá khứ. 

Kinh nghiệm tham quan Chùa Cầu Hội An 

Thời gian thích hợp nhất để đến chùa là khoảng 15h, khi ánh nắng không quá gắt, vừa đủ để bạn có thể lựa chọn giữa đi dạo, thuê xe đạp, xích lô để trải nghiệm những con phố xinh đẹp, cổ kính. Diện tích chùa khá nhỏ (chỉ khoảng 60m2) nên bạn chỉ mất khoảng 15 – 20 phút tham quan. Bạn nên kết hợp với 1 số địa điểm khác trong phố cổ Hội An để có thêm nhiều trải nghiệm. Sau đây là lịch trình do Du lịch 3 miền gợi ý:

14h00 – 15h00: Tham quan và xem nghệ thuật cổ truyền ở Xứ Đàng Trong

15h00 – 15h20: Tham quan Chùa Cầu phố cổ Hội An

15h20 – 16h00: Tham quan Hội Quán, trải nghiệm nét kiến trúc phương Đông

16h00 – 17h00: Nghỉ chân, uống một ly cafe tại Mót Cafe (150 Trần Phú) – địa điểm ngày càng thu hút giới trẻ hiện nay

17h00 – 18h00: Tham quan những địa điểm miễn phí, chụp những bức ảnh cực xinh ở phố Cổ

18h00 – 19h00: Ăn tối. Bạn có thể dùng bữa tại 1 số nhà hàng như:

  • Quán Cao lầu Thanh: 26 Thái Phiên, phường Minh An, Hội An – 750m từ Cầu Chùa Hội An
  • Bánh bèo Chén: 48 Trần Phú, phường Minh An, Hội An – 400m từ chùa

19h00 – 20h30: Trải nghiệm xem biểu diễn nghệ thuật, trò chơi dân gian

Từ sau 20h30: Trải nghiệm mua sắm, ăn đêm tại chợ đêm Nguyễn Hoàng – 1 khu chợ đông đúc, náo nhiệt. Hình ảnh Chùa Cầu

Một số địa điểm du lịch gần đây như: Cao Lầu Hội An số 17/6 Hai Bà Trưng (140m), Nhà Cổ Hội An Tấn Ký (240m), Hội Quán Phúc Kiến (500m), Làng Gốm Thanh Hà (3,1km), Công viên Ấn tượng Hội An, làng bích họa Tam Thanh.

Phố Cổ Hội An cùng với Thánh Địa Mỹ Sơn và Kinh Thành Huế là “tam giác di sản miền trung” nổi tiếng khu vực Đông Nam Á và có giá trị văn hóa quan trọng. Trong đó, chùa Cầu Hội An với kiến trúc độc đáo chắc chắn là một trong những dấu ấn khó phai nhất trong lòng mỗi du khách khi đến với thành phố Hội An yên bình này. Rất mong bài viết trên của Du lịch 3 miền đã mang đến những thông tin hữu ích cho chuyến đi sắp tới của bạn. Chúng tôi luôn muốn được nghe những chia sẻ của bạn như là những ý kiến đóng góp để hoàn thiện nội dung trong tương lai.

Câu hỏi thường gặp?

Chùa Cầu Hội An thờ ai?

Chùa được xây dựng để thờ Bắc Đế Trấn Võ – vị thần cai quản phương Bắc và là một trong những vị thần được tôn sùng nhất trong Đạo giáo Trung Quốc.

Chùa Cầu Hội An ở đâu?

Ngôi chùa hiện ở số 186 đường Trần Phú, phường Minh An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam – nối liền 2 con đường Trần Phú và Nguyễn Thị Minh Khai trong trung tâm phố cổ Hội An.

Giá vé chùa Cầu Hội An

Nằm trong tuyến tham quan của phố cổ Hội An. Giá vé chùa Cầu đối với du khách là người Việt Nam: 80.000 VNĐ/người. Đối với khách du lịch nước ngoài: 150.000 VNĐ/người.

Có thể bạn sẽ thích

Địa điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam

footer dulich3mien

Dulich3mien là địa chỉ cung cấp thông tin về các điểm đến du lịch phổ biến, văn hóa, ẩm thực và lễ hội tại 63 tỉnh thành trên khắp Việt Nam. Chúng mình mong muốn chia sẻ cho những kinh nghiệm, cẩm nang cùng các thông tin hữu ích giúp cho hành trình khám phá dải đất hình chữ S của du khách trở nên thú vị hơn.

LIKE & SHARE

© Copyright 2022, All Rights Reserved | Dulich3mien