TRANG CHỦ / Du lịch Huế / Kinh nghiệm Chùa Từ Đàm – Kiến trúc cổ hơn 300 tuổi tại Huế

Kinh nghiệm Chùa Từ Đàm – Kiến trúc cổ hơn 300 tuổi tại Huế

Tác giả: Nguyễn Hiền
1.859 Lượt xem Theo dõi Dulich3mien trên
Hình ảnh chùa Từ Đàm
Hình ảnh chùa Từ Đàm

Chùa Từ Đàm là một ngôi chùa có thiết kế độc đáo, hòa hợp giữa đường nét kiến trúc nghệ thuật mới và cũ. Ngôi chùa mang dấu ấn lịch sử lâu đời với việc bảo tồn, phát triển Phật giáo và là địa điểm tổ chức các đại hội, hội nghị và lễ hội hàng năm. 

Chùa Từ Đàm hiện tại đã trở thành nơi tổ chức Phật học, là điểm cầu an hay đón tiếp các vị Tôn đức lãnh đạo Phật giáo. Chùa mang một dáng vẻ trầm tĩnh, có điều gì đó lắng đọng và thanh tịnh. Hãy cùng bài viết tìm hiểu thêm về địa điểm này nhé. 

Kiến trúc chùa Từ Đàm có gì đẹp?

Dù được trùng tu nhiều lần nhưng nơi đây vẫn giữ được nhiều nét kiến trúc cổ xưa. Ngôi chùa được xây dựng trong không gian rộng rãi, thoáng mát với nhiều cây xanh bao quanh. Về kiến trúc chùa gồm có ba phần quan trọng là cổng tam quan, chùa chính và nhà Hội, ngoài ra khuôn viên chùa và tháp Ấn Tôn có thiết kế tương đối thu hút.

Cổng Tam Quan chùa Từ Đàm 

Cổng Tam Quan có 3 lối vào, với 1 cổng chính và hai cổng phụ được thiết kế với cổng lớn khắc tên của chùa. Cổng chùa Từ Đàm được lợp mái ngói, trụ được làm bằng đá vô cùng vững chắc. Theo văn hóa người Việt xưa, cổng Tam Quan mang một ý nghĩa “tam giải thoát môn” nghĩa là đi qua cổng sẽ rũ bỏ được tham, sân, si trong cuộc sống để bước vào cửa chùa cảm thấy yên bình, nhẹ nhõm hơn. Vì vậy, giống nhiều ngôi chùa khác, chùa Từ Đàm với thiết kế  cổng Tam Quan cổ kính nhằm mang lại những giây phút thanh tịnh cho du khách tới cúng bái hay tham quan vãn cảnh.. 

Hình ảnh cổng Tam Quan chùa Từ Đàm (@mycafetime)
Hình ảnh cổng Tam Quan chùa Từ Đàm (@mycafetime)

Khuôn viên chùa Từ Đàm 

Sau khi đi qua cổng Tam Quan, du khách sẽ thấy ngay chùa có một khuôn viên rất rộng lớn. Sân chùa được lát đá bằng phẳng, sạch sẽ, bên phải cổng là một cây bồ đề cổ thụ lớn có tuổi thọ hàng trăm năm tuổi. Cây bồ đề chùa Từ Đàm do bà Karpeles hội trưởng hội Phật học Pháp tặng và được trồng vào năm 1936, nguồn gốc của cây bồ đề được chiết từ cây bồ đề nơi Phật đắc đạo. 

Hình ảnh cây Sala chùa Từ Đàm ( @qi_tastic)
Hình ảnh cây Sala chùa Từ Đàm ( @qi_tastic)

Vì vậy cây bồ đề này trở thành thành biểu tượng cho sức sống Phật Giáo nói chung và đặc trưng riêng của chùa Từ Đàm. Mỗi một yếu tố đã góp phần tạo một không gian thoáng mát, thư thái. Đi sâu vào trong khuôn viên, chùa có những công trình bao gồm: Khu tiền đường, khu chính điện, khu nhà Tổ, tháp Ấn Tôn và phòng lưu niệm. 

Khu Tiền Đường 

Nhìn tổng quan khu Tiền Đường chùa Từ Đàm có kiến trúc như sau: 

  • Mái có kiến trúc cổ kính và cặp rồng uốn lượn đối xứng nhau, phía dưới mái là những bức tượng Đức Phật đặt trên bệ đá cao. 
  • Các cột trụ được chạm khắc những câu đối dài đầy ý nghĩa và tinh xảo 
  • Hai bên tiền đường là hai lầu chuông và trống 
  • Tiền đường được xây trên nền móng làm bằng đá hoa cương chạy chỉ, cao 1,5m so với sân 
Khu vực tiền đường chùa Từ Đàm (@yenly0)
Khu vực tiền đường chùa Từ Đàm (@yenly0)

Khu chính điện, nhà tổ chùa Từ Đàm 

Khu chính điện được bài trí một cách đơn giản nhưng lại toát lên vẻ tôn nghiêm. Ở giữa là tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni màu đen ngồi trên tòa sen, tay bắt ấn Tam Muội. Hai bên là vị Bồ Tát Phổ Hiền và Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi. Ngoài ra, bên phải chính điện chùa Từ Đàm là nhà khách và phòng của Tăng Ni, đằng sau là khu vực nhà Tổ. Ở trước nhà khách, có một khu vườn nhỏ và ở giữa có tượng bán thân của cư sĩ Tâm Minh (người góp công lao và phong trào phục hưng – phát triển Phật Giáo Việt Nam).

Hình ảnh gian thờ Phật chùa Từ Đàm (@ptl891416)
Hình ảnh gian thờ Phật chùa Từ Đàm (@ptl891416)

Tháp Ấn Tôn chùa Từ Đàm 

Tháp Ấn Tôn nằm ở bên góc trái cổng Tam Quan, gần khu vực đường Điện Biên Phủ, đối diện Giảng đường. Tháp Ấn Tôn có 7 tầng, cao 27m, có lối kiến trúc nhỏ dần khi tới đỉnh tháp. Tại mỗi tầng của tháp đều thờ một tượng Phật bằng đồng. 

Tháp Ấn Tôn chùa Từ Đàm nhìn từ trên cao (@tobi.schoepflin)
Tháp Ấn Tôn chùa Từ Đàm nhìn từ trên cao (@tobi.schoepflin)

Ngoài ra, chùa Từ Đàm được xây 3 tầng, lần lượt là tầng hầm, tầng giữa là văn phòng tỉnh Giáo Hội Phật Giáo Thừa Thiên Huế, tầng trên cùng được sử dụng làm giảng đường, tổ chức triển lãm, diễn giảng,..Phòng lưu niệm của chùa được xây dựng với mục đích lưu trữ kỷ vật, hình ảnh lịch sử của chùa. Du khách có thể tới đây để khám phá lịch sử hình thành của ngôi chùa. 

Tháp Ấn Tôn chùa Từ Đàm (@kieubaoly)
Tháp Ấn Tôn chùa Từ Đàm (@kieubaoly)

Khám phá lịch sử chùa Từ Đàm

Vào năm 1695, chùa được thành lập bởi Hòa Thượng Minh Hoằng Tử Dung – đến từ Trung Quốc, phái Lâm Tế đời thứ 34, thuộc dòng Thiền. Vào năm 1703, chùa có tên là Sắc tứ Ấn Tôn Tự do chính chúa Nguyễn Phúc Chu sắc phong. trải qua hơn 100 năm, đến đời vua Thiệu Trị, chùa đổi tên thành “Từ Đam Tự” năm 1841, mang ý nghĩa đám mây lành. 

Hình ảnh chùa Từ Đàm (@nale_1002)
Hình ảnh chùa Từ Đàm (@nale_1002)

Đến thế kỷ 20, vào những năm 30 thì ngôi chùa Từ Đàm được nhượng cho An Nam Phật học hội tu sửa và cải tạo kiến trúc. Ngoài ra, chùa còn biết đến là trụ sở Phật giáo trong hoạt động cứu nước, chuẩn bị khởi nghĩa giành độc lập Cách mạng Tháng Tám. Vào năm 1951, sự kiện thống nhất Giáo hội Phật giáo Việt Nam lần đầu tiên bởi với sự tham dự của 51 đại biểu Phật giáo cả 3 miền trên tổ quốc được tổ chức tại chùa Từ Đàm. Đến những năm 1960 đến khi giải phóng đất nước, chùa cũng là nơi khởi nguồn cho các cuộc đấu tranh chống lại chế độ Việt Nam Cộng Hòa – Ngô Đình Diệm. Hiện nay, chùa là địa điểm được nhiều Tăng Ni, Phật Tử trên cả nước đến tu tập và sinh hoạt. 

Địa chỉ chùa Từ Đàm ở đâu ? 

Ngôi chùa tọa lạc ở số 1 Sư Liễu Quán, Trường An, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế. Chùa nằm trên một mảnh đất bằng phẳng, xung quanh là ngọn núi Kim Phụng, cách trung tâm thành phố Huế 3km. 

Di chuyển tới chùa Từ Đàm như thế nào?

Xe buýt: Nếu chọn đi xe buýt tới chùa, du khách hãy đi tuyến 05. Tuy nhiên hãy để ý và hỏi phụ xe để biết được điểm cần xuống.

Tuyến xe 05: Bến xe phía Nam đi Đông Ba – Chợ Tuần và ngược lại

Ngã ba QL49, An Cựu – 15B Hà Nội – In Thống Kê – Thương Bạc – Đông Ba – BV TW Huế – Trường Quốc Học – Ga Huế – Chùa Bảo Quốc – Chùa Từ Đàm – Doanh trại Biên Phòng – Đàn Nam Giao – Cầu Lim – Ngã ba Cư Chánh – Thiên An – UBND Xã Thủy Bằng – Lăng Khải Định – Chợ Tuần.

Nếu du khách sử dụng phương tiện cá nhân thì cần vòng ra đằng sau của chùa Từ Đàm và gửi xe ở đó. 

  • Giá vé vào chùa: Miễn phí
  • Giờ mở cửa: 6:00 – 21:00

Chùa mang một dáng vẻ cổ kính, trầm lặng mà lại có sức hút vô cùng đặc biệt khiến nhiều du khách ấn tượng. Cùng với chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén, chùa Huyền Không Sơn Thượng, chùa Từ Đàm là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Huế. Trải qua nhiều lần trùng tu nhưng ngôi chùa Từ Đàm vẫn giữ nguyên được sự đặc trưng riêng. Đừng quên theo dõi dulich3mien để cập nhật thông tin du lịch mới nhất.

Có thể bạn sẽ thích

Địa điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam

footer dulich3mien

Dulich3mien là địa chỉ cung cấp thông tin về các điểm đến du lịch phổ biến, văn hóa, ẩm thực và lễ hội tại 63 tỉnh thành trên khắp Việt Nam. Chúng mình mong muốn chia sẻ cho những kinh nghiệm, cẩm nang cùng các thông tin hữu ích giúp cho hành trình khám phá dải đất hình chữ S của du khách trở nên thú vị hơn.

LIKE & SHARE

© Copyright 2022, All Rights Reserved | Dulich3mien