Bảo tàng Phòng không Không quân là một trong những viện bảo tàng của Hà Nội, nơi đây hiện lưu trữ nhiều hiện vật, tài liệu có giá trị minh chứng cho sự hình thành và phát triển của bộ đội Phòng không – Không quân Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến cứu nước.
Tiền thân là Phòng truyền thống Bộ đội Hàng không được thành lập năm 1958, đến năm 2004 bảo tàng được xây dựng và khánh thành ngày 28/08/2007. Hiện tại bảo tàng PK – KQ đang lưu giữ hơn 3.000 hiện vật và tư liệu hình ảnh. Cảm giác được chứng kiến những chiến máy bay chiến đấu, khẩu pháo khổng lồ và lắng nghe những câu chuyện lịch sử đã thu hút hàng nghìn du khách ghé thăm bảo tàng.
Bảo tàng Phòng không Không quân có gì hấp dẫn?
Với tổng diện tích trưng bày hơn 16.000/18.000 m2 bảo tàng được chia thành hai khu vực trưng bày chính: trong nhà và ngoài trời. Tổng hiện vật khối lớn là 100 và 07 đề mục lớn và 04 chuyên đề cố định. Đặc biệt, là phòng sa bàn điện tử được sử dụng trong chiến dịch “Hà Nội – Điện biên phủ trên không” năm 1972.
Khám phá khu trưng bày bên ngoài với 100 hiện vật
Đầu tiên khi bước vào cổng của bảo tàng Phòng không – Không quân, ta sẽ thấy được khu vực trưng bày bên ngoài với những hiện vật như : vũ khí đã lập công lớn của Pháo Binh, Ra đa, tên lửa,… Nhất là xác máy bay nhiều chủng loại khác nhau đã bị bộ đội Phòng Không – Không Quân bắn hạ trong hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Bộ sưu tập những hiện vật vũ khí nổi bật tại bảo tàng Phòng Không Không Quân như pháo cao xạ, ra đa, tên lửa phòng không,… Trong đó có những vũ khí đã lập nhiều chiến công hiển hách được lịch sử ghi lại như: Khẩu pháo 37mm dùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ của khẩu đội Tô Vĩnh Diện; Cuộc hành trình của khẩu pháo 90mm do đế quốc Mỹ sản xuất tham gia trong chiến dịch Mũi tên xuyên ngày 05/08/1964; Ra đa phát sóng bầu trời đã góp công phát hiện ra máy bay chiến lược B52 trước 35 phút và Bệ phóng tên lửa đầu tiên bắn rơi máy bay B52 trong chiến dịch Hà Nội 12 ngày đêm (chiến dịch Linebacker II) năm 1972.
Ngoài ra, bảo tàng Phòng không Không quân còn trưng bày nhiều xác máy bay MiG 17, 19 và 21; trực thăng vận tải, trực thăng săn ngầm; một số máy bay cường kích thu được từ Mỹ – Ngụy (Trong đó có chiếc máy bay MiG 21 đã bắn rơi máy bay B52 đêm 27/12/1972); máy bay A 37 được Phi đội Quyết Thắng sử dụng để ném bom sân bay Tân Sơn Nhất giữ vai trò quan trọng trongchiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Và một vài loại vũ khí, phương tiện khác thu được từ địch trong chiến tranh ở Việt Nam. Tất cả các hiện vật ở khu trưng bày bên ngoài Bảo tàng đều là chứng tích lịch sử có giá trị cao, góp phần tái hiện sống đống tinh thần yêu nước và sự vĩ đại của bộ đội Phòng Không – Không Quân và quân đội nhân dân Việt Nam.
Bảo tàng Phòng không Không quân khu trưng bày trong nhà
Khu trưng bày trong nhà của Bảo tàng có diện tích khoảng 3.200m2 có sa bàn điện tử tái hiện sinh động lại lịch sử của bộ đội Phòng Không – Không quân Việt Nam. Cùng với hệ thống điều hòa không khí hiện đại đem lại sự thoải mái cho du khách tới tham quan.
Trong khu vực trưng bày trong nhà có hơn 3.000 hiện vật, tư liệu, hình ảnh ghi lại toàn bộ trang sử hào hùng của bộ đội Phòng không – Không Quân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và quá trình xây dựng, củng cố lực lượng hiện nay. Được chia thành 7 chủ đề:
Chủ đề 1 tại bảo tàng Phòng Không Không Quân: Bộ đội PK – KQ trong kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là những đóng góp của trung đoàn 367 tại chiến dịch Điện Biên Phủ từ 1946 – 1954.
Chủ đề 2: Quá trình hình thành và phát triển các lực lượng PK – KQ chuẩn bị cho kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ 1954 – 1964.
Chủ đề 3: Bộ đội PK – KQ trong kháng chiến chống Mỹ ở miền Bắc trong 2 chiến dịch chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ( 1964 – 1972). Đặc biệt là đánh thắng cuộc tập kích bằng đường không sử dụng máy bay B52 của Mỹ vào Hà Nội và Hải Phòng trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không tháng 12/1972.
Chủ đề 4 tại bảo tàng Phòng Không Không Quân: Bộ đội PK – KQ chiến đấu tại các chiến dịch Đường 9 Khe Sanh, Đường 9 Nam Lào (1971), Chiến dịch Quảng Trị (1972), Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (1975), trong đội hình Quân binh chủng hợp thành.
Chủ đề 5: Bộ đội PK – KQ trong xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa ( 1977 – 1999).
Chủ đề 6: Trưng bày các chuyên đề về Đoàn kết quân dân, Sức mạnh mặt đất; Đoàn kết quốc tế; Hợp tác ASEAN; Hợp tác Quốc tế.
Chủ đề 7 tại bảo tàng Phòng Không Không Quân: Quá trình xây dựng PK – KQ cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.
Trong các hiện vật được trưng bày bên trong Bảo tàng có những hiện vật đặc biệt quý hiếm như chiếc Mi4 được sử dụng bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh khi người đi công tác; Hiện vật về Ban nghiên cứu Không quân với những chiến công xuất sắc; Tư liệu, Hiện vật các trận thắng quan trọng; Sa bàn điện tử chiến dịch Điện Biên Phủ trên không;.. và nhiều hình ảnh, tư liệu, hiện vật giá trị khác
“Hệ thống các bảo tàng khác mở cửa cho du khách tham quan tại Hà Nội: Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam, bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bảo tàng Dân tộc học, bảo tàng gốm Bát Tràng, bảo tàng lịch sử Quân sự, bảo tàng Phụ nữ,…
Giá vé bảo tàng Phòng không Không quân
Giá vé:
- Trẻ em Mẫu giáo: 2.000 đ/vé (Phí vệ sinh)
- Trẻ em từ 6 tuổi trở lên: 5.000đ/ vé
- Người lớn: 10.000 đ/ vé (Người Việt Nam); 30.000 đ/vé ( Người nước ngoài)
- Giá vé có ưu đãi dành cho khách đoàn, du khách liên hệ với Bảo tàng để biết thông tin chi tiết. Số liên hệ: 0695 62323
- Phí gửi xe: 3.000đ/xe (Xe máy) ; 20.000đ/xe( Xe ô tô)
Giờ mở cửa bảo tàng Phòng không Không quân:
- Các ngày trong Tuần trừ Thứ 6 ( Thứ 6 chỉ mở cửa cho khách Đoàn)
- Sáng: 8h – 11h; Chiều: 13h – 16h ( các ngày bình thường); 13h – 16h30 ( Thứ 7. Chủ nhật, các ngày lễ)
- Liên hệ: Giám đốc: Nguyễn Hữu Đạc (098.2211.941); Phó Giám đốc: Phạm Minh Thư (098.2450.607).
Bảo tàng Phòng không Không quân ở đâu?
- Bảo tàng tọa lạc ở số 173C đường Trường Chinh, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Bảo tàng được xếp hạng thứ 2 trong hệ thống các Bảo tàng tại Việt Nam, trực thuộc Bộ chính trị, Bảo tàng PKKQ được thành lập ngày 22/10/1963, tiền thân là Phòng Truyền thống Bộ đội Phòng không. Hiện tại Bảo tàng là nơi trưng bày, lưu trữ nhiều hình ảnh,tư liệu, hiện vật của Bộ đội Phòng không Không quân Việt Nam từ khi thành lập đến nay.
Nằm ở quận Thanh Xuân, một trong những quận nội thành Hà Nội nên việc di chuyển từ các địa điểm khác đến Bảo tàng hết sức đơn giản và dễ dàng.
- Với các phương tiện cá nhân, bạn có thể tìm kiếm chỉ đường trên Google Map để di chuyển đến đây.
- Đối với phương tiện công cộng, bạn có thể tra cứu các tuyến xe bus đi qua điểm dừng ở đối diện Bảo tàng trên : https://map.busmap.vn/, một vài tuyến như: 16, 19, 24,… có khoảng cách thời gian các tuyến khoảng 15 phút, mức giá từ 7.000 – 9.000 VNĐ/vé.
Lưu ý khi tham quan Bảo tàng Phòng không Không quân
Khi ghé thăm bảo tàng, du khách hãy lưu ý một vài điều sau:
- Theo kinh nghiệm, bạn nên khám phá khu vực trưng bày trong nhà trước (có giới hạn giờ mở cửa) rồi hãy tham quan các khu vực ngoài trời (không giới hạn thời gian mở – đóng cửa).
- Khi tham quan các khu vực trung bày ngoài trời tại bảo tàng Không quân, du khách hãy thoa thêm kem chống nắng và mang theo đồ bảo hộ (mũ, nón) để bảo vệ sức khỏe và làn da.
- Với các gia đình, ba mẹ hãy chú ý tránh để các con leo trèo, vui chơi gần hiện vật, tránh xảy ra những tình huống không mong muốn như khiến các bé bị thương hoặc làm hư hiện vật.
- Chú ý giữ gìn vệ sinh và tuân thủ đúng các quy định chung của bảo tàng.
Địa điểm du lịch gần bảo tàng Phòng không – Không quân
Trung tâm thương mại Royal City | 2.1km |
Times City | 4.3km |
Ga tàu điện Cát Linh Hà Đông | 3.0km |
Nhà tù Hỏa Lò | 4.0km |
Khuê Văn Các | 4.6km |
Bảo tàng Phòng không Không quân là nơi lưu giữ nhiều tư liệu, hình ảnh, hiện vật có giá trị lịch sử cao mô tả lại những đóng góp của quân đội Phòng không – Không quân đối với nền độc lập Việt Nam ngày nay. Mong rằng những thông tin chia sẻ về địa điểm này ở bên trên chứa đựng những thông tin hữu ích với bạn, chúc bạn và người thân có những giây phút tham quan thú vị và đầy ý nghĩa ở đây.