Ngày vía Quan Âm là một trong những ngày lễ quan trọng của Phật Giáo. Ngày này Phật Tử trên khắp thế giới đều một lòng hướng thiện, làm những điều tốt đẹp với mong muốn gia đạo bình an, mọi người được sống trong hạnh phúc. Vậy, ngày lễ này là ngày nào, nên làm gì vào những ngày này? Mời bạn cũng theo dõi những chia sẻ dưới đây của Du Lịch 3 Miền.
Theo quan niệm của phần lớn Phật tử trên toàn Thế giới thì ngày vía Quan Thế Âm Bồ Tát là một ngày vô cùng linh thiêng, nếu phát tâm cầu nguyện vào ngày này thì mọi ước muốn sẽ trở thành hiện thực, nếu phát tâm làm việc thiện thì ắt có được hồi báo. Do đó, vào ngày này mỗi người đều thành tâm hướng lòng về với Quan Thế Âm Bồ Tát và mong muốn những điều tốt đẹp trong tương lai.
Ngày vía Quan Âm là ngày nào?
Theo tín ngưỡng Phật Giáo thì một năm sẽ có 3 ngày vía Quan Âm hay còn gọi là ngày vía Quan Thế Âm Bồ Tát gồm:
- Ngày Quán Thế Âm Bồ Tát Đảng Sanh tức ngày 19/02 âm lịch
- Ngày Quan Thế Âm Bồ Tát đắc đạo tức ngày 19/06 âm lịch
- Ngày Quan Thế Âm xuất gia tức ngày 19/09 âm lịch
Quan Thế Âm Bồ Tát còn có tên gọi khác là Quán Tự Tại là nhân vật xuất hiện rất nhiều trong kinh điển của Phật Giáo Đại Thừa như: kinh Lăng Nghiêm, kinh Hoa Nghiêm, kinh Pháp Hoa,…
Người xuất hiện với hình tượng hiền từ là người cứu khổ cứu nạn cho nhân gian, Ngài sẽ xuất hiện với 33 hình thế khác nhau để cứu hộ phổ độ chúng sanh, lòng từ bi ấy có thể xem như tấm lòng của mẹ với con cái đồng thời cũng phù hợp với truyền thống tốt đẹp của nhiều tôn giáo khác nhau.
Chùa Tam Chúc Hà Nam | Ngôi chùa lớn nhất thế giới
Lịch sử của ngày vía Quan Âm
Trong kinh Phật thì Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có đoạn “Đức Quan Âm là thái tử con vua Vô Tránh Niệm. Thuở đó có vị Phật là Bảo Tạng Như Lai đã tự mình ngộ được đạo lý tối cao của phật pháp nên vua và thái tử theo học vị này để mong sớm thành Phật giúp chúng sanh thoát khỏi bể khổ.
Nhờ cố gắng tu luyện và nhất tâm hành đạo mà vua Vô Tránh Niệm và thái tử được chứng thành Phật với 48 phát nguyện nhằm phổ độ chúng sanh. Vua lấy hiệu là Phật A Di Đà còn thái tử lấy hiệu là Quan Thế Âm hai người cùng dắt chúng sinh về miền Cực Lạc.”
Cũng theo thần thoại Quan Thế Âm thì người chỉ có thần lực đứng sau Phật Tổ và Người cũng có vai trò vô cùng quan trọng với chúng sanh người có thể cứu hộ, phổ độ chúng sinh qua nhiều khổ nạn trong đời: hỏa nạn, thủy nạn, quỷ dữ, đao kiếm,… Đặc biệt, theo quan niệm Phật Giáo của người Việt thì Quan Thế Âm Bồ Tát là nữ và do công chúa Diệu Thiện nhất tâm tu hành mà đắc đạo thành Phật.
Khám phá chùa Bái Đính Ninh Bình
Ý nghĩa ngày vía Quan Âm
Ý nghĩa của ngày lễ này cũng gắn liền với cái tên Quan Thế Âm Bồ Tát của Người, theo đó:
- Quan: Chính là chỉ quá trình quan sát, tìm hiểu về người khác
- Thế: Chính là đại diện của thế gian, cuộc đời và chúng sanh muôn loài
- Âm: Chính là tiếng thỉnh cầu của những chúng sanh đang phải vẫy vùng trong bi thương, đau khổ
- Bồ tát: Là cứu độ, cứu nạn từ đó giúp chúng sinh vượt qua bể khổ về với miền cực lạc.
→ Như vậy, hiểu đơn giản thì ngày vía Quan Âm chính là dịp để chúng sanh học theo Người biết cách quan sát, lắng nghe những đau khổ của người khác, cũng như phát tâm giúp đỡ làm việc thiện. Nhờ đó mà có được những hồi báo tốt đẹp trong tương lai cũng như biết cách sống tự vi, nhân ái, vị tha với tất cả mọi người không phân biệt sang – hèn, giàu – nghèo, xấu – đẹp, cao – thấp,… Từ đó tất thảy có thể cùng nhau vượt qua bể khổ của trần gian để tới miền Tây Phương Cực Lạc.
Chùa Yên Tử | Khởi nguồn của thiền phái Trúc Lâm
Những việc nên làm trong ngày vía Quan Âm
Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ công đức của Quán Thế Âm Bồ Tát với chúng sanh mà còn là dịp noi theo tấm gương của Người để làm nhiều việc thiện. Những việc mà chúng Phật tử nên làm vào ngày này gồm: phát tâm làm việc thiện, ăn chay, niệm phật, in ấn kinh, phóng sinh tạo phước lành,… Đồng thời những ngày vía Quan Thế Âm Bồ Tát cũng cần giữ tâm sạch, không sát sinh, không làm việc xấu, không nói lời thô tục, cũng như học cách tha thứ cho lỗi lầm của người khác.
Nguyện từ bi yêu thương bản thân nhiều hơn
Nếu không yêu thương chính bản thân mình thì ta chẳng thể yêu thương một ai khác. Yêu thương chính mình cũng là cách giúp bạn nhận ra những điểm tốt để phát huy, cái xấu để hoán cải nhằm giúp bản thân ngày càng tốt đẹp hơn và tiến gần tới những điều Chân – Thiện – Mỹ trong cuộc sống.
Nguyện nhẫn nhục
Vào ngày vía Quan Âm bạn cũng nên học cách nhẫn nhục để tự mình vượt qua bao kiếp nạn mà tu thành chánh quả. Trong mọi tình huống nên bớt soi mói người khác, chịu đựng mọi gian khổ để chờ ngày thu được trái ngọt. Sự nhẫn nhục cũng giúp mỗi người bớt đi chuyện thị phi không đáng có, hóa giải những thù hận và có được một cuộc sống bình an, vui vẻ.
Nguyện biết lắng nghe
Quan Thế Âm Bồ Tát nhờ biết lắng nghe mới có thể thấu hiểu hết nỗi thống khổ của tất thảy chúng sanh, càng thêm thương cảm nên mới có thể dốc hết lòng giúp đỡ. Do đó vào ngày vía Quan Âm chúng ta cũng cần học cách lắng nghe, trời sinh mỗi người chỉ có 1 cái miệng nhưng lại có đến 2 cái tai để lắng nghe. Biết lắng nghe rất quan trọng nó cũng là chìa khóa giúp bạn dần tiến tới thành công trong tương lai.
Chuẩn bị gì để cúng dường ngày vía Quan Âm
Vào ngày vía Quan Thế Âm Bồ Tát thì bạn cũng có thể tự chuẩn bị và bày mâm lễ cúng tại nhà. Một số lưu ý khi chuẩn bị lễ cúng ngày này mà Du Lịch 3 Miền muốn chia sẻ như sau:
Sắm lễ cúng ngày vía Quan Thế Âm Bồ Tát
Sắm lễ cúng vào ngày lễ này thì bạn có thể chuẩn bị một số lễ vật sau:
- Lễ chay gồm: hoa quả tươi, xôi chè
- Hoa sen, hoa huệ, hoa ngâu hoặc hoa mẫu đơn
- Đèn nhang
Lễ cúng Phật Bà Quan Âm không cần mâm cao cỗ đầy chỉ cần lễ chay đơn giản và tấm lòng thành của tín chủ.
Du lịch chùa Hương Tích Hà Tĩnh cùng Dulich3mien
Cách bài trí bàn thờ cúng ngày vía Quan Âm
Về cách bài trí bàn thờ cúng ngày lễ Quán Thế Âm Bồ Tát thì bạn có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây của dulich3mien.vn: Tượng phật Quan Thế Âm Bồ Tát đặt chính giữa, hai bên là hai ly nước, hai cây đèn hoặc nến, phía sau là 2 bình hoa và 2 đĩa quả tươi. Đặc biệt, phải giữ bàn thờ luôn sạch sẽ không được dính bụi bẩn, hương thơm thì nên thay trong ngày, nước cúng nên dùng nước lọc tinh khiết là tốt nhất.
Một số điều cần lưu ý khác
Một số lưu ý khác khi bày bàn thờ vào ngày vía Quán Âm:
- Không nên đặt chung tượng Quan Âm với những vị thần khác. Bởi Quan Âm ăn chay thanh tịnh nếu đặt chung với thần khác và cúng đồ mặn sẽ không tốt.
- Bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát nên đặt theo hướng Đông, tọa hướng Tây. Không đặt bàn thờ quay vào phòng ngủ, phòng ăn hay phòng vệ sinh.
Không đặt tượng Quan Âm ngang hàng hoặc dưới bàn thờ gia tiên, không đặt tượng quay hướng cửa hay hành lang.
Hy vọng với những thông tin về ngày vía Quan Âm mà chúng tôi vừa chia sẻ mọi người để hiểu hơn về ngày lễ trọng đại này. Đồng thời cũng hiểu rõ hơn về những giá trị tốt đẹp của đạo phật, cũng như học được nhiều bài học, đức tính tốt từ Người và sớm đạt được cuộc sống viên mãn hạnh phúc.
Ngày Quán Thế Âm Bồ Tát Đảng Sanh tức ngày 19/02 Âm lịch (Thứ 6 – 10/3/2023)
Ngày Quan Thế Âm Bồ Tát đắc đạo tức ngày 19/06 Âm lịch (Thứ 7 – 05/08/2023)
Ngày Quan Thế Âm xuất gia tức ngày 19/09 Âm lịch (Thứ 5 – 02/11/2023)
Chùa Phật Tích – Ngôi chùa đẹp bậc nhất xứ Kinh Bắc