Di tích Gò Đống Đa hay công viên văn hóa Đống Đa từ lâu đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn của du khách thủ đô. Đây cũng là địa điểm gắn liền với nhiều sự kiện văn hóa quan trọng của người dân thủ đô trong hàng trăm năm qua, đồng thời cũng là minh chứng cho những chiến thắng vang dội của người anh hùng áo vải Quang Trung (1753 – 1792).
Gò Đống Đa được công nhận là Di tích lịch sử Văn hóa thành phố Hà Nội vào tháng 4 năm 1962. Vào ngày 5/1/1789 tức ngày 30/1/1789 dương lịch lợi dụng sự chủ quan của quân Thanh, vua Quang Trung đã cho một mũi quân tiến về giải phóng thành Thăng Long. Cả vùng đất gò từng trở thành khu chiến trường nơi diễn ra trận đánh thần tốc của đội quân áo vải.
Giới thiệu về Gò Đống Đa
Gò Đống Đa ở đâu?
Gò nay là công viên văn hóa Đống Đa thuộc địa phân phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội; Cách trung tâm thành phố khoảng 2,5km. Theo sách xưa chép lại thì xưa gò Đống Đa nằm tại khu vực gần thành Thăng Long thuộc làng Khương Thượng, quận Quảng Đức, phủ Thuận Thiên.
Gò có tổng diện tích 6.000m2, trên gò có một đền thờ lớn nơi thờ anh hùng liệt sĩ, những người có công lớn trong cuộc chiến chống quân xâm lược qua hàng nghìn năm qua như: Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương,… Tuy nhiên, dưới tác động của chiến tranh công trình đã bị phá hủy chỉ còn lại phần móng, đến năm 1989 thành phố quyết định thành lập công viên văn hóa gò Đống Đa với tổng diện tích hơn 21.000m2 với: Tượng đài vua Quang Trung và hai bức phù điêu ghi chép lại diễn biến trận đánh năm 1789, nhà trưng bày rộng hơn 6.000m2,…
Lịch sử gò Đống Đa
Di tích ngày nay được đặt tên theo đội quân của nghĩa quân Tây Sơn thuộc phường Quang Trung, Thăng Long (Hà Nội cũ). Vào ngày 5, tháng giêng, năm Kỷ Dậu mũi quân “Rồng Lửa” do đô đốc Đặng Tiến Đông chỉ huy đã lợi dụng sự sơ hở của quân Thanh để tiến về giải phóng thành Thăng Long. Từ đó mở đường cho nghĩa quân Tây Sơn tiến vào Ngọc Hồi – Đống Đa khiến tướng giặc Sầm Nghi Đống phải khiếp sợ mà treo cổ tự tử tại núi Ốc (Loa Sơn) tức gần chùa Bộc hiện nay.
Sau chiến thắng gò Đống Đa của nghĩa quân Tây Sơn xác giặc chết ngổn ngang khắp thành, vua Quang Trung đã cho nhặt lại xác xếp thành 12 đống đắp thành gò đặt tên là “Kình Nghê Quán” (gò chôn xác giặc giữ như cá kình – loài cá lớn hung dữ ngoài biển khơi) vừa biểu dương chiến công của quân dân vừa là lời cảnh báo tới quân xâm lược. Trước đây có tổng cộng có 12 gò trải dài từ làng Thịnh Quang đến làng Nam Đồng, sau do mở đường, mở chợ và nhiều lần đào xới có nhiều cốt giắc sót lại mà tụ thành gò số 12. Tuy nhiên, năm 1890 khi quan Pháp tiến vào Hà Nội đã bị cho giải tỏa 13 gò đất chỉ còn sót lại khu vực gò Đống Đa hiện nay.
Gần gò có chùa Bộc được xây dựng với ngụ ý là nơi quy y cho những vong hồn binh sĩ tử trận. Trong chùa có hồ tắm tượng gắn liền với câu chuyện về đội voi của nghĩa quân Tây Sơn và bức tượng Đức Ông phía sau có dòng chữ “Bính Ngọ tạo Quang Trung Tượng” nhằm thể hiện sự tôn kính với vua Nguyễn Huệ.
Khám phá gò Đống Đa
Công viên văn hóa gò Đống Đa
Năm 1989 nhân dịp kỷ niệm tròn 200 chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa công viên văn hóa Đống Đa đã được xây dựng lại với tổng diện tích 21.745m2 gồm các công trình chính:
Tượng đài vua Quang Trung tại gò Đống Đa
Khu đất với tổng diện tích 15.000m2 có đặt bức tượng bằng bê tông cốt thép cao 14,65m và nặng khoảng 200 tấn. Mặc dù được tạc bằng bê tô nhưng bức tượng vẫn thể hiện được sự mềm mại, nét mặt nghiêm trang và uy phong hiếm có của vị vua áo vải Nguyễn Huệ. Dưới chân tượng có hai bức phù điêu lớn tái hiện lại trận đánh lịch sử năm 1789 của quân và dân ta vô cùng sinh động.
Nhà trưng bày tại gò Đống Đa
Phía sau tượng đài chính là nhà trưng bày rộng khoảng 100m2 trước của có đặt mô hình hai khẩu pháo thần công được sử dụng trong trận đánh Ngọc Hồi xưa. Bên trong nhà trưng bày là sa bàn trận đánh Ngọc Hồi Đống Đa, một bộ bát xà mâu (một loại vũ khí), hai bên là tượng Quang Trung và đô đốc Long (Đặng Tiến Đông) được làm bằng tượng thạch. Đặc biệt, tại nhà trưng bày gò Đống Đa hiện đang trưng bày mô hình thuyền Đại Hiệu – một loại thuyền chiến cơ lớn có trang bị hỏa lực của nghĩa quân Tây Sơn.
Khu vực Gò Đồng Đa
Khu vực này bao gồm cả khu đất tự nhiên được tôn tại thành gò nằm trên phố Tây Sơn, cổng gò có khắc nổi 3 chữ hán “Trung Liệt Miếu” gồm 2 tầng và cao khoảng 10m. Trước đây trên đỉnh gò có ngôi miếu cổ được xây dựng để thờ cúng linh hồn binh sĩ tử trận, nhưng nay đã không còn nữa. Lối dẫn lên gò Đống Đa là bậc tam cấp và nhiều cây xà cừ lớn được trồng vào những năm 20 của thế kỷ trước.
Tấm bia trên đỉnh gò Đống Đa
Tấm bia nặng 8 tấn được đặt vào năm 1990 đã khắc ghi lại lời hịch của vua Quang Trung dùng để khích lệ tinh thần của binh sĩ trước trận đánh. Mỗi câu hịch lại mang tới cho du khách những cảm nhận khác nhau về trận chiến lịch sử, thiêng liêng của dân tộc.
Xem thêm:
Lễ hội gò Đống Đa
Lễ hội được tổ chức vào ngày 5/1 âm lịch hàng năm, đây là dịp người dân thành phố dâng hương và tưởng nhớ chiến công huy hoàng của đội quân áo vải trong trận đánh Ngọc Hồi – Đống Đa.
Đây cũng là một trong những lễ hội du xuân đầu năm không thể thiếu của người dân thành phố. Lễ hội gò Đống Đacó nhiều hoạt động hấp dẫn du khách:
- Buổi sáng sẽ là thời gian diễn ra lễ rước vời cờ ngũ sắc, kiệu rước và đoàn múa rồng. Song song với đó là những thành niên khỏe mạnh mặc đồng phục biểu diễn múa côn, tái hiện lại khung cảnh hào hùng của trận chiến năm xưa. Phía trước đoàn rước là những bô lão với trang phục nghiêm trang.
- Sau lễ rước sẽ là thời gian diễn ra nhiều trò chơi dân gian thú vị của lễ hội gò Đống Đa như: múa lân, múa rồng, cờ người, đấu vật, chọi gà,… Đặc biệt, trong khuôn khổ lễ hội còn có cuộc thi đấu võ, đánh trống, múa quyền,… thu hút đông đảo người dân tham dự, bất kể nam nữ, già hay trẻ đều có thể tham dự.
Địa điểm du lịch gần Gò Đống Đa
Một số địa điểm du lịch Hà Nội gần gò mà du khách có thể kết hợp trong hành trình khám phá thủ đô của mình gồm:
Hoàng Thành Thăng Long (4km)
Quần thể di tích hoàng thành được xây dựng vào năm 1010 với nhiều công trình kiến trúc mang giá trị lịch sử cao. Vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính của hoàng thành sẽ khiến chuyến đi của du khách thêm phần thú vị, đây cũng là một trong những điểm chụp hình nổi tiếng của Hà Nội
- Địa chỉ: Số 19C, đường Hoàng Diệu, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội
- Giờ mở cửa: 8h00 – 11h30 và 14h00 – 17h00 hàng ngày.
Cột cờ Hà Nội (cách gò Đống Đa 3,6km)
Hay kỳ đài Hà Nội, đây là công trình được xây dựng từ thế kỷ 19 và nằm trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Với vẻ đẹp rêu phong, trầm mặc của mình cột cờ Hà Nội luôn là điểm đến thú vị mà du khách không thể bỏ lỡ khi ghé thăm Hà Thành.
- Địa chỉ: Số 28A, đường Điện Biên Phủ, phường Điện Bàn, quận Ba Đình, Hà Nội
- Giờ mở cửa: 9h00 – 17h00 hàng ngày
Nhà thờ Lớn Hà Nội (cách gò Đống Đa 5km)
Công trình kiến trúc cổ mang tính biểu tượng du lịch của thành phố Hà Nội này sở hữu vẻ đẹp uy nghiêm nhưng rất đỗi thanh bình. Mỗi dịp lễ lớn trong năm Nhà thờ Lớn Hà Nội như khoác lên mình chiếc áo mới rực rỡ sắc màu khiến du khách thích thú.
- Địa chỉ: Số 40, phố Nhà Chung, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Giờ mở cửa: 8h00 – 17h00 hàng ngày
Chùa Một Cột Hà Nội ( cách gò Đống Đa 4,2km)
Tên hán tự Nhất Trụ Tháp hay Chùa Mật là công trình kiến trúc tâm linh độc đáo, mang tính biểu tượng của thủ đô. Đây cũng là điểm đến nhất định của bất cứ du khách nào khi có dịp ghé thăm thủ đô bởi kiến trúc độc đáo và không gian thanh tĩnh, yên bình ngay giữa lòng thủ đô.
- Địa chỉ: phố Chùa Một Cột, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội
- Giờ mở cửa: 7h00 – 18h00 hàng ngày
Trải qua hàng trăm năm lịch sử, dưới sự tàn phá của chiến tranh di tích gò Đống Đa vẫn sừng sững đứng đó, tựa như tinh thần tự hào dân tộc, bất khuất kiên cường của người Việt. Hy vọng những chia sẻ của Du Lịch 3 Miền đã giúp du khách hiểu thêm vẻ đẹp của di tích và có thêm những trải nghiệm thú vị khi ghé thăm thủ đô nghìn năm văn hiến. Du khách cũng có thể cập nhật thêm những địa điểm du lịch Hà Nội thú vị khác tại đây https://dulich3mien.vn/ha-noi