Hầm Thủ Thiêm thành phố Hồ Chí Minh không chỉ đóng vai trò kết nối giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế, trao đổi hàng hóa mà còn thu hút các bạn trẻ yêu thích du lịch bởi tầm nhìn rộng lớn. Đặt chân tới đây du khách có thể cảm nhận rõ ràng sự yên tĩnh của không gian, phía xa xa là xe cộ đi lại tấp nập và phố phường rực rỡ sắc màu. Đặc biệt, đây còn là thiên đường ẩm thực đường phố với những món ăn quen thuộc như: xiên nướng, bánh xèo, bánh tráng, phở cuốn,…
Công viên Hầm Thủ Thiêm từ một địa điểm hoang vu, hẻo lánh nay đã trở thành địa điểm thường xuyên lui tới của giới trẻ bởi khung cảnh tuyệt vời nơi đây. Hãy cùng bài viết tìm hiểu thêm về địa điểm này nhé.
Địa chỉ nóc Hầm Thủ Thiêm ở đâu?
Hầm nằm dưới lòng sông Sài Gòn thuộc địa phận Đại Lộ Đông Tây; nối đường Võ Văn Kiệt với đường Mai Chí Thọ. Hầm được hoàn thiện sau 7 năm xây dựng hầm là trở thành con đường huyết mạch nối liền quận 2, quận 1 và một số quận lân cân như: quận 4, quận 7, quận Bình Thạnh giúp người dân thành phố rút ngắn thời gian và quãng đường di chuyển. Hầm nằm gần các địa điểm du lịch nổi tiếng của đất Sài thành như: Bến nhà Rồng, cầu Mống,…
#5 trải nghiệm tại công viên hầm Thủ Thiêm
Hầm là công trình hầm vượt sông đầu tiên tại Việt Nam, đồng thời cũng là hầm vượt sông hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á. Việc xây dựng hầm vượt sông đã giúp rút ngắn quãng đường di chuyển giữa KĐT mới Thủ Thiêm, quận 1, quận 2,… giúp tiết kiệm chi phí di chuyển, vận chuyển hàng hóa,… Những trải nghiệm thú vị mà du khách có thể thử sức ở đây:
Ngắm hoàng hôn trên nóc hầm Thủ Thiêm
Ngồi trên nóc hầm ngắm hoàng hôn, chìm đắm trong màu vàng nhạt thơ mộng của ánh nắng chiều, nhìn mặt trời từ từ khuất sau những tòa nhà cao tầng. Sau đó, từng tòa nhà dần dần khoác lên mình ánh sáng rực rỡ sắc màu của đèn điện thì không du khách nào có thể “từ chối” trải nghiệm độc đáo đó. Công viên hầm Thủ Thiêm cũng là địa điểm hiếm hoi trong thành phố, nơi mà du khách có thể “bắt trọn” thời khắc giao thoa giữa ngày và đêm. Khung cảnh cả thành phố nhuộm màu hoàng hôn rực rỡ, lãng mạn và cảm nhận từng cơn gió mát rượi phả vào mặt.
Hóng gió trên nắp hầm Thủ Thiêm
Một chiếc bàn gỗ đơn sơ, một chiếc ghế nhựa, một ly trà chanh là đủ combo hóng gió huyền thoại trên nóc hầm. Nằm nổi trên mặt sông nên nóc hầm Thủ Thiêm thường xuyên đón nhận những cơn gió mát mang đầy hơi nước. Vừa thưởng thức đồ uống vừa trò chuyện với bạn bè và ngắm nhìn khung cảnh thuyền bè đi lại tấp nập trên sông là trải nghiệm mới mẻ với nhiều du khách. Với người dân thành phố thì chẳng biết từ bao giờ trà chanh nóc hầm đã trở thành một trong những tụ điểm gặp gỡ bạn bè quen thuộc.
Chụp hình ở Hầm Thủ Thiêm
Bên cạnh hầm là công viên hầm Thủ Thiêm một địa điểm chụp hình tuyệt vời được nhiều cặp đôi yêu thích. Du khách có thể bắt trọn khung cảnh phố thị rực rỡ ánh đèn trên nền trời hoàng hôn buông tím mộng mơ, đây cũng là nơi cho ra đời nhiều bức ảnh triệu like trên Facebook được các bạn trẻ truyền tai nhau. Không những thế công viên hầm Thủ Thiêm cũng là địa điểm chụp hình được nhiều fashionista và giới chuyên môn đánh giá cao.
“Một vài địa điểm check in nổi tiếng khác mà bạn không nên bỏ qua khi ghé thăm thành phố mang tên Bác như: Dinh Độc Lập, bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh,….”
Ngắm nhìn tòa nhà Bitexco và Landmark 81
Nắp hầm Thủ Thiêm thành phố Hồ Chí Minh cũng là địa điểm lý tưởng để nhìn ngắm hai biểu tượng tiêu biểu của thành phố Sài Thành hoa lệ. Khi bóng tối bao trùm lấy phố phường, cũng là lúc ánh đèn rực rỡ của hai tòa nhà cao nhất thành phố càng trở nên rực rỡ và thu hút ánh nhìn.
Thiên đường ẩm thực tại nóc hầm Thủ Thiêm
Bên cạnh khung cảnh đẹp thì ẩm thực chính là yếu tố thứ hai thu hút du khách đến với hầm:
- Thịt xiên nướng: Hương thơm của những xiên thịt theo gió lan tỏa khắp không gian khiến du khách khó lòng cưỡng lại được. Khi ăn du khách có thể cảm nhận được vị thơm của thịt, chút cay cay của sa tế; những xiên thịt vẫn còn đường xèo xèo, nóng hổi lại càng trở nên hấp dẫn hơn. Giá 3.000 – 5.000 VNĐ/xiên.
- Bánh tráng trộn tại nóc hầm Thủ Thiêm thành phố Hồ Chí Minh : Món ăn vặt gắn liền quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường của nhiều người. Khi ăn du khách có thể cảm nhận vi dai dai của bánh tráng, trứng cút thơm ngon, rau răm bùi bùi cay cay, vị chua của xoài và cay của bò khô; quyện cùng lạc thơm bùi và dầu điều béo ngậy. Giá: 20.000 VNĐ/bịch.
- Kem tươi tại công viên hầm Thủ Thiêm: Một que kem tươi mát lạnh sẽ giúp du khách xua tan đi cái nóng oi ả của thành phố, tận hưởng sự tan chảy mát lạnh của kem, vị béo ngậy ngọt ngào. Món ăn mang hương vị tuổi thơ được lòng du khách hơn cả. Giá: 8.000 VNĐ/que.
- Trứng cút xào me tại nắp hầm Thủ Thiêm thành phố Hồ Chí Minh: Món ăn gây “nghiện” ngay từ cái nhìn đầu tiên; khi ăn du khách có thể cảm nhận được vị chua dịu của me, trứng béo béo, răm bùi bùi, gừng cay nồng, lạc giòn giòn. Món ăn đường phố quen thuộc này đã chinh phục biết bao thực khách. Giá: 40.000 VNĐ/đĩa cho 2 người.
- Phở cuốn bảy màu: Món ăn quen thuộc này được làm mới bởi lớp phở cuốn nhiều màu. Khi ăn du khách vẫn có thể cảm nhận rõ hương vị của rau xanh, lớp phở cuốn bên ngoài mềm dẻo, dưa leo, trứng,… Món ăn này sẽ chiêu đãi cho du khách một bữa tiệc thị giác và vị giác thịnh soạn.
#5 sự thật thú vị về Hầm Thủ Thiêm
Hầm Thủ Thiêm dài bao nhiêu mét?
Hầm có chiều cao 9m; tổng chiều dài hầm 1.490m được chia thành 5 phần chính:
- 2 lối vào đường hầm dài 400m
- 2 nhánh dài 700m
- Miệng hầm dài 700m
Trong đó, phần chìm dưới đáy sông sâu 24m và dài 370m. Phần chính gồm 4 đốt hầm lớn, tổng trọng lượng 108.000 tấn (mỗi đốt nặng 27.000 tấn); độ dốc của hầm là 4%; đáy hầm dày 1,5m; vách hầm dày 1m. Đặc biệt, chạy xe dưới Hầm Thủ Thiêm du khách có thể cảm nhận rõ tiếng nước chảy xung quanh hầm mang tới cho du khách trải nghiệm như đang đi dưới lòng sông thư thái. Phía trong hầm được chia thành 6 làn; hai chiều lưu thông phương tiện; kích thước các làn lần lượt từ phía ngoài vào giữa là: 2m, 3m và 3,5m.
Hầm Thủ Thiêm được xây dựng như thế nào?
Công trình được hỗ trợ đầu tư bởi quỹ Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản. Việc hoàn thành công trình hầm Thủ Thiêm đã có sự đóng góp to lớn của hơn 1.500 lao động; họ phải làm việc hết công suất trong vòng 3.000 ngày – khoảng 7 năm để hoàn thiện công trình lịch sử này.
Đặc biệt, quá trình thi công Hầm Thủ Thiêm vất vả nhất là việc nạo vét khoảng 450.000m3 bùn dưới đáy sông Sài Gòn để đủ khoảng trống cho 4 đốt hầm chìm dưới sông. Trong thời gian thi công các hoạt động tàu thuyền hay di chuyển trên sông gần như bị đóng băng hoàn toàn; giao thông đường thủy ở khu vực này bị cô lập. Theo đó, công trình có thời hạn sử dụng khoảng 100 năm; khả năng chịu tác động lực ở mức động đất khoảng 6 độ Richter.
Khám phá các điểm đến khác của quận 2:
Hầm thủ thiêm xây dựng năm nào?
Vào ngày 31-1-2005, theo ban quản lý dự án Đông Tây, công trình “Xây dựng hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn và đường mới Thủ Thiêm” được khởi công. Trải qua hơn 6 năm, vào chiều ngày 20-11-2011, lễ thông hầm được tổ chức. Trải qua gần 1 ngày, sáng ngày 21-11-2011, hầm chính thức được thông sau 7 năm thi công. Cây cầu xây dựng với mục đích giảm tải cho cầu Sài Gòn và phà Thủ Thiêm.
Hầm Thủ Thiêm có cấm xe máy mấy giờ?
Hầm không cấm xe máy nhưng sẽ giới hạn vận tốc của từng phương tiện di chuyển. Trước đây xe máy chỉ được lưu thông có 17 tiếng/ngày từ 5 giờ sáng đến 22 giờ đêm. Sau ngày 23/1 thì lên thành 19 tiếng/ngày, tức là từ 4 giờ sáng đến 23 giờ đêm. Ngoài ra, vận tốc cho phép với phương tiện giao thông di chuyển trong hầm là: 40km/h đối với xe máy và 60km/h đối với ô tô. Toàn bộ đường hầm được trang bị hệ thống camera quan sát nhằm hạn chế và phát hiện sớm nhất những rủi ro.
Hầm không có giờ đóng cửa, du khách có thể tùy ý khám phá giờ nào tùy thích.
Hầm Thủ Thiêm mấy giờ đóng cửa?
Nóc Hầm Thủ Thiêm thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là công trình quan trọng của Sài Thành mà còn là địa điểm thu hút du khách, điểm vui chơi quen thuộc của người dân nơi đây. Nếu có dịp ghé thăm thành phố mang tên Bác du khách đừng quên khám phá căn hầm vượt sông đầu tiên tại Việt Nam. Để cập nhật những thông tin du lịch trong nước nổi bật nhất du khách vui lòng theo dõi fanpage của chúng tôi.